Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

[HAG Chart] Sử dụng sóng Elliott và Financia Astrology để bắt "Đáy 12,000" của HAG

[Update ngày 10.12.2015] Update tình hình danh mục. Cutloss HAG với giá mua 12.5 bán ra 11.6...Lý do, HAG giảm thấp hơn đáy cũ 12,000.
-------------------
Bằng cách sử dụng sóng ElliottFinancial Astrology (Chiêm tinh tài chính), hôm qua tôi đã gửi các thành viên của báo cáo Vietnam Stock Insight 12.2015 quan sát mã HAG. Tôi đã dự báo 12,000 có thể là đáy của HAG sau dữ liệu ngày hôm qua. Ảnh chụp minh họa trong report ngày hôm qua gửi các trader của tôi.

FED sẽ hoãn tăng lãi suất trong kỳ họp ngày 15.12 và 16.12?

[Update ngày 4.12.2015] Việc ECB không nới QE như kỳ vọng khiến kịch bản thay đổi. Giờ đây, với dữ liệu Nonfarm Payroll, kỳ vọng thị trường lên tới 79% về khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 12 này. Do đó, tôi chuyển hướng sang kịch bản Fed tăng lãi suất trong tháng 12.2015.

-------------------------------------------
Đó là điều tôi đang nghĩ? Hiện tại, dữ liệu cho thấy có đến 70% khả năng FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 12. Tuy nhiên, tôi đứng về phía số ít còn lại. Tôi nghĩ FED sẽ hoãn tăng lãi suất vì ECB sẽ nới rộng QE trong phiên họp ngày 4.12.2015 tới.

Hôm nay, tôi có đọc được nhận  định của Arch Crawford trên mạng xã hội Linkedin. Ông phân tích biểu đồ của USD-Index và nhận thấy có một mẫu hình cái nêm. Thông thường, mầu hình cái nêm là phá vỡ hướng xuống, tức USD mất giá. Vậy tại sao USD mất giá, chỉ có 1 khả năng, FED không tăng lãi suất?

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Kỳ 2: Sức ép Đô-Dầu lên nền kinh tế Việt Nam

Đường link trên báo ĐTTC

Dầu mỏ năm 2016: Cuộc chiến giành thị phần của OPEC

Mặc dù giá dầu giảm đang làm cho hàng loạt quốc gia xuất khẩu dầu chịu tổn thất lớn nhưng trọng tâm của cuộc chiến dầu mỏ bây giờ không còn là giá cả mà là thị phần. Saudi Arabia, liên tục từ cuối tháng 10 cho đến nay luôn có những phát biểu cho thấy quốc gia này sẽ không cắt giảm sản xuất dầu để hỗ trợ cho giá (hiện đang sản xuất xấp xĩ khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày).  Phát biểu của Saudi Arabia cho thấy, khả năng rất cao OPEC sẽ không cắt giảm trữ lượng dầu trong phiên họp tại Viên (Áo) vào ngày 4.12.2015 tới (hiện vào tháng 10.2015, OPEC sản xuất 31.38 triệu thùng/ngày). Cuộc họp này là rất quan trọng vì thiết lập mức trần sản xuất cho 6-12 tháng tới. Vào tháng 11.2014, giá dầu thế giới sụt giảm mạnh khi Saudi Arabia đã không cắt giảm trữ lượng dầu sản xuất.

[Elliott wave] Xeko dùng sóng Elliott "hốt đậm" SHI như thế nào ?

Ngày 26.11.2015, SHI nằm sàn sau một thời gian leo dốc. Tôi tự hỏi: Phải chăng SHI ngày nằm sàn do Xeko xả hàng chốt lời

Xeko, bí danh của một học viên khóa học sóng Elliott wave đã dự báo SHI tăng mạnh vào ngày 17.9.2015. Trên Skype Room của VFA Elliott wave Course, Xeko nhận định sóng 4 đỏ đã kết thúc tại vùng giá 9,000-10,000 và đi vào sóng 5 tăng (ký hiệu màu đỏ) xem hình


Sau đây là đồ thị sóng đánh nhãn Elliott của SHI (daily)

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

[Vietnam Forecast 2015 review] SBV có phá giá tiền tệ cuối năm hay không?

Bắt đầu từ đầu tuần ngày 23.11.2015, thị trường bất ngờ có biến động đột biến. Giá USD bất ngờ tăng vọt lên mức 22,540, vượt xa mức 22,457 mà sở giao dịch của NHNN công bố. Trong các phiên của tháng 11, giá USD đã có xu hướng tăng nhẹ nhưng tuần vừa qua thì bắt đầu tăng vọt đột biến. Đến trưa ngày 24.11.2015, giá USD ở mức 22,545 tức chỉ còn cách giá trần 22,547 chỉ đúng 2 đồng. Giới chuyên gia (chúng ta tạm gọi là như thế) cho rằng, giá USD tăng chỉ là do tâm lý khi kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 12.

