[bài viết trích một phần từ VIETNAM FORECAST 2016]
Nỗi
lo cơ chế tỷ giá mới
Năm 2015 khép lại về cơ bản là một năm thành công của kinh tế Việt
Nam với một loạt số liệu khá đẹp. Với tốc
độ tăng trưởng GDP 6%, Việt Nam được xếp vào một trong sáu nền kinh tế mới nổi
tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2015 theo thống kê của Bloomberg. Tỷ lệ lạm
phát được kiểm soát tốt khi nằm dưới 5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực ngân
hàng cuối năm 2015 đã về mức 2.72%, (dưới 3% như kế hoạch đề ra), giảm từ mức
17% vào năm 2011. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng lên cao kỷ lục 144.8 điểm
trong tháng 12.2015, và là người tiêu dùng lạc quan nhất Châu Á theo khảo sát của
ANZ. Tất cả đang cho thấy, Việt Nam nổi lên như một chiến binh Asin mạnh mẽ
trong bối cảnh bất ổn của cuộc chiến tranh tiền tệ-dầu mỏ trên toàn cầu.
Thành công của năm 2015 đang mang lại kỳ vọng lạc quan cho năm
2016. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6.7% vào năm 2016 trong khi ADB (Ngân
hàng phát triển châu Á) dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng ở mức 6.6%.
Tuy nhiên, đằng sau bức tranh sáng của kinh tế Việt Nam là những mảng
tối về câu chuyện tỷ giá. Vào tháng 8.2015, Việt Nam buộc phải phá giá hơn 3%
giá trị VND sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng NDT. Trước đó, VND đã chạm
mức trần hạn ngạch mất giá 2% nên tổng cộng VND đã mất giá hơn 5% trong năm
2015. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng buộc phải nâng biên độ tỷ giá từ 1% lên
3%, tương đương với năm 2011, thời điểm cũng diễn ra những căng thẳng tỷ giá.