Tóm tắt: Chúng tôi nhìn thấy khả năng điều chỉnh của VN-Index quanh mốc thời gian 14.12.2020 +/-3 ngày giao dịch bởi hiện tượng Nhật Thực Toàn Phần. Tuy nhiên, các kịch bản chu kỳ rất khác nhau có thể đưa ra các kịch bản giảm giá khác nhau. Nếu như đáy ngày 30/10/2020 là đáy chu kỳ PB, tức chúng ta đang khởi đầu một chu kỳ sơ cấp mới, thì chúng ta mới chỉ ở tuần thứ 6, tương ứng khả năng tạo đỉnh MT sau đó là đáy MB. Thường mức độ điều chỉnh ở chu kỳ MT đầu tiên trong chu kỳ sơ cấp là nhẹ, giá chỉ thủng MA15 -MA20 ngày nhưng không phá thủng MA50 ngày. Nên nhớ ngày đảo chiều 14.12.2020 không phải là hiện tượng đảo chiều mạnh. Chúng tôi nhìn thấy hiện tượng đảo chiều ở cấp độ mạnh (*** ba sao) ở ngày 14-18.1.2021. Nghĩa là tiềm năng tăng giá vẫn còn. Điều chỉnh vẫn là cơ hội để mua.
Ngược lại, nếu đáy ngày 30/10/2020 chỉ là đáy MB hay chu kỳ sơ cấp cũ từ đáy ngày 30/7/2020 vẫn tiếp diễn, chúng ta đang ở tuần thứ 20 và thông thường đó là vùng thời gian cho việc thiết lập đỉnh chu kỳ PT. Lúc này, giá sẽ phá thủng MA50 ngày để xác nhận.
Các quan điểm phân tích chu kỳ và hiện tượng địa tâm là công cụ bổ trợ cho hệ thống Trend Following mà chúng tôi đang theo dõi. Nên nhớ Sentiment đang rất cao.
Hiện Tượng Địa Tâm (Geocosmic)
Trưa 14-12 theo giờ địa phương, hàng ngàn người dân ở phía Nam Chile và Argentina đã đổ ra đường để chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2020: nhật thực toàn phần. (Xem thông tin tại đây). Nhật thực ngày 14-12 diễn ra khi giờ Việt Nam là buổi tối, vì vậy người dân nước ta không có cơ hội chứng kiến cảnh tượng hấp dẫn này.
Vậy hiện tượng này có tác động như thế nào đến các thị trường tài chính? Theo phương pháp của Astro Trader, chúng tôi thấy có hiện tượng nhập cung khi Venus (Kim Tinh) và Saturn (Thổ Tinh) lần lượt nhập cung Sagittarius (Nhân Mã) và Aquarius (Bảo Bình) vào ngày 15/12 và 16/12. Trước đó, Mercury (Thủy Tinh) tạo góc tam hợp với Mars (Hỏa Tinh) và vuông góc Neptune (Hải Vương Tinh), tạo nên mẫu hình Supper Timing.