Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

TÍNH HỢP LÝ CỦA DỰ BÁO BẰNG CHIÊM TINH



“Thay đổi từ “kinh tế học” trên đây thành từ “chiêm tinh học” và bạn có một định nghĩa hoàn hảo về nghệ thuật chiêm tinh hiện đại.”
Trích từ Financial Astrology-Lcdr David William.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Phải chăng sự sụp đổ đang đến?

LTS: Sir John Templeton từng nói: "Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn". Khi thị trường tỏ ra rất lạc quan thì cũng là lúc nhà đầu tư cần phải giữ “cái đầu  lạnh” để bình tâm suy xét. Từ góc nhìn chiêm tinh tài chính, chúng tôi cho rằng, TTCK Việt Nam và thế giới đang đứng ở trên một vách đá cao đầy nguy hiểm.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Phần II: Việt Nam mong manh trong một thế giới bất ổn

Sáng nay, báo có trích đăng tóm lược tại http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130527/Go-kho-tu-noi-cong-ngoai-kich.aspx

Ảnh hưởng của chiến tranh tiền tệ

Việt Nam không phải ngoại lệ trong cuộc chiến tranh tiền tệ được khởi động từ năm 2010. Là một trong những quốc gia đầu tiên nhen nhóm lạm phát từ cuối năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng ngay lập tức gói QE1 của Mỹ. Lạm phát Việt Nam sau đó tăng tốc từ tháng 5.2010 (gần thời điểm Mỹ thực hiện QE2) và đạt mức đỉnh gần 23% (y-o-y) vào tháng 8.2011[1] chủ yếu vì sự tăng nóng của giá thực phẩm và giá xăng, dầu. So sánh số liệu toàn cầu, lạm phát Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới và đứng số 1 Châu Á[2].

Phần I- Chiến tranh tiền tệ sẽ dẫn đến đình trệ kinh tế toàn cầu

[Trên báo Saigondautu sáng nay mới có trích dăng tóm lược một bài viết của Huy. http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130527/Chien-tranh-tien-te-dinh-tre-kinh-te-toan-cau.aspx. Do đó, Huy trích đăng nguyên bản để các bạn đọc có thể tham khảo rõ hơn.]

Lịch sử những năm 1930 cho thấy, chiến tranh tiền tệ xuất hiện khi hàng loạt các quốc gia rơi vào đình trệ kinh tế do giảm phát nợ. Chiến tranh tiền tệ do đó đẩy khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu. Liệu lịch sử có tái lập khi Bernanke phát động một cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba? Tương lai của Việt Nam sẽ ra sao trước những bất ổn của thế giới ? Chúng ta cần làm gì để vượt qua đình trệ kinh tế(depression) ?

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Geo Mercury và điểm đảo chiều của VN-Index

Khi quan sát thị trường Mỹ, George Bayer kết luận: “Whatever the cause may be, why there are changes produced when Mercury passes certain geocentric degrees we do not know. The rule gives results. The values are 19°36’ Scorpio and Sagittarius, also 24°14’ in Capricorn ... While the first two values bring forth important changes of trend, the last value brings forth all tops in the five years’ period tested, which is quite encouraging to make commitments upon. The opposing places bring also changes: 19°36’ Taurus, 19°16” Gemini and 24°14’ Cancer.”[Trích từ: George Bayer (1940): Stock and Commodity Traders´ Hand-Book of Trend Determination. Carmel, California; trang 18]

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Đọc biểu đồ tử vi của công ty

Chúng ta đã quá quen thuộc với phương pháp phân tích cơ bản được áp dụng khi phân tích về doanh nghiệp. Theo đó, các nhà phân tích cơ bản sẽ tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các loại rủi ro kinh doanh. Đồng thời, tính toán hàng loạt chỉ tiêu tài chính để định giá doanh nghiệp.

Chiêm Tinh Tài Chính (Financial Astrology) là một phương pháp khác hữu ích để tìm hiểu về yếu tố nội tại của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp được ra đời, tương ứng sẽ có một biểu đồ tử vi thể hiện vị trí các hành tinh. Biểu đồ này được gọi là Incorporating Chart (biểu đồ ngày thành lập kinh doanh). Không dừng lại ở đó, bằng cách quan sát chuyển dịch của các hành tinh tại các nhà, chúng ta có thể dự báo được tương lai của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Cuộc chơi của vàng!

Thế giới đang định hình hệ thống tiền tệ mới?

Trong suốt hơn 200 năm qua, hệ thống tiền tệ toàn cầu đã có những biến động rất mạnh với sự thay đổi trong vai trò của vàng[1]. Kéo theo đó là sự ra đời của các ngân hàng trung ương và thay đổi trong cơ chế tỷ giá toàn cầu.

Theo James Rickards, tác giả của cuốn sách “Currency war: Making the next of Glogal Crisis”, hệ thống bản vị vàng ra đời từ năm 1821 đã tạo ra một thời kỳ ổn định giá cả lâu dài, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa và bước đầu của toàn cầu hóa. Tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm từ 1880-1914 là 0.1% rất thấp so với giai đoạn 1946-2003 là 4.1%.