Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Sau cơn hoảng loạn: TTCK thế giới vẫn còn định giá cao?


Tính trên bình diện toàn cầu, hơn 17,000 tỷ USD đã bị thổi bay khỏi đỉnh năm 2015 và đã giảm tới gần 50% so với mức lãi từ đáy năm 2011 đến đỉnh năm 2015. Tuy nhiên, các chỉ số định giá ở TTCK Mỹ và Trung Quốc vẫn còn cao. Ngay cả khi FED không tăng lãi suất trong tháng 1.2016 và các biện pháp kiểm soát vốn của một loạt các quốc gia, con gấu vẫn có thể tung hoành trên thị trường chứng khoán toàn cầu.

FED có thể không tăng lãi suất trong tháng 1

Vào ngày 26.1.2016, FOMC sẽ họp để công bố về chính sách lãi suất. Trước diễn biến bất lợi của thị trường tài chính toàn cầu trong đầu năm, Chủ tịch Fed tại St.Louis, ông James Bullard nói rằng “có thể FED sẽ không tăng lãi suất trong tháng 1.2016. Thị tường và Fed không nghĩ đến việc tăng lãi suất trong tháng 1” (dẫn lời từ The Wall Street Journal).

Khả năng FED không tăng lãi suất trong tháng 1 được lý giải bởi những ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất trong tháng 12.2015. Chỉ 1 tháng sau đó, quyết định này của FED đã làm tăng thêm độ bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu qua việc dòng vốn rút khỏi Trung Quốc. Vì vậy, Fed không muốn đổ thêm dầu vào lửa trong lúc này. Quyết định tăng lãi suất của FED có thể sẽ được xem xét trong kỳ họp vào tháng 3.2016, vốn là thời điểm được nhiều người kỳ vọng.

Nếu như Fed không tăng lãi suất trong tháng 1, đó là thông tin tích cực giúp TTCK toàn cầu có thể có những đợt hồi phục ngắn hạn.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

[Vietnam Forecast 2016] Tại sao hơn 5 Tỷ USD biến mất khỏi TTCK Việt Nam trong 3 tuần đầu năm 2016?


NGày 2.1.2016, VFA tiến hành công bố báo cáo Vietnam Forecast 2016. Báo cáo cho rằng, TTCK Việt Nam và Mỹ sẽ giảm mạnh trong năm 2016. Và quả nhiên đã trở thành sự thực.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Cẩn trọng khi can thiệp vào tỷ giá


Bài học nhìn từ Trung Quốc

Qian Wang, nhà kinh tế học cao cấp phụ trách Châu Á của Vanguard Investment HongKong nói rằng: “Rủi ro lớn nhất của Trung Quốc thực sự không phải là nền kinh tế. Rủi ro thực sự và là đầu tiên là sự không chắc chắn về chính sách, và thứ hai, là tiền tệ. Trung Quốc đang đi trên một vỏ trứng

Sự hỗn loạn trong thời gian vừa qua trên thị trường tài chính Trung Quốc không chỉ vì nhà đầu tư nghi ngờ về triển vọng hạ cánh cứng của Trung Quốc mà còn mất niềm tin vào khả năng của những nhà tạo lập chính sách trong việc hạn chế sự biến động (volatility) của thị trường tài chính.


Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Mercury Rx và chuyện của BID

Mercury (Thủy Tinh) là thần của thông tin (Hermes trong thần thoại Hy Lạp). Mỗi khi Mercury Rx là giai đoạn mà mọi thứ liên quan đến thông tin, giao dịch bị đảo lộn. Mercury Rx được mệnh danh là kẻ lừa đảo.

 Cổ phiếu BID đặc biệt rất thú vị với Mercury Rx.

- Tháng 2.2013, Mercury Rx Tin đồn chủ tịch Trần Bắc Hà bị bắt (thông tin này sau đó bị đính chính là sai lầm).
- Tháng 9.2015: Mercury Rx: Cổ phiếu BID bị tính sai free floating nên quỹ ETF là VNM mua nhầm hơn 6 triệu cổ phiếu.
- Tháng 1.2015:  Mercury Rx, Đột ngột bị ngừng cho vay mua nhà. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bidv-dot-ngot-dung-cho-vay-mua-nha-co-bat-thuong-20160118070818717.chn
---------------

[HẬU SHEMITAH, BLOOD MOON 28.9.2015] CRASH! CRASH AND CRASH và những lời dự báo chấn động quốc hội Mỹ


