Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thiệt hại lớn
Trong loạt
bài viết về Chủ đề chiến tranh tiền tệ được đăng tải trên báo Đầu Tư tài chính
số ra ngày 31.8.2015 “Hệ quả chiến tranhtiền tệ: Rủi ro sụp đổ toàn cầu”, tôi đã giải thích cuộc chiến tranh dầu mỏ
được khởi động từ năm 2014 là một phần trong sự phức tạp của cuộc chiến tranh
tiền tệ lần thứ 3 (diễn ra từ năm 2010 đến nay). Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 là một cuộcchiến tranh tài chính nhằm âm mưu lật độ lật nhau chứ không đơn thuần là phágiá tiền tệ tạo lợi thế xuất khẩu.
17 tháng trôi qua kể từ khi cuộc chiến dầu mỏ bủng
nổ vào tháng 6.2014, giá dầu đã giảm hơn 60% và khiến cho các quốc gia xuất khẩu
dầu mỏ điêu đứng. Nga, quốc gia có gần 50% nguồn thu ngân sách, 30% GDP và 60%
kim ngạch xuất khẩu từ dầu mỏ và khí đốt, đã điêu đứng vì giá dầu thấp. Đồng
Ruble của Nga đã sụt giảm hơn 50% trong suốt gần 2 năm qua, lạm phát tăng cao
buộc Nga phải tăng lãi suất lên 17%/năm vào cuối năm 2014 (và giảm còn 11% ở thời
điểm hiện tại), dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo Morgan Stanley, GDP của Nga ước
tính giảm 4.2% trong năm 2015. Thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2015 ước
khoảng 3% GDP, là mức thấp, nhưng thực ra là do quốc gia này đang dùng quỹ dự
trữ (Reverse Fund), một nguồn quỹ thuộc ngân sách quốc gia (trước đây dầu bán
ra sẽ được dùng để trích lập quỹ này) để đối phó với việc sụt giảm nguồn thu từ
dầu. Vào tháng 10.2015, theo Bộ Trưởng Tài Chính Anton Siluanov, Nga đã chi 40
tỷ USD trong quỹ dự trữ trong năm 2015 và dự báo nếu như năm 2016, giá dầu còn ở
mức thấp dưới 50 USD/thùng và tỷ giá không thay đổi, toàn bộ quỹ dự trữ của Nga
sẽ hết sạch. Tương tự, một quốc gia có nền kinh tế dựa vào dầu mỏ khác như
Venuzuela rơi vào siêu lạm phát hơn 700% khi đồng nội tệ cũng mất giá hơn 7 lần.