Kể từ khi giá vàng giảm
hơn 45% so với đạt đỉnh vào tháng 9.2011, có rất ít người còn nhắc đến vàng. Vậy
vàng đang ở đâu trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần ba này?
Cuộc
chơi thầm lặng
Trong kỳ 2, tôi đã giải
thích rằng, cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 không đơn thuần chỉ là việc phá giá
một đồng tiền này so với đồng tiền khác để giành lợi thế cạnh tranh mà là rủi
ro khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ. Nghĩa là, việc mất niềm tin vào tiền giấy
và nguy cơ xuất hiện làn sóng thu mua tài sản cố định. Từ năm 2008-2011, vàng tạo
ra cơn sốt thực sự khi FED liên tục bơm tiền qua gói QE1 và QE2. Tuy nhiên, việc
Nhật, Anh và hiện nay là Eurozone, tham gia nới lỏng tiền tệ khiến đồng USD
tăng giá, vàng đã giảm mạnh hơn 45% trong vòng 4 năm qua. Truyền thông ít khi
nhắc đến vàng mỗi khi có chiến tranh tiền tệ và trở về với vai trò của một hàng
hóa thông thường.
Nhưng sự thực có phải
như vậy? Các ngân hàng trung ương trên
thế giới đang tham gia vào một cuộc chiến giành giựt vàng rất khốc liệt. Sự tụt
dốc của giá vàng không phản ánh đúng nhu cầu thực sự của vàng vì nó không diễn
ra trên sàn giao dịch mà là cuộc thu gom trực tiếp tại các mỏ vàng.