Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài đăng báo/tạp chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài đăng báo/tạp chí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

CÚ TÁT CỦA GẤU

Link bài đăng trên báo ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

FED  tiếp tục “lái” thị trường thế giới

Thị trường mất niềm tin vào FED[1]”, đó là nhận định của Jeff Cox, tổng biên tập tài chính của CNBC, phát biểu trong tuần qua. Điều này được nhìn thấy qua những phản ứng của thị trường trước các thay đổi thông điệp của chủ tịch Yellen trong suốt 3 tuần qua.

Đầu tiên, trước ngày 17.9.2015, toàn bộ thị trường e ngại Fed tăng lãi suất khiến TTCK và nền kinh tế toàn cầu tổn thương. Tuy nhiên, vào ngày 17.9.2015, khi Fed giữ nguyên lãi suất, bất ngờ thị trường đồn đoán rằng, “nền kinh tế Mỹ không đủ mạnh để tăng lãi suất”. Đây là sự thay đổi tâm lý bất ngờ của các nhà đầu tư như giải thích trong bài viết: “Vẫn còn bão sau công bố của Fed” đăng tải trên báo Đầu Tư Tài Chính ra ngày 21.9.2015. Điều này là nguyên nhân khiến TTCK Mỹ và toàn cầu giảm điểm mạnh trong tuần tiếp theo của tháng 9.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Nỗi lo trái phiếu ế

Link bài đăng trên báo Đầu Tư Tài Chính 

Link trích dẫn của Cafef

Bài gốc gửi toàn soạn trước khi bị biên tập lại

Có phải lãi suất đã chạm đáy?

Theo Bloomberg, Việt Nam chỉ bán được một nửa số trái phiếu tại các phiên đấu giá trong 3 quý năm 2015. Theo đó, Kho Bạc Nhà nước chỉ bán được khoảng 4.3 tỷ USD (96,470 tỷ đồng) trái phiếu, tương đương 38% mục tiêu cả năm (250,000 tỷ đồng).  Tình trạng ế ẩm trong các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) đã xuất hiện từ đầu quý 2.2015. Để giải quyết tình trạng này, Kho bạc nhà nước đã tăng lãi suất trúng thầu từ 5.45%/năm lên 6.4%/năm ở trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Tính đến thời điểm hiện nay, lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 5 năm đang giao dịch ở mức 6.7%/năm theo dữ liệu của Bloomberg.

Tình trạng ế ẩm của thị trường TPCP có thể là do sự tác động của Thông tư 36 yêu cầu tỷ lệ đầu tư  vào TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ là 35%. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác là mức lãi suất của TPCP vẫn còn thấp và không đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nên tình trạng ế ẩm tiếp tục diễn ra rõ rệt trong quý 2 và quý 3.2015.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Phải chăng sự sụp đổ đang đến?

LTS: Sir John Templeton từng nói: "Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn". Khi thị trường tỏ ra rất lạc quan thì cũng là lúc nhà đầu tư cần phải giữ “cái đầu  lạnh” để bình tâm suy xét. Từ góc nhìn chiêm tinh tài chính, chúng tôi cho rằng, TTCK Việt Nam và thế giới đang đứng ở trên một vách đá cao đầy nguy hiểm.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Tháng 9: Thị trường biến động rất mạnh

Góc nhìn chiêm tinh tài chính

Tháng 8 thực sự là một khoảng thời gian đáng quên đối với các nhà đầu tư Việt Nam khi các chỉ số giảm mạnh. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch tháng 8 chỉ số VN-Index đóng cửa tại 396.02 điểm, giảm 4.5% so với phiên giao dịch cuối tháng 7; chỉ số HNX-Index giảm tới 11.2% so với tháng trước và đóng cửa tại mức 61.43 điểm. Điều này đúng như dự báo của tôi trong bài viết “Thị trường giảm sâu trong tháng 8” số ra ngày 26.7.2012 trên ĐTTC.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Thị trường giảm sâu trong tháng 8

Góc nhìn chiêm tinh tài chính

Diễn biến thị trường tháng 7 quả đúng là không may mắn cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tính đến thời điểm ngày 25.7.2012, các chỉ số giảm lần lượt 1.3% đối với VN-Index và 2.4% đối với HNX-Index so với cuối tháng trước. Thị trường tăng điểm trong nửa đầu tháng 7 nhưng càng về cuối tháng 7, các đợt giảm điểm mạnh xuất hiện xóa đi toàn bộ thành quả trước đó.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012


(Kỳ 2)Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty mua bán nợ

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu Ngân Hàng của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm kinh tế và vấn đề trong hệ thống ngân hàng mà Việt Nam đang gặp phải hiện nay. Do đó, những kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2000 sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam.

