Tôi
có tra thử Google về việc ứng dụng chiêm tinh tài chính (Financial Astrology) đối
với các nhà kinh tế học trong việc dự báo kinh tế và thị trường tài chính 2014.
Kết quả cho thấy, Harry Dent, một nhà kinh tế khá nổi tiếng cũng sử dụng chiêm
tinh học để dự báo xu hướng nền kinh tế và thị trường.
"Triệu phú có thể không tin thuật chiêm tinh, nhưng tỷ phú nhất định phải dùng thuật chiêm tinh" - JP Morgan.
Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014
PHẦN 2: NHÌN VỀ 10 NĂM TỚI THEO LÝ THUYẾT MASTER TIME FACTOR
Ghi
chú quan trọng:
Khoảng
60 năm trước, vào năm 1953-1954, một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đã diễn ra. TTCK
Mỹ sụt giảm mạnh vào năm 1953. Việt Nam thất bại trong cuộc cải cách ruộng đất
đẫm máu và Đất nước phân chia hai miền Nam Bắc.
Khoảng
40 năm trước (1974), Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. 1 năm sau, Việt Nam thống nhất đất nước bằng đại thắng mùa xuân năm 1975
[Nghĩa là có một bên thua trận]. TTCK Mỹ trải qua hai đợt sụt giảm mạnh vào năm
1973-1974.
Khoảng
20 năm trước, TTCK Mỹ sụt giảm vào năm 1994. Khủng hoảng Tequila ở Mexico. Mỹ gỡ
bỏ cấm vận cho Việt Nam.
10
năm trước, vào năm 2004, cả TTCK Việt Nam và Mỹ đều có điểm chung là tăng trưởng
trong 1-3 tháng đầu năm nhưng sau đó đều giảm rất mạnh cho đến những tháng cuối
năm.
--->Kết
hợp các chu kỳ 60 năm, 40, năm, 20 năm và 10 năm (ảnh hưởng đến năm 2014) phần
lớn đều giảm điểm đối với TTCK Mỹ.
Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014
PHẦN 1: CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC VỊ THẦN (WARS OF TITANS)
Cuộc
chiến giữa Thần Zớt và Chronos
Trong thần thoại Hy Lạp,
Chronos là một vị thần huyền thoại xuất hiện trong câu chuyện sáng tạo, Sự sáng tạo ra thế giới, được viết hàng
trăm năm trước khi Chúa xuất hiện. Câu chuyện của Chronos mang lại cho chúng ta
hiểu biết về Thời Gian (Time). Hãy cùng nhìn lại câu chuyện này.
Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014
ĐẰNG SAU CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
[Liệu
có bàn tay của Hội Tam Điểm lên Thị Trường chứng khoán Mỹ?]
Trong ngôn ngữ chứng
khoán, “Bull Market” thường được dùng để hàm chỉ thị trường tăng giá. Ngược lại,
“Bear Market” được dùng khi thị trường đang giảm giá. Chuyển ngữ sang tiếng việt,
nhiều người gọi “Bull Market” là “Thị trường con bò” và “Bear Market” là thị
trường con gấu. Hình ảnh Bò và Gấu lần lượt để thay thế cho hai xu thế trên thị
trường chứng khoán là tăng điểm và giảm điểm. Tại các sở giao dịch chứng khoán,
bạn thường thấy hình ảnh của Bò và Gấu. Trong đó, con Bò dùng đôi sừng của mình
để húc vào con Gấu với hàm ý rằng sự thịnh vượng; xu hướng tăng điểm sẽ xuất hiện
và thắng thế so với xu thế giảm điểm. Các thuật ngữ này được sử dụng quen thuộc
đến nỗi chúng ta xem nó như là sự mặc định. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tại
sao Bò lại là biểu tượng của tăng điểm ? và Gấu lại là biểu tượng của sự giảm
điểm?
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014
Thị trường chứng khoán Vietnam 2014 qua góc nhìn chiêm tinh tài chính
[Bài đăng trên báo Đầutưtàichính: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20140105/Goc-nhin-chiem-tinh-tai-chinh-2014.aspx]
Năm 2013 khép lại với
những niềm vui dành cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ
số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng khoảng 22% và 19% so với cuối năm 2012.
Niềm tin và sự lạc quan đang hiển hiện, với không ít kỳ vọng rằng TTCK Việt Nam
năm 2014 sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững! Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính, chúng tôi
có một số cảnh báo về thị trường chứng
khoán năm 2014.
Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013
VIETNAM FORECAST 2014
LỜI
NÓI ĐẦU
Đây
là năm thứ hai, VFA phát hành báo cáo Vietnam Forecast dự báo thị trường chứng
khoán Việt Nam mỗi năm. Tôi thực sự vui mừng bởi những tín hiệu cho thấy,
phương pháp chiêm tinh tài chính đang được ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư
trên thị trường tài chính Việt Nam chú ý. Mặc dù sẽ còn nhiều rào cản nhưng tôi
tin rằng, phương pháp này sẽ được chấp nhận trong vài năm tới bởi xu hướng của
trường phái này đang trở nên ngày càng thịnh hành trên thế giới, đặc biệt tại
các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Ấn Độ…
Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013
SÁCH: "ẢNH HƯỞNG HIỆN TƯỢNG ĐỊA TÂM ĐẾN TTCK VIỆT NAM"
LỜI
MỞ ĐẦU
Kinh tế học đã thay đổi rất nhiều kể từ đợt suy
thoái kéo dài bắt đầu vào năm 2008. Học thuyết thị trường hiệu quả, vốn được
coi là “kinh tế dòng chính” đang đứng trước thử thách lớn và chỉ trích gay gắt
bởi thực tế hiện tại. Nữ hoàng Anh Elizabeth II khi viếng thăm trường Kinh Tế
Luân Đôn vào tháng 11.2008 đã hỏi các nhà kinh tế “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay?”
Thực tế là các nhà nhà kinh tế lẫn các nhà điều hành tỏ ra rất ngạc nhiên và
hoang mang khi cuộc khủng hoảng 2008 xuất hiện.
Alan Greenspan, nguyên Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang
Mỹ (Fed), đã thừa nhận trong cuốn tự truyện “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn” rằng ông từng
phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc Hội: “Tôi bị sốc vì mất niềm tin”. Trong suốt thập niên đầu của thế kỷ
21, Alan Greenspan luôn tin rằng, thị trường tài chính đã phát triển đến mức có
khả năng tự chỉnh sửa các thất bại thị trường, đảm bảo nền kinh tế đi vào giai
đoạn phát triển bền vững. Nếu có một ai đó nhắc đến khủng hoảng, có lẽ họ được
cho là “kẻ ngốc”. Doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ có thể phòng ngừa các rủi
ro không mong muốn. Thị trường minh bạch bởi sự tư do về báo chí, thông tin…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)