Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012



KHÓA HỌC NHỎ VỀ CHIÊM TINH (P.4): CÁC CUNG

Sau khi nghiên cứu về “diễn viễn” (hành tinh), chúng ta tiếp tục với các “vở kịch” (các cung). Khi các hành tinh di chuyển quanh mặt trời, các hành tinh trở nên nổi bật tại một dãi băng của các chòm sao được biết đến với tên gọi “Cung hoàng đạo”. Có 12 chòm sao tạo nên hoàng đạo và được gọi là các “cung”, mỗi cung có 30 độ. Thực tế, những chòm sao này có thể bao gồm nhiều hoặc ít hơn 30 độ trên bầu trời. Tuy nhiên, khi “các cung” được sử dụng trong nghiên cứu chiêm tinh học, chúng sẽ được đo lường theo 30 độ mỗi cung, bắt đầu từ mùa xuân (khoảng ngày 21 tháng 3 mỗi năm).

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012


KHÓA HỌC NHỎ VỀ CHIÊM TINH (P.3): CÁC HÀNH TINH

Trong nghiên cứu chiêm tinh, có bốn yếu tố liên quan đến việc phân tích: các hành tinh (planets), các cung hoàng đạo (signs), các nhà (houses) trên biểu đồ tử vi và góc giữa các hành tinh (aspect). Các hành tinh là yếu tố quan trọng nhất khi nghiên cứu chiêm tinh học. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, các hành tinh thiết lập nên nhiều góc khác nhau; cũng có mối quan hệ giữa hành tinh với cung hoàng đạo và nhà trong biểu đồ tử vi. Nói cách khác, phân tích hành tinh, phải đặt trong bối cảnh các góc giữa các hành tinh và vị trí của các hành tinh tại các cung hoặc các nhà.

Chúng ta có thể mô tả vai trò của 4 yếu tố trên qua hình tượng sau : “Hành tinh là các diễn viên (câu hỏi: cái gì); Cung là đồng phục mà các diễn viên mang (câu hỏi: như thế nào?); Nhà là vở kịch (câu hỏi:ở đâu?) và các góc là lời thoại giữa các diễn viên”. Trong khi các hành tinh quay quanh mặt trời, mỗi hành tinh thể hiện những vai diễn khác nhau trong cuộc sống con người. Nhà hoặc cung đóng vai trò như sân khấu, nghĩa là các hành vi hoặc là các sự kiện mà con người phải đối mặt. Cung hoặc nhà chỉnh sửa các hoạt động của hành tinh. Chúng mô tả môi trường hoặc sân khâu cuộc sống mà các sự kiện xuất hiện.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012


Kỳ 5: Việt Nam trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

Việt Nam khó có thể là ngoại lệ

Như đã nêu trong các bài viết trước, rất nhiều tác giả trong lĩnh vực chiêm tinh tài chính như: Daniel Ferrera, Breadley F.Cowan, Raymond Merriman...đã cảnh báo khả năng xuất hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính. Cuộc khủng hoảng này, về lý tưởng, bắt đầu vào đầu năm 2013 và kết thúc vào năm 2016 (hoặc sớm hơn là vào năm 2015). Một số nhà kinh tế học nổi tiếng như Roubini hoặc Paul Krugman cũng lên tiếng về sợ đổ vỡ của nền kinh tế-tài chính thế giới. Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng khó là một ngoại lệ. Những phân tích về mặt chiêm tinh tài chính địa tâm đối với Việt Nam là một bằng chứng.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012


Kỳ 4: Góc nhìn từ lý thuyết chu kỳ thời gian ngôi sao năm cánh

Ngôi sao năm cánh Thiên Vương Tinh và chu kỳ 17 năm

Về mặt toán học, ngôi sao năm cánh được xây dựng bằng cách kết hợp ba tam giác vàng (tam giác vàng là một tam giác cân có góc ở đỉnh 36 độ và hai góc còn lại là 72 độ do đó xuất hiện tỷ lệ Phi). Từ tam giác vàng đầu tiên, thực hiện xoay 72 độ, ta có vị trí tam giác vàng thứ hai. Tiếp tục, xoay tiếp 72 độ ta có vị trí tam giác vàng thứ ba. Khi chồng ba tam giác vàng này với nhau ta có hình ngôi sao năm cánh. Do đó, mỗi đỉnh trong ngôi sao năm cánh cách nhau đúng 72 độ dịch chuyển. Trong hình ngôi sao năm cánh, sau hai lần dịch chuyển, tức 144 độ, chính là con số bình phương của số 12 (square of Twelve), là một con số quan trọng trong cách tính chu kỳ của W.D.Gann.

