Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: CẦN THAY ĐỔI TƯ DUY CƠ CẤU SỞ HỮU


Năm 2015 là năm cuối cùng của “Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Trước thực trạng cổ phần hóa ì ạch DNNN, vấn đề này đang được Quốc Hội đặt câu hỏi về thực trạng,nguyên nhân và giải pháp. Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả đối với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Cổ phần hóa: Chỉ là chiếc bình mới nhưng rượu vẫn cũ

Đối mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Tiến hành cổ phần hóa được xem là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Tuy nhiên, thực tế thì quá trình cổ phần hóa DNNN đang rất chậm.

Năm 2012, Chính phủ thông qua kế hoạch tái cấu trúc 1,200 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa trong 3 năm qua là đáng thất vọng. Năm 2012 được 13 doanh nghiệp, năm 2013 được 74 doanh nghiệp, năm 2014 mục tiêu đặt ra là cổ phần hóa 200 DNNN nhưng thực tế chỉ thực hiện được 143 DN. Năm 2015, mục tiêu cổ phần hóa 289 DNNN những diễn biến tiến độ cổ phần hóa lại đang chậm lại. Trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ có 61 DNNN được cổ phần hóa.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

CÚ TÁT CỦA GẤU

Link bài đăng trên báo ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

FED  tiếp tục “lái” thị trường thế giới

Thị trường mất niềm tin vào FED[1]”, đó là nhận định của Jeff Cox, tổng biên tập tài chính của CNBC, phát biểu trong tuần qua. Điều này được nhìn thấy qua những phản ứng của thị trường trước các thay đổi thông điệp của chủ tịch Yellen trong suốt 3 tuần qua.

Đầu tiên, trước ngày 17.9.2015, toàn bộ thị trường e ngại Fed tăng lãi suất khiến TTCK và nền kinh tế toàn cầu tổn thương. Tuy nhiên, vào ngày 17.9.2015, khi Fed giữ nguyên lãi suất, bất ngờ thị trường đồn đoán rằng, “nền kinh tế Mỹ không đủ mạnh để tăng lãi suất”. Đây là sự thay đổi tâm lý bất ngờ của các nhà đầu tư như giải thích trong bài viết: “Vẫn còn bão sau công bố của Fed” đăng tải trên báo Đầu Tư Tài Chính ra ngày 21.9.2015. Điều này là nguyên nhân khiến TTCK Mỹ và toàn cầu giảm điểm mạnh trong tuần tiếp theo của tháng 9.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Nỗi lo trái phiếu ế

Link bài đăng trên báo Đầu Tư Tài Chính 

Link trích dẫn của Cafef

Bài gốc gửi toàn soạn trước khi bị biên tập lại

Có phải lãi suất đã chạm đáy?

Theo Bloomberg, Việt Nam chỉ bán được một nửa số trái phiếu tại các phiên đấu giá trong 3 quý năm 2015. Theo đó, Kho Bạc Nhà nước chỉ bán được khoảng 4.3 tỷ USD (96,470 tỷ đồng) trái phiếu, tương đương 38% mục tiêu cả năm (250,000 tỷ đồng).  Tình trạng ế ẩm trong các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) đã xuất hiện từ đầu quý 2.2015. Để giải quyết tình trạng này, Kho bạc nhà nước đã tăng lãi suất trúng thầu từ 5.45%/năm lên 6.4%/năm ở trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Tính đến thời điểm hiện nay, lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 5 năm đang giao dịch ở mức 6.7%/năm theo dữ liệu của Bloomberg.

Tình trạng ế ẩm của thị trường TPCP có thể là do sự tác động của Thông tư 36 yêu cầu tỷ lệ đầu tư  vào TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ là 35%. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác là mức lãi suất của TPCP vẫn còn thấp và không đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nên tình trạng ế ẩm tiếp tục diễn ra rõ rệt trong quý 2 và quý 3.2015.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Khoảng trống pháp lý về giao dịch nội gián của các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam


Giao dịch nội gián (insider trading) là căn bệnh kinh niên của thị trường tài chính khi có sự bất cân xứng thông tin giữa những người điều hành doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài. Để làm minh bạch hóa thông tin và hạn chế giao dịch nội gián, cần phải có chế tài liên quan đến việc giao dịch của các nhà lãnh đạo (CEO) để hạn chế vấn đề giao dịch nội gián. Đây là một khoảng trống pháp lý rất lớn mà TTCK Việt Nam đang gặp phải.

Lãnh đạo doanh nghiệp và quy định 10b5-1 tại Mỹ

Trên thị trường chứng khoán, không ai cấm các nhà điều hành doanh nghiệp không được phép giao dịch cổ phiếu công ty mà họ đang quản lý. Tuy nhiên, vấn đề là các nhà điều hành là những người hoạt động bên trong doanh nghiệp và có nhiều thông tin nội bộ hơn so với các nhà đầu tư bên ngoài. Điều này dẫn đến lợi thế của các nhà điều hành doanh nghiệp so với các nhà đầu tư khác trên thị trường.