[Chi tiết đọc Vietnam Forecast 2016] Nếu bạn cho rằng Shemitah là trò đùa, và Blood Moon chỉ là tiểu thuyết thì bạn sẽ phải suy nghĩ lại điều đó.
--------------

Hơn 14,000 tỷ USD bị bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu từ đỉnh tháng 5.2015 và cũng là từ ngày 27.11.2015 là câu trả lời rõ ràng nhất cho mọi nghi ngờ về ảnh hưởng của Shemitah. Jonathan Cahn, với cuốn sách "The Mystery of Shemitah" và "Harbinger", gây chấn động đến cả quốc hội Mỹ. Và là cuốn sách đứng Top 4 trong các cuốn sách Best seller của New York Times trong năm 2014-2015. Jonathan Cahn nói rằng: Sau khi năm Shemitah kết thúc vào tháng 9.2015, TTCK toàn cầu sẽ thường chịu đựng những cú sốc rất lớn. Và giờ đây, lời tiên đoán của Jonathan đã trở thành sự thực..

 Vào ngày 28.9.2015, Blood Moon xuất hiện, TTCK toàn cầu bật tăng. Nhưng như tôi đã giải thích trong cả Vietnam Forecast 2015 và các bản cập nhật, triển vọng TTCK toàn cầu là u ám. Blood Moon, một hiện tượng khi xuất hiện cùng trong năm shemitah là rất hiếm và chỉ xuất hiện đúng 7 lần trong hơn 2,000 năm qua và đúng 3 lần trong 500 năm trở lại đây. Blood Moon, Mặt Trăng máu cho thấy sự thay đổi dần của hệ thống tiền tệ, sự sụp đổ của các đế chế, chiến tranh và xung đột

Nếu như những lời dự báo trên là sự thực. Chúng ta sẽ còn chứng kiến nhưng câu chuyện còn tồi tệ hơn. Khi một phần các dự báo đã ứng nghiệm, tôi cảm thấy sợ hãi với phần còn lại của dự báo. Cầm trên tay những dự báo còn lại về Shemitah và Blood Moon, tôi cảm thấy ớn lạnh.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

[Chart] Tôi nhìn thấy "mẫu hình lá cờ" và "Harmonic Pattern Bullish AB=CD" trên đống đổ nát. Cơ hội phục hồi

Đồ thị sau cập nhật cho báo cáo chiến lược Vietnam Forecast 2016 đã phát hành vào ngày 30.12.2015


Tại 522 điểm:
- Mục tiêu giá của mẫu hình Harmonic Pattern: Bullish AB=CD.
- Giá chuyển động 1 vòng từ 617 điểm trên square of 9: 

Tại 508 điểm:
- Mục tiêu giá của mẫu hình lá cờ.
- Đáy cũ vào tháng 8.2015.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

“Gót chân Asin” của kinh tế Việt Nam 2016

[bài viết trích một phần từ VIETNAM FORECAST 2016]

Nỗi lo cơ chế tỷ giá mới

Năm 2015 khép lại về cơ bản là một năm thành công của kinh tế Việt Nam với một loạt số liệu  khá đẹp. Với tốc độ tăng trưởng GDP 6%, Việt Nam được xếp vào một trong sáu nền kinh tế mới nổi tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2015 theo thống kê của Bloomberg. Tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt khi nằm dưới 5%.  Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng cuối năm 2015 đã về mức 2.72%, (dưới 3% như kế hoạch đề ra), giảm từ mức 17% vào năm 2011. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng lên cao kỷ lục 144.8 điểm trong tháng 12.2015, và là người tiêu dùng lạc quan nhất Châu Á theo khảo sát của ANZ. Tất cả đang cho thấy, Việt Nam nổi lên như một chiến binh Asin mạnh mẽ trong bối cảnh bất ổn của cuộc chiến tranh tiền tệ-dầu  mỏ trên toàn cầu.


Thành công của năm 2015 đang mang lại kỳ vọng lạc quan cho năm 2016. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6.7% vào năm 2016 trong khi ADB (Ngân hàng phát triển châu Á) dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng ở mức 6.6%.



Tuy nhiên, đằng sau bức tranh sáng của kinh tế Việt Nam là những mảng tối về câu chuyện tỷ giá. Vào tháng 8.2015, Việt Nam buộc phải phá giá hơn 3% giá trị VND sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng NDT. Trước đó, VND đã chạm mức trần hạn ngạch mất giá 2% nên tổng cộng VND đã mất giá hơn 5% trong năm 2015. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng buộc phải nâng biên độ tỷ giá từ 1% lên 3%, tương đương với năm 2011, thời điểm cũng diễn ra những căng thẳng tỷ giá.