Nhưng trong báo cáo Vietnam Forecast 2015 được phát hành vào tháng 1.2015 đã dự báo trước điều này. Vào ngày 20.11.2015, khi Mars kích hoạt hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào ngày 28.9.2015, tôi bình luận có khả năng "kích hoạt đến việc phá giá tiền tệ, hoặc các tổn thất tài chính. SBV có thể tăng lãi suất hoặc tỷ giá dưới ảnh hưởng của cặp góc này". Ngày 20.11.2015 là ngày thứ 6 và sang ngày thứ 2 tuần mới, lực ảnh hưởng bắt đầu phát huy.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

[VFA review trong phiên] Tai sao VN-Index đang giảm hơn 9 điểm trong phiên ngày 24.11.2015

Tại thời điểm 14h15 phút ngày 24.11.2015, chỉ số VN-Index giảm hơn 9 điểm. Trong phiên đầu tuần, chỉ số VN-Index đã mất hơn 4 điểm. Tai sao VN-Index lại giảm điểm mạnh trong 2 phiên đầu tuần này?

Không có thông tin vĩ mô nào được tung ra? Làm sao để lý giải thị trường? Các nhà phân tích, truyền thông sẽ khó tìm ra lý do tại sao thị trường đột ngột giảm điểm mạnh như vậy?

Nhưng với Financial Astrology, chúng ta biết tại sao, đó là vì vào ngày 20.11.2015 Mars kích hoạt vị trí của Hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào ngày 28.9.2015. Và đó là lý do tại sao VFA tiên đoán thị trường sụt giảm mạnh trong tuần bắt đầu từ ngày 23.11.2015. Báo cáo cập nhật tháng 11 với dữ liệu kết thúc ngày 19.11.2015 tiên đoán thị trường sụt giảm mạnh (xem hình)


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Kỳ 1: Cuộc chiến tiền tệ-dầu mỏ sẽ ra sao trong năm 2016?



Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thiệt hại lớn

Trong loạt bài viết về Chủ đề chiến tranh tiền tệ được đăng tải trên báo Đầu Tư tài chính số ra ngày 31.8.2015 “Hệ quả chiến tranhtiền tệ: Rủi ro sụp đổ toàn cầu”, tôi đã giải thích cuộc chiến tranh dầu mỏ được khởi động từ năm 2014 là một phần trong sự phức tạp của cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 (diễn ra từ năm 2010 đến nay). Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 là một cuộcchiến tranh tài chính nhằm âm mưu lật độ lật nhau chứ không đơn thuần là phágiá tiền tệ tạo lợi thế xuất khẩu.

17 tháng trôi qua kể từ khi cuộc chiến dầu mỏ bủng nổ vào tháng 6.2014, giá dầu đã giảm hơn 60% và khiến cho các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ điêu đứng. Nga, quốc gia có gần 50% nguồn thu ngân sách, 30% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu từ dầu mỏ và khí đốt, đã điêu đứng vì giá dầu thấp. Đồng Ruble của Nga đã sụt giảm hơn 50% trong suốt gần 2 năm qua, lạm phát tăng cao buộc Nga phải tăng lãi suất lên 17%/năm vào cuối năm 2014 (và giảm còn 11% ở thời điểm hiện tại), dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo Morgan Stanley, GDP của Nga ước tính giảm 4.2% trong năm 2015. Thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2015 ước khoảng 3% GDP, là mức thấp, nhưng thực ra là do quốc gia này đang dùng quỹ dự trữ (Reverse Fund), một nguồn quỹ thuộc ngân sách quốc gia (trước đây dầu bán ra sẽ được dùng để trích lập quỹ này) để đối phó với việc sụt giảm nguồn thu từ dầu. Vào tháng 10.2015, theo Bộ Trưởng Tài Chính Anton Siluanov, Nga đã chi 40 tỷ USD trong quỹ dự trữ trong năm 2015 và dự báo nếu như năm 2016, giá dầu còn ở mức thấp dưới 50 USD/thùng và tỷ giá không thay đổi, toàn bộ quỹ dự trữ của Nga sẽ hết sạch. Tương tự, một quốc gia có nền kinh tế dựa vào dầu mỏ khác như Venuzuela rơi vào siêu lạm phát hơn 700% khi đồng nội tệ cũng mất giá hơn 7 lần.