Theo nghiên cứu của Peter S.Stevens, giáo sư ngành kiến trúc của đại học Harvard, trong tác phẩm “Patterns in Nature”, cấu trúc hình ngôi sao năm cánh chỉ tồn tại trong các thực thể sống, trong đó có con người. Cấu trúc hình ngôi sao năm cánh không chỉ tồn tại trong cấu trúc vật chất của con người mà còn xuất hiện trong cảm xúc của con người. Chính vì vậy, không hề ngạc nhiên khi cấu trúc hình ngôi sao năm cánh cũng xuất hiện trên thị trường tài chính (theo lý thuyết tài chính hành vi, thị trường tài chính bị tác động bởi tâm lý nhà đầu tư).


Kỳ 3: Góc nhìn của Daniel Ferrera

“Tương lai là sự lặp lại của quá khứ nhưng có nhịp điệu”

Đây là câu nói của Mark Twain (nhà văn Mỹ, ông sinh vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau năm 1910) và cũng là nội dung của lý thuyết tuần hoàn của Gann. Theo Gann, bằng cách quan sát diễn biến của TTCK trong quá khứ, chúng ta có thể dự báo được tương lai.

Để sử dụng năm tương đồng, chúng ta phải sử dụng sóng tổng hợp của các chu kỳ 10 năm, 20 năm, 45 năm, 36 năm, 18.6 năm. Sau đó so sánh các giai đoạn lặp lại của chu kỳ tổng hợp. Kết quả nghiên cứu của Daniel Ferrera (2009) cho thấy, giai đoạn từ năm 1867 đến năm 1907 tương đương với giai đoạn từ năm 1998 đến 2038. Trong đó, đợt sụt giảm từ tháng 10.2007 đến 2008 rất giống với sự sụt giảm từ tháng 8.1876 đến 1877. 

Do đó, để dự báo thị trường cho giai đoạn hiện nay, chúng ta đơn giản lấy diễn biến thị trường từ năm 1867 đến năm 1907 chồng vào giai đoạn hiện nay, và bắt đầu từ năm 1998. Ở giai đoạn hiện nay, diễn biến thị trường năm 1876 là tương đồng với năm 2011; năm 1877 là tương đồng với giai đoạn từ năm 2013-2015. Như vậy, phương pháp của Daniel Ferrera cũng trùng với những phương pháp tích Raymond Merriman. Trong bài viết trước, sự tương đồng của giai đoạn 1877 và 2013-2015 là do Thiên Vương Tinh hợp góc 90 độ với Diêm Vương Tinh (nhìn từ khía cạnh địa tâm).

Dựa trên mẫu hình của năm 1877, chúng ta có một sự sụt giảm từ tháng 1 hoặc tháng 2/2013 đến năm 2015. Tuy nhiên, đỉnh vào năm 2013 có thể là không chắn chắn vì nó có thể sớm hơn vào tháng 3/2012. Việc có sự không chắc chắn của đỉnh vào tháng 3/2012 hay vào năm 2013 là có lý do nếu nhìn vào quy tắc của Gann. Gann nói: “Cứ mỗi thập kỷ - chu kỳ 10 năm tức là 1/10 của thị trường 100 năm lại xuất hiện một đợt biến động quan trọng. Những con số từ 1 đến 9 đều quan trọng. Tất cả những việc mà bạn phải học là đếm những con số trên đầu ngón tay và xác định xem thị trường đang ở năm nào.” Cụ thể, năm kết thúc bằng số 1 là năm bắt đầu của một thị trường giá lên (ví dụ như 1901, 1911, 1921); năm kết thúc bằng số 2 là năm của một thị trường giá lên yếu hoặc sự hồi phục trong thị trường con gấu (ví dụ như năm 1902, 1912, 1922, 1932); Năm kết thúc bằng số 3 là một năm con gấu (ví dụ như 1903, 1913, 1923); Năm kết thúc bằng số 4 là năm con gấu nhưng là năm kết thúc của thị trường giá xuống và đặt nền móng cho thị trường giá lên (ví dụ như 1904, 1914); Năm kết thúc bằng số 5 là năm chúa lên trời (Ascension) và là tăng tăng giá mạnh (ví dụ như 1905, 1915, 1925 và 1935).

