Còn bài gốc ở đây
Những
âm mưu chiến tranh tài chính, lợi ích của các nhóm tư bản phố Wall và sự bất định
ngày càng tăng của hệ thống tài chính toàn cầu là lý do khiến cho cuộc chiến
tranh tiền tệ lần 3 có thể dẫn đến sự sụp đổ toàn cầu.
Chiến
tranh tài chính: Rủi ro sụp đổ hệ thống tiền tệ.
Nhà khoa học Albert Einstein đã từng dự nói:
“Tôi không biết ở thế chiến thứ ba người
ta dùng vũ khí gì nhưng tôi biết ở thế chiến thứ tư, con người sẽ đánh nhau bằng
gậy và đá”. Cảnh báo của Albert Einstein đưa ra vì ông hiểu rằng, hậu quả của
chiến tranh thế chiến thứ ba, nếu như xảy ra, có thể mang tính chất hủy diệt.
Hoàn toàn khác với hai cuộc thế chiến trước. Đó là một cuộc chiến không có người
chiến thắng.
Điều này cũng tương tự đối với thị trường
tài chính. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so
với hai cuộc chiến tranh tiền tệ trước (lần 1 vào 1921-1936 và lần 2 vào
1966-1987). Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba mang tính chất toàn cầu, với
quy mô lớn hơn rất nhiều và diễn ra ở cả cấp độ quốc gia lẫn tư nhân. Ngày nay,
rủi ro không chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với đồng tiền khác để
giành lợi thế cạnh tranh mà là rủi ro khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ. Nghĩa
là, việc mất niềm tin vào tiền giấy và nguy cơ xuất hiện làn sóng thu mua tài sản
cố định. James Rickards, tác giả nổi tiếng về chủ đề chiến tranh tiền tệ nói: “Cuộc chiến tiền tệ lần 3 có thể là cuộc chiến
tranh tiền tệ cuối cùng- nghĩa là cuộc chiến tranh để kết thúc tất cả các cuộc
chiến tranh tiền tệ.”