Tốc độ tăng trưởng nợ của Trung Quốc là “quá nhanh và quá nguy hiểm”.
Truyền
thông vẫn thường chỉ trích FED đang thao túng hệ thống tiền tệ thế giới và đồng
USD khi bơm hơn 4,000 tỷ USD qua cả 3 vòng QE từ năm 2008-2014. Sở dĩ vấn đề nợ
công và hệ thống ngân hàng Mỹ luôn được truyền thông theo dõi vì nỗi ám ảnh cuộc
khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007-2008 khiến cả thế giới phải lao đao. Tuy nhiên, sự
thực thì Trung Quốc mới là rủi ro lớn nhất của hệ thống tài chính thế giới hiện
nay.
Theo
nhà phân tích Rabobank, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc hiện nay đã là gần 350% so
với mức 125% vào năm 2008. Và ông dự báo, với tốc độ tăng trưởng nợ như hiện
nay, Trung Quốc sẽ sớm vượt Nhật Bản (với tỷ lệ nợ/GDP là 400%) ngay trong năm
2016 để trở thành quốc gia tỷ lệ mắc nợ nhiều nhất trên thế giới.
Điều
này được thể hiện ngay trong tuần qua khi Trung Quốc công bố số liệu tín dụng
tháng 2 và khiến không ít người phải giật mình. Theo đó, khoản nợ mới trong
tháng 2 tăng lên mức cao kỷ lục mọi thời đại: 3,420 tỷ NDT, tương đương khoảng
520 tỷ USD. Nếu cộng với khoản tín dụng trong tháng 1, thì Trung Quốc đã bơm thêm
hơn 820 tỷ USD chỉ trong hai tháng đầu năm 2016. Đây là mức tăng trưởng quá
nhanh. Để so sánh, FED khi thực hiện QE3 phải mất gần 1 năm để bơm ra hệ thống
ngân hàng khoảng 1,000 tỷ USD thì con số 820 tỷ USD trong vòng 2 tháng của
Trung Quốc là “nhanh đến chóng mặt”.