H1- Theo lý thuyết tuần hoàn: Sử dụng năm tương đồng 1877 để dự báo

(Nguồn: “Outlook 2012”, Daniel Ferrera)



Kỳ 2: Góc nhìn Chiêm Tinh Tài Chính Địa Tâm

Lặp lại cuộc khủng hoảng 1869-1877

Hiện tượng Thiên Vương Tinh hợp góc 90 độ (waxing square) với Diêm Vương Tinh là hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm được chú ý nhất. Cặp góc này sẽ hợp góc 90 độ 7 lần từ tháng 6.2012 đến tháng 3.2015. Trong năm 2012, cặp góc này xuất hiện 2 lần vào ngày 24.6.2012 và 19.9.2012 (tính múi giờ của New York, Hoa Kỳ). Tác động của cặp góc này có thể nằm trong biên độ 2 năm quanh dãi băng thời gian trung tâm nên vùng ảnh hưởng sẽ từ năm 2010-2017.

Những hiện tượng chiêm tinh trong khoảng thời gian từ năm 2010-2015 là tương đồng như với một cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ từ 1869 đến 1877. Vào thứ 6, ngày 14.9.1869 cơn bán tháo giá vàng (do bị thao túng bởi một nhân vật có tên là James Fisk) đã kích hoạt một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lịch sử ngày thứ 6 đen tối được ra đời từ đó như một biểu tượng cho cơn ác mộng trên TTCK Mỹ. Tuy nhiên, TTCK Mỹ vẫn cố gắng tăng trưởng (mặc dù kinh tế đã bước vào suy thoái) và đạt đỉnh vào năm 1872 do tác động giao hội của Mộc Tinh và Thiên vương Tinh. Lúc này, cả hai hành tinh trên đều đang nằm ở vị trí cung Con Cua thuộc nhóm Cardinal, và đối diện (góc 180 độ) với Thổ Tinh đang nằm ở vị trí cung con Ma Kết thuộc nhóm Cardinal. Điều này là tương tự như hiện tượng chiêm tinh vào năm 2010-2011. Theo đó, TTCK Mỹ (và thế giới) đã tăng trưởng mạnh dưới tác động của sự giao hội của Mộc Tinh và Thiên Vương Tinh, đang nằm ở vị trí cung Bạch Dương, là cung thuộc nhóm Cardinal và đối diện với Thổ Tinh đang nằm ở vị trí cung Thiên Bình, một cung thuộc nhóm Cardinal. TTCK Mỹ đã đạt đỉnh vào tháng 6.2011 khi sự giao hội này đã hình thành xong.

Từ ngày 22.10.1876 đến 25.8.1877, Thiên Vương Tinh hợp góc 90 độ (waxing square) với Diêm Vương Tinh và đỉnh cao nhất mọi thời đại đã xuất hiện vào đầu năm 1876. Do đó, sự hợp góc 90 độ của Thiên Vương Tinh và Diêm Vương Tinh từ tháng 6.2012 cho đến tháng 3.2015 dự báo sẽ trùng với khoảng thời gian của một sụt giảm mạnh trên TTCK Hoa Kỳ. Như đã nói ở trên, ảnh hưởng của cặp góc này có thể kéo dài đến tận năm 2016 hoặc 2017.


CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2013-2016

LTS: Nền kinh tế và tài chính đang trở nên xấu đi trong 5 năm gần đây. Năm 2009, sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu sau hàng loạt chính sách kích cầu đã mang lại hy vọng “điều tệ nhất đã qua”. Thế nhưng, diễn biến năm 2010-2011 khiến rất nhiều người phải lo ngại về sự đổ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu và kéo theo suy thoái kinh tế. Có hay không cuộc khủng hoảng kép là câu hỏi đang được nhiều học giả trong nước và trên thế giới tranh luận. Sau đây là loạt bài thể hiện góc nhìn của cộng đồng chiêm tinh tài chính.


Kỳ 1: Bão mặt trời và lời tiên tri Maya

Thế giới có chấm dứt theo lịch của người Maya?

Năm 2012 trở thành năm được rất nhiều người chú ý bởi lời đồn đoán ngày tận thế 21.12.2012. Sự ra đời của bộ phim “2012: Năm đại họa” càng tạo nên sự cuốn hút của dư luận. Tính đến tháng 6.2009, có hơn 175 cuốn sách ở trang Amazon nói về ngày tận thế 2012. Nếu như sử dụng mạng tìm kiếm Google, có hơn 9.2 triệu kết quả cho từ khóa “Doomsday 2012”. Do đó, chúng tôi mạn phép có đôi lời về câu chuyện huyền bí này. Mặc dù chúng tôi không tin vào về ngày tận thế nhưng câu chuyện của người Maya vẫn có một ý nghĩa nhất định đối với TTCK.