Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Mùa đại hội cổ đông lặng sóng


“Hở room” và TPP đang là mốt

Các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, ít nhiều biết đến những làn sóng tăng giá của các cổ phiếu khi sắp diễn ra Đại Hội Cổ Đông, thường diễn ra từ tháng 3 cho đến tháng 5 mỗi năm. Điều này được thế hiện qua hiệu ứng tăng giá trong tháng 3. Thống kê cho thấy, tháng 3 thường có lịch sử tăng giá khoảng 67% (10/15) lần trong 15 năm của chỉ số VN-Index.

Mùa đại hội cổ đông là lúc các chiến lược kinh doanh, kế hoạch tài chính như chi trả cổ tức, tăng vốn, mua bán sát nhập, cũng như các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp được công bố nên là thời điểm rất dễ cho các dòng tiền đầu cơ tạo sóng. Trong gần 8 năm trở lại đây, dòng tiền đầu cơ nhắm đến các thị hiếu khác nhau được ưa chuộng của mỗi thời điểm để kích giá cổ phiếu.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

[21.4.2016] LỚP ỨNG DỤNG CHIÊM TINH TRONG DỰ BÁO TÀI CHÍNH KHÓA 9

Sau khi khai giảng khóa 7 vào ngày 14.1.2016, chỉ số chứng khoán VN-Index tạo đáy vào ngày 21.1.2016 (Trong bài phỏng vấn đầu năm trên báo Người Đồng Hành, tôi kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ phục hồi sau tết và sự thực đã diễn ra). Đó là sự huyền diệu của chiêm tinh học khi ứng dụng để dự báo điểm đảo chiều của các thị trường tài chính. Các bạn có thể tham khảo biều đồ sau về mối quan hệ giữa ngày đảo chiều của chỉ số VN-Index và các ngày khai giảng khóa học do VFA lựa chọn dựa trên góc nhìn chiêm tinh học.



Vào ngày 9.3.2016, khi hiện tượng nhật thực toàn phần xuất hiện, VFA tổ chức khóa học 8, đây là điểm đảo chiều trên thị trường vàng.

Vậy, ngày 21.4.2016, các thị trường tài chính bao gồm TTCK Việt Nam sẽ phản ứng ra sao khi VFA lựa chọn đây là ngày khai giảng cho khóa 9. Câu trả lời luôn có tại khóa học.

Liệu cổ phiếu HAG có sóng hồi phục?

[Ngày 12.4.2016] Update thương vụ HAG. Mua 8.600 cutloss 7,100


Đường link trên báo ĐTTC


Thời gian gần đây, cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là tâm điểm chú ý của giới đầu tư bởi liên tục nhiều thông tin xuất hiện. Báo ĐTTC có buổi phỏng vấn với ông Trương Minh Huy, nhà phân tích kỹ thuật và chiêm tinh tài chính độc lập về triển vọng của giá cổ phiếu HAG trong thời gian tới.

Hàng loạt thông tin xấu và góc nhìn kỹ thuật

Giảm hơn 73% giá trị từ mức đỉnh cao 27,000 đồng vào tháng 3 và tháng 10.2014 xuống còn 7,900 đồng vào tháng 2.2016, cổ phiếu HAG ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ khi Tập đoàn HAGL niêm yết trên sàn chứng khoán. Câu chuyện của HAGL liên quan đến khoản nợ khủng hơn 30,700 tỷ đồng (chiếm gần 65% tổng tài sản) trong khi các mảng kinh doanh bất động sản, cao su và khoáng sản gặp nhiều khó khăn khiến tập đoàn đứng trước rủi ro kiệt quệ tài chính. Thực sự, trong năm 2015, các tin đồn liên quan đến HAGL đều xoay quanh việc nợ nần.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Lãi suất âm: Cuộc phiêu lưu mới của các ngân hàng trung ương


Sau phiên họp ngày 10.3.2016, đồng Euro tăng giá mạnh mặc dù ECB hạ lãi suất xuống mức -0.4% và mở rộng chương trình mua trái phiếu thêm 20 tỷ Euro lên 80 tỷ euro mỗi tháng. Điều này là do chủ tịch Draghi đã gây bất ngờ cho thị trường bằng câu phát biểu: “Không có ý định hạ thêm lãi suất nữa”. Liệu phát biểu của Draghi sẽ gây áp lực như thế nào đến cuộc họp của FED vào ngày 15.3 và 16.3 tới? NIRP sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Trường hợp Nhật Bản: NIRP đang hủy hoại hệ thống tài chính

Hơn 184 nghìn tỷ Yên Nhật tiền gửi nằm tại Ngân Hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và 650 tỷ Euro tiền gửi nằm tại ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) bởi các ngân hàng thương mại, là lý do tại sao các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như BOJ và ECB phải thực thi chính sách lãi suất âm (NIRP) sau nhiều năm bơm tiền theo gói QE.

Ý tưởng của NIRP là các ngân hàng trung ương muốn “đánh” một khoản phí lên số tiền gửi thặng dư này của các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại rút số tiền gửi thặng dự này chuyển sang cho vay trong nền kinh tế thực.

