Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

[REVIEW VIETNAM FORECAST 2016] TẠI SAO GIÁ VÀNG GIẢM TỪ ĐỈNH NGÀY 11.3.2016

Chiêm tinh học mang tới lợi thế lớn cho trader khi biết trước các điểm đảo chiều quan trọng của thị trường.

Đây là nội dung dự báo của VIETNAM FORECAST 2016 về thị trường vàng.


Đó là lý do tại sao giá vàng đạt đỉnh vào ngày 11.3.2016 tại 1,283 USD/oz và giảm mạnh về mức 1212 ở thời điểm hiện tại. Và đó là lý do tôi đã khai giảng khóa 8, lớp ứng dụng chiêm tinh trong dự báo tài chính vào ngày 9.3.2016 

CHÍNH TRỊ, CHỨNG KHOÁN VÀ TỶ GIÁ

[bài viết từ cuối tháng 1.2016, nhưng không được báo nào đăng tải nên chìm xuồng. Giờ show ra cho mọi người đọc chơi]

Năm 2016 là một năm thú vị khi đây là năm diễn ra sự chuyển giao quyền lực chính trị ở Mỹ (Bầu Cử Tổng Thống) và Việt Nam (Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần XII). Liệu những sự kiện chính trị này và diễn biến trên TTCK có mối quan hệ với nhau như thế nào?

TTCK có dự báo được kết quả bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016?

Mối quan hệ giữa chính trị và chứng khoán không phải là chủ đề xa lạ đối với các nhà đầu tư tài chính khi nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy có mối quan hệ giữa những nhà chính trị và phố Wall.

Lịch sử quan sát ở Mỹ cho thấy, trong 22 cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ từ năm 1928 đến nay, có 14 lần TTCK Mỹ tăng giá trong vòng 3 tháng trước bầu cử. Kết quả cho thấy, có 12 trong 14 lần Tổng Thống đương nhiệm khi tái ứng cử và ứng viên cùng Đảng của tổng thống đương nhiệm sẽ giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ (ngoại lệ diễn ra vào năm 1968 và 1990). Như vậy, sự tăng điểm của TTCK Mỹ trong 3 tháng trước bầu cử tổng Mỹ giúp dự đoán chính xác 85.7% khả năng chiến thắng của ứng viên cùng Đảng của tổng thống đương nhiệm cũng như khi Tổng thống đương nhiệm tái ứng cử.

Trong 8 lần còn lại, TTCK Mỹ sụt giảm trong 3 tháng trước kỳ bẩu cử Tổng Thống Mỹ diễn ra và có 7 trong 8 lần ứng viên cùng Đảng của tổng thống đương nghiệm hoặc tổng thống đương nhiệm tái ứng cử bị thất bại. (Ngoại lệ diễn ra vào năm 1956)

Như vậy, thống kê cho thấy, TTCK đã dự báo chính xác 86.4% kết quả bầu cử.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Cẩn trọng sóng ngầm tỷ giá?


Tỷ giá bất ngờ tăng

Theo thông báo từ ngân hàng nhà nước, tỷ giá trung tâm của ngày 23.3.2016 là 21,861 đồng đổi 1 USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Như vậy, tổng cộng tỷ giá trung tâm đã tăng 23 đồng trong 3 phiên liên tiếp gần đây. Theo ghi nhận của chúng tôi tại các ngân hàng thương mại, từ ngày hôm qua 22.3 cho đến sáng ngày 23.3, giá USD niêm yết bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng nhanh, khoảng 50 đồng, sau một thời gian ổn định từ tết Nguyên Đán đến nay. Đây là lần đầu tiên kể từ Tết Nguyên Đán, tỷ giá VND/USD có sức bật nhanh đến như vậy. Báo Vneconomy cho biết, sở giao dịch ngân hàng nhà nước không công bố mức giá mua vào USD khiến thị trường đồn đoán khả năng ngân hàng nhà nước chuẩn bị tăng thêm tỷ giá trung tâm.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Mùa đại hội cổ đông lặng sóng


“Hở room” và TPP đang là mốt

Các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, ít nhiều biết đến những làn sóng tăng giá của các cổ phiếu khi sắp diễn ra Đại Hội Cổ Đông, thường diễn ra từ tháng 3 cho đến tháng 5 mỗi năm. Điều này được thế hiện qua hiệu ứng tăng giá trong tháng 3. Thống kê cho thấy, tháng 3 thường có lịch sử tăng giá khoảng 67% (10/15) lần trong 15 năm của chỉ số VN-Index.