Một hoạt động mua bán chứng khoán dựa trên các thông tin nội bộ, chưa được thông tin rộng rãi cho công chúng gọi là giao dịch nội gián (Insider Trading), được xem là một hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, tại Mỹ từ năm 2000, để giải quyết xung đột pháp lý có khả năng nảy sinh dành cho các nhà điều hành, Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) đã ban hành quy định 10b5-1.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

ĐỪNG ẢO TƯỞNG DỰ BÁO MIỄN PHÍ


Căn bệnh tự tin của giới chuyên gia tài chính: Ảo tưởng kiểm soát “Thiên Nga Đen”

“Thiên Nga Đen” không còn là khái niệm mới mẻ trong gần 10 năm trở lại khi được trích dẫn rất nhiều trong giới học thuật và nhà đầu tư. Tất nhiên, tôi không muốn nói đến bộ phim Thiên Nga Đen của đạo diễn Darren Aronofsky giúp diễn viên Natalie Portman dành giải Oscar, mà là “Thiên Nga đen” như là một khái niệm ám chỉ những biến cố hiếm hoi nhưng lại để lại hậu quả vô cùng lớn.

Nassim Nicholas Taleb, một nhà môi giới chứng khoán và cũng là chuyên gia về xác suất, đã đưa ra khái niệm “Thiên Nga Đen” trong một cuốn sách cùng tên vào năm 2007. Thiên Nga Đen được định nghĩa là “ một biến cố hiếm hoi nhưng khi xảy ra lại tạo ra hệ quả vô cùng lớn. Và sau khi xảy ra, con người có thể dựng ra hàng trăm câu chuyện để giải thích nó”. Thiên Nga Đen không chỉ xuất hiện trong tự nhiên mà còn trong lĩnh vực kinh tế, xã hội bao gồm thị trường tài chính. Các sự kiện Thiên Nga Đen như: Khủng bố 11.9; Khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007; Thảm hoạt động đất sóng thần-hạt nhận ở Nhật Bản vào năm 2011; Dịch bệnh Ebola...

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Cơn bão lại đến ?


Bài gốc gửi tòa soạn tại đây

Cách đây 7 năm, TTCK toàn cầu từng chứng kiến đợt tháo chạy hoảng loạn sau khi Lehman Brothers phá sản. Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính và phân tích kỹ thuật, tôi cho rằng những điều tồi tệ vẫn còn ở phía trước.

TTCK toàn cầu phản ứng tiêu cực sau khi Fed giữ nguyên lãi suất thấp kỹ lục

Ngày 17.9.2015 Fed đã giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0%-0.25%/năm trong 7 năm qua.  Lee Ferridge, nhà chiến lược vĩ mô của State Street Global bình luận trên CNBC, “Việc Fed không tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại là do còn e ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, các thị trường tài chính vừa trải qua một mùa hè biến động hỗn loạn, và lạm phát vẫn còn ở mức thấp

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Fed: Lãi suất tăng có cứu được hệ thống Petrodollar?

Trong nhiều bài viết trước đây, tôi trích dẫn các dự báo của kinh thánh và chiêm tinh học về sự sụp đổ của Đế Chế Hoa Kỳ và đồng USD từ năm 2015-2022. FED người đã tạo ra đế chế USD cũng sẽ mất đi quyền lực thống trị. Khi đồng USD không còn là kẻ thống trị, nước Mỹ cũng không còn là đế chế nữa.  Thay vào đó, là hệ thống tiền tệ bản vị vàng mới

Trong 7 năm tới, đồng USD sẽ mất dần vị trí thống trị như thế nào, bài phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ. Nhưng cũng giống như con nghiện trước khi chết, việc chích heroin liều cao (bằng cách tăng lãi suất) là cách để nó cố gắng níu giữ mọi thứ. Một con hổ cùng đường sẽ liều chết và chiến đấu mạnh mẽ...Đồng USD trước khi gục ngã, sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ.




Vào ngày 16.9 và 17.9, Cục dữ trự liên bang Mỹ sẽ có cuộc họp quan trọng về chính sách tiền tệ liên quan đến việc tăng hay không tăng lãi suất đồng USD. Tuy nhiên, việc Fed nâng hãy không nâng lãi suất trong tháng 9 cũng không quá quan trọng vì Fed vẫn còn hai cuộc họp khác (ngày 28.10 và ngày 16.12) trong năm 2015. Việc Fed nâng lãi suất đồng USD chỉ là vấn đề thời gian nhằm cứu vãn vị thế đang lung lay của đồng bạc xanh trong hệ thống tiền tệ Petrodollar mà họ tạo dựng từ năm 1973.