Cuối tháng 1.2016, Nhật Bản công bố thực hiện lãi suất âm 0.01% và ngày 1.3.2016, lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản được trả lãi khi đi vay. Theo đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Kỳ hạn 10 năm (JGB) hiện tại đã bị âm, và lợi suất các trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn đang chìm dần về vùng 0. Các nhà quản trị quỹ tiền tệ (money market fund), những quỹ thường đầu tư vào các giấy tờ thương mại và trái phiếu chính phủ có kỳ hạn ngắn hơn 1 năm, nhìn thấy rủi ro của lợi suất âm đối với khoản vốn của họ. Không giống như các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, các nhà quản lý quỹ thị trường tiền tệ rất chú ý đến việc bảo toàn nguồn vốn nên thường đầu tư vào các trái phiếu ngắn hạn nợi họ cho là an toàn nhất, nên việc giá trị của khoản đầu tư bị âm so với mệnh giá là điều được xem là tồi tệ.

Đầu tháng 3 vừa qua, 11 nhà quản trị tài sản của Nhật Bản trong đó có cung cấp các quỹ thị trường tiền tệ đã dừng cung cấp sản phẩm mới và có kế hoạch trả lại tiền cho nhà đầu tư đã góp vốn vào quỹ.

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

THÔNG BÁO VỀ LỚP "ỨNG DỤNG CHIÊM TINH TRONG DỰ BÁO TÀI CHÍNH" TẠI HÀ NỘI

Hi all!

Sau 5 năm tiên phong nghiên cứu và ứng dụng chiêm tinh vào thị trường tài chính, trong đó có TTCK Việt Nam, VFA nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư về một trường phái phân tích kỹ thuật mới mẽ này.

Chiêm Tinh Tài Chính (Financial Astrology) đã phát triển mạnh mẽ tại các TTCK phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Italia và ngay cả một số quốc gia Đông Á như Indonesia, HongKong...Ngày nay, trào lưu mới mẻ này đã đến Việt Nam thông qua VFA.

Tại Sài Gòn, VFA hiện đã tổ chức 8 khóa học về ứng dụng chiêm tinh tài chính nhận được những lời khen ngợi từ phía học viên. Hiên nay, nhận thấy các nhà đầu tư ở Hà Nội đang muốn tiếp cận đến trường phái phân tích này nên VFA đang có ý định mở lớp đầu tiên tại Hà Nội.

Tuy nhiên, VFA vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm học và chúng tôi đang xúc tiến vấn đề này. Các nhà đầu tư muốn đăng ký lớp học vui lòng gửi email thông báo về Truongminhhuy1986@gmail.com nêu rõ họ tên, số điện thoại liên hệ. Sau khi có đủ 8-10 học viên, VFA sẽ mở lớp đầu tiên tại Hà Nội.

Hình ảnh về khóa học tại Sài Gòn, khóa 7


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Những cổ phiếu chỉ chạy theo sóng tiền tệ

Tháng 3.2016 trở nên nóng bỏng với hàng loạt các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới họp về chính sách tiền tệ. Trong đó, “ba ông lớn” bao gồm ECB (ngày 10.3.2016), BOJ (ngày 14.3 và 15.3), FED (15.3 và 16.3) cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ của mình. Liệu các chính sách tiền tệ sẽ tác động như thế nào đến các cổ phiếu đang được giao dịch trên TTCK Việt Nam? Tác giả phân tích biến động của một số cổ phiếu ở Việt Nam chịu tác động rất mạnh từ các cặp tiền tệ thế giới.

PPC cổ phiếu lướt sóng theo Yên Nhật (JPY)

Là một công ty nhiệt điện, nhưng giá cổ phiếu PPC (CTCP Nhiệt Điện Phả Lại) ít chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như sản lượng điện bán ra, giá điện mà đặc biệt tương quan đến cặp tỷ giá USD/JPY. PPC là cổ phiếu đặc biệt trên TTCK Việt Nam về vấn đề tỷ giá. Điều này có thể được giải thích khi  nhìn vào con số nợ bằng ngoại tệ so với lợi nhuận. Vào cuối năm 2015 là 23.2 tỷ USD, tương ứng khoảng 4,300 tỷ đồng. Chỉ cần tỷ giá USD/JPY biến động khoảng 10%, khoản nợ của PPC cũng biến động khoảng 200 tỷ đồng. Với khoảng lợi nhuận gộp từ 450-500 tỷ đồng trong giai đoạn 2009-2015 (ngoại trừ năm 2013 và 2015 là quanh mức 1,000 tỷ đồng), khoản biến động tỷ giá tạo ra sự thay đổi rất lớn trong lợi nhuận của PPC. Trong quá khứ, đỉnh điểm vào năm 2009, PPC còn bị lỗ vì đồng JPY mất giá.

Hình 1: Biểu đồ cổ phiếu PPC (phải) và cặp tỷ giá USD/JPY (trái)

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Bóng đen phía sau cuộc đua lãi suất?



Tại sao lãi suất huy động “nóng” trong quý 1.2016?
Vào tháng 10.2015, trong bài viết “Nỗilo đầu ra cho trái phiếu chính phủ” được đăng tải trên báo Đầu Tư Tài Chính, tác giả bài viết đã dự báo lãi suất đã chạm đáy bởi những dấu hiệu căng thẳng trong vấn đề phát hành trái phiếu chính phủ. Khi lợi suất trái phiếu chính phủ buộc phải tăng lên để hoàn tất mục tiêu huy động vốn năm 2015, tạo ra áp lực tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng. Thực tế, các ngân hàng thương mại đã rục rịch tăng dần lãi suất huy động trong quý 4.2015, đặc biệt là thời điểm cận Tết Bính Thân 2016. Cuộc đua huy động lãi suất trở lên nóng hơn khi các ngân hàng lãi tiếp tục đẩy tăng lãi suất huy động ngay 2 tuần đầu tiên sau tết. Vậy tại sao lãi suất huy động lại đột ngột nóng dần trong thời gian gần đây?