Mùa đại hội cổ đông là lúc các chiến lược kinh doanh, kế hoạch tài chính như chi trả cổ tức, tăng vốn, mua bán sát nhập, cũng như các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp được công bố nên là thời điểm rất dễ cho các dòng tiền đầu cơ tạo sóng. Trong gần 8 năm trở lại đây, dòng tiền đầu cơ nhắm đến các thị hiếu khác nhau được ưa chuộng của mỗi thời điểm để kích giá cổ phiếu.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

[21.4.2016] LỚP ỨNG DỤNG CHIÊM TINH TRONG DỰ BÁO TÀI CHÍNH KHÓA 9

Sau khi khai giảng khóa 7 vào ngày 14.1.2016, chỉ số chứng khoán VN-Index tạo đáy vào ngày 21.1.2016 (Trong bài phỏng vấn đầu năm trên báo Người Đồng Hành, tôi kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ phục hồi sau tết và sự thực đã diễn ra). Đó là sự huyền diệu của chiêm tinh học khi ứng dụng để dự báo điểm đảo chiều của các thị trường tài chính. Các bạn có thể tham khảo biều đồ sau về mối quan hệ giữa ngày đảo chiều của chỉ số VN-Index và các ngày khai giảng khóa học do VFA lựa chọn dựa trên góc nhìn chiêm tinh học.



Vào ngày 9.3.2016, khi hiện tượng nhật thực toàn phần xuất hiện, VFA tổ chức khóa học 8, đây là điểm đảo chiều trên thị trường vàng.

Vậy, ngày 21.4.2016, các thị trường tài chính bao gồm TTCK Việt Nam sẽ phản ứng ra sao khi VFA lựa chọn đây là ngày khai giảng cho khóa 9. Câu trả lời luôn có tại khóa học.

Liệu cổ phiếu HAG có sóng hồi phục?

[Ngày 12.4.2016] Update thương vụ HAG. Mua 8.600 cutloss 7,100


Đường link trên báo ĐTTC


Thời gian gần đây, cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là tâm điểm chú ý của giới đầu tư bởi liên tục nhiều thông tin xuất hiện. Báo ĐTTC có buổi phỏng vấn với ông Trương Minh Huy, nhà phân tích kỹ thuật và chiêm tinh tài chính độc lập về triển vọng của giá cổ phiếu HAG trong thời gian tới.

Hàng loạt thông tin xấu và góc nhìn kỹ thuật

Giảm hơn 73% giá trị từ mức đỉnh cao 27,000 đồng vào tháng 3 và tháng 10.2014 xuống còn 7,900 đồng vào tháng 2.2016, cổ phiếu HAG ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ khi Tập đoàn HAGL niêm yết trên sàn chứng khoán. Câu chuyện của HAGL liên quan đến khoản nợ khủng hơn 30,700 tỷ đồng (chiếm gần 65% tổng tài sản) trong khi các mảng kinh doanh bất động sản, cao su và khoáng sản gặp nhiều khó khăn khiến tập đoàn đứng trước rủi ro kiệt quệ tài chính. Thực sự, trong năm 2015, các tin đồn liên quan đến HAGL đều xoay quanh việc nợ nần.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Lãi suất âm: Cuộc phiêu lưu mới của các ngân hàng trung ương


Sau phiên họp ngày 10.3.2016, đồng Euro tăng giá mạnh mặc dù ECB hạ lãi suất xuống mức -0.4% và mở rộng chương trình mua trái phiếu thêm 20 tỷ Euro lên 80 tỷ euro mỗi tháng. Điều này là do chủ tịch Draghi đã gây bất ngờ cho thị trường bằng câu phát biểu: “Không có ý định hạ thêm lãi suất nữa”. Liệu phát biểu của Draghi sẽ gây áp lực như thế nào đến cuộc họp của FED vào ngày 15.3 và 16.3 tới? NIRP sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Trường hợp Nhật Bản: NIRP đang hủy hoại hệ thống tài chính

Hơn 184 nghìn tỷ Yên Nhật tiền gửi nằm tại Ngân Hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và 650 tỷ Euro tiền gửi nằm tại ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) bởi các ngân hàng thương mại, là lý do tại sao các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như BOJ và ECB phải thực thi chính sách lãi suất âm (NIRP) sau nhiều năm bơm tiền theo gói QE.

Ý tưởng của NIRP là các ngân hàng trung ương muốn “đánh” một khoản phí lên số tiền gửi thặng dư này của các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại rút số tiền gửi thặng dự này chuyển sang cho vay trong nền kinh tế thực.

Cuối tháng 1.2016, Nhật Bản công bố thực hiện lãi suất âm 0.01% và ngày 1.3.2016, lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản được trả lãi khi đi vay. Theo đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Kỳ hạn 10 năm (JGB) hiện tại đã bị âm, và lợi suất các trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn đang chìm dần về vùng 0. Các nhà quản trị quỹ tiền tệ (money market fund), những quỹ thường đầu tư vào các giấy tờ thương mại và trái phiếu chính phủ có kỳ hạn ngắn hơn 1 năm, nhìn thấy rủi ro của lợi suất âm đối với khoản vốn của họ. Không giống như các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, các nhà quản lý quỹ thị trường tiền tệ rất chú ý đến việc bảo toàn nguồn vốn nên thường đầu tư vào các trái phiếu ngắn hạn nợi họ cho là an toàn nhất, nên việc giá trị của khoản đầu tư bị âm so với mệnh giá là điều được xem là tồi tệ.

Đầu tháng 3 vừa qua, 11 nhà quản trị tài sản của Nhật Bản trong đó có cung cấp các quỹ thị trường tiền tệ đã dừng cung cấp sản phẩm mới và có kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư đã góp vốn vào quỹ.