Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

CHU KỲ DÀI HẠN CỦA VÀNG

Lịch sử của vàng

Vàng là kim loại quan nhất được tìm thấy ở thời Ai Cập cổ đại khoảng năm 3000 trước công nguyên, nhưng việc sử dụng bị hạn chế bởi những người thống trị và tính chất cao quý cho đồ tư trang cá nhân và cho thầy tế trong đồ thờ và các vật thần thánh. Lúa mạch được sử dụng bởi hầu hết mọi người làm trung gian trao đổi. Tuy nhiên, để làm thuận tiện hoạt động thương mại với quốc gia khác, đồ trang trí bằng vàng không rõ trọng lượng và hình dạng tùy nghi được sử dụng đầu năm 2000 trước công nguyên. Khi lượng phù sa màu mỡ cho Châu thổ sông Nin trở nên cạn kiệt, vàng được nhập khẩu từ Nubia dưới dạng bụi trong các túi vải lanh, hoặc các mảnh kim loại nhỏ được nung chảy thành cục nhỏ hoặc vòng nhỏ, khoảng năm 1,400 trước công nguyên. Việc sử dụng đồng tiền vàng làm tiền tệ được cho là có nguồn gốc từ Lydians of Asia Minor vào khoảng năm 700 trước công nguyên.


Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

SỰ KIỆN CHIÊM TINH ĐỊA TÂM NỔI BẬT THÁNG 11.2013

Vào ngày 1.11.2013, chúng ta sẽ đón sự kiện đặc biệt  khi Thiên Vương Tinh vuông góc với Diêm Vương Tinh lần thứ tư từ năm 2012. Theo Raymond Merriman,  lần hợp góc thứ ba và thứ tư có vai trò hết sức quan trọng. Trong chuỗi hợp góc từ năm lần trở lên, lần thứ ba và thứ tư thường gắn với những thay đổi quan trọng của xu hướng thị trường[1].

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Mỹ sẽ đánh Syria!!!

Từ ngày 21.8.2013 đến nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang theo sát diễn biến của Mỹ-Syria. Tưởng chừng như cuộc chiến chỉ còn tính bằng giờ thì giờ đây những người yêu thích hòa bình có thể thở phào khi Obama yêu cầu Quốc Hội Mỹ tạm hoãn bỏ phiếu đánh Syria[1].

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

TÍNH HỢP LÝ CỦA DỰ BÁO BẰNG CHIÊM TINH



“Thay đổi từ “kinh tế học” trên đây thành từ “chiêm tinh học” và bạn có một định nghĩa hoàn hảo về nghệ thuật chiêm tinh hiện đại.”
Trích từ Financial Astrology-Lcdr David William.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Phải chăng sự sụp đổ đang đến?

LTS: Sir John Templeton từng nói: "Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn". Khi thị trường tỏ ra rất lạc quan thì cũng là lúc nhà đầu tư cần phải giữ “cái đầu  lạnh” để bình tâm suy xét. Từ góc nhìn chiêm tinh tài chính, chúng tôi cho rằng, TTCK Việt Nam và thế giới đang đứng ở trên một vách đá cao đầy nguy hiểm.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Phần II: Việt Nam mong manh trong một thế giới bất ổn

Sáng nay, báo có trích đăng tóm lược tại http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130527/Go-kho-tu-noi-cong-ngoai-kich.aspx

Ảnh hưởng của chiến tranh tiền tệ

Việt Nam không phải ngoại lệ trong cuộc chiến tranh tiền tệ được khởi động từ năm 2010. Là một trong những quốc gia đầu tiên nhen nhóm lạm phát từ cuối năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng ngay lập tức gói QE1 của Mỹ. Lạm phát Việt Nam sau đó tăng tốc từ tháng 5.2010 (gần thời điểm Mỹ thực hiện QE2) và đạt mức đỉnh gần 23% (y-o-y) vào tháng 8.2011[1] chủ yếu vì sự tăng nóng của giá thực phẩm và giá xăng, dầu. So sánh số liệu toàn cầu, lạm phát Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới và đứng số 1 Châu Á[2].

Phần I- Chiến tranh tiền tệ sẽ dẫn đến đình trệ kinh tế toàn cầu

[Trên báo Saigondautu sáng nay mới có trích dăng tóm lược một bài viết của Huy. http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130527/Chien-tranh-tien-te-dinh-tre-kinh-te-toan-cau.aspx. Do đó, Huy trích đăng nguyên bản để các bạn đọc có thể tham khảo rõ hơn.]

Lịch sử những năm 1930 cho thấy, chiến tranh tiền tệ xuất hiện khi hàng loạt các quốc gia rơi vào đình trệ kinh tế do giảm phát nợ. Chiến tranh tiền tệ do đó đẩy khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu. Liệu lịch sử có tái lập khi Bernanke phát động một cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba? Tương lai của Việt Nam sẽ ra sao trước những bất ổn của thế giới ? Chúng ta cần làm gì để vượt qua đình trệ kinh tế(depression) ?