Tại COP28, đã đến lúc chuyển đổi cấu trúc tài chính toàn cầu
(4/12/2023)- Bronwen Tucker là Giám đốc tài chính công toàn cầu tại Oil Change International, và Shereen Talaat là Giám đốc MenaFemMovement về Kinh tế, Phát triển và Công lý Sinh thái.
Sau Thế chiến II, một bộ quy tắc kinh tế quốc tế mới và các tổ chức tài chính công quốc tế đã được thành lập, với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đóng vai trò trung tâm.
Cấu trúc tài chính toàn cầu này được thiết lập với mục đích hỗ trợ các nước thu nhập thấp và bị tàn phá bởi chiến tranh tái thiết và phát triển.
Tuy nhiên, hệ thống này ngay từ đầu đã có một sai lầm cơ bản, đó là trao cho các nước giàu tiếng nói quá lớn trong việc ra quyết định. Sau 80 năm, các quy tắc chi phối chính sách tiền tệ quốc tế, thương mại, thuế và nợ không chỉ thúc đẩy bất bình đẳng toàn cầu mà còn cả biến đổi khí hậu. Chúng cần được xem xét lại một cách căn bản.
Trong 8 năm qua, bất chấp những ảnh hưởng ngày càng rõ ràng của biến đổi khí hậu và sự đồng thuận toàn cầu về việc cần phải loại bỏ dần nhiên nhiên liệu hóa thạch, Ngân hàng Thế giới đã chi ít 17 tỷ đô la để tài trợ cho các dự án dầu, khí và than.
Từ OECD đến Tổ chức Thương mại Thế giới, phần còn lại của cơ cấu này đang tạo điều kiện cho việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch thậm chí còn lớn hơn.