Cũng giống như Việt Nam, nợ xấu của Trung Quốc tập trung vào 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất do các ngân hàng này là nguồn lực chủ yếu để tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Vào những năm 1990, 4 ngân hàng thương mại nhà nước, được gọi là “Big Four” là Ngân hàng Trung Quốc (The Bank of China-BOC), Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (Industrial and Commercial Bank of China-ICBC); Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc (Construction Bank of China-CCB) và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China-ABC) chịu tránh nhiệm chính trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước (SOEs). Big Four chiếm 65% hoạt động ngân hàng của Trung Quốc tại thời điểm đó.

Theo Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS), nợ xấu (NPL) của Trung Quốc ước tính vào khoảng 3,200 tỷ NDT vào thời điểm năm 2001. Bằng cách thành lập ra các công ty mua bán nợ là “Công ty quản lý tài sản-(AMC: Asset Management Corporations), Trung Quốc đã xử lý được khoảng 1,400 tỷ NDT nợ xấu trên bảng cân đối của Big Four, chiếm 20.8% dư nợ tín dụng vào thời điểm 1998. Mô hình xử lý nợ xấu ngân hàng của Trung Quốc như sau:

Bộ Tài Chính đã lập ra 4 AMC để mua lại nợ xấu cho Big Four. Mỗi AMC có vốn chủ sở hữu trị giá 10 tỷ NDT. Cơ cấu vốn của AMC gồm có 4 nguồn chính: Nguồn thứ nhất là vốn chủ sở hữu (Bộ Tài Chính góp vốn), do đó đây là khoản tiền mặt; Nguồn thứ hai là khoản vay nợ từ các định chế tài chính khác (do đó đây cũng là tiền mặt nguồn thứ ba là vay tiền từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bằng cách phát hành các IOUs. Và nguồn thứ tư là các AMC phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Thực tế vào thời điểm 2000, các AMC không vay được nợ từ các định chế khác. Các AMC được PBoC cấp cho khoản vay trị giá 208 tỷ NDT. Như vậy, tổng tiền mặt mà các AMC có chỉ là 208 tỷ NDT + 4*10 tỷ NDT=248 tỷ NDT. Quá trình xử lý nợ xấu như sau. Big Four sẽ chuyển giao 14,000 tỷ NDT nợ xấu cho các AMC. Các AMC sẽ chuyển giao lại cho Big Four 248 tỷ NDT cộng với số trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Như vậy, cần lưu ý ở đây là không phải các AMC phát hành trái phiếu cho các tổ chức tài chính khác để huy động vốn mà là chính các ngân hàng thương mại nợ xấu sẽ là chủ nợ các trái phiếu đó. Lúc này, trên bảng cân đối của Big Four nợ xấu sẽ không còn. Thay vào đó, họ nhận được một khoảng tiền mặt trị giá 248 tỷ NDT và trở thành chủ nợ của AMC. Vì vậy, bảng cân đối tài sản của các ngân hàng đã được làm sạch đi rất nhiều (vì chỉ xử lý được ½ số nợ xấu của Big Four). Còn trên bảng cân đối tài sản của ACMS, họ sẽ nhận về các khỏa nợ xấu. Qua mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc, chúng ta thấy, hơn 80% nợ xấu (trong tổng cộng 14,000 tỷ NDT nợ xấu được xử lý) là trái phiếu của AMC. Để các trái phiếu của các AMC trở nên có giá trị pháp lý và có độ tin cậy, PBoC đứng ra bảo lãnh toàn bộ cho số trái phiếu đó. Ưu điểm trong mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc là không làm phát sinh nhiều chi phí để xử lý nợ xấu vì thực chất chỉ có 248 tỷ NDT tiền mặt được bơm ra để xử lý cho 14,000 tỷ NDT. Điều này sẽ làm giảm số tiền được bơm ra nhằm hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến lạm phát. Thứ hai, Trung Quốc trung hòa số tiền được bơm ra bằng cách yêu cầu các Big Four dùng số tiền mặt nhận được “nộp” vào quỹ dự trữ tại PBoC (tức tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Do đó, không phải ngẫu nhiên mà từ sau năm 2000, dự trữ của các ngân hàng tại PBOC tăng cao đột biến (từ 300 tỷ NDT vào năm 1999 lên trên hơn 1,000 tỷ NDT vào năm 2001). Ngày nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc thuộc loại cao nhất trên thế giới cũng là vì lý do này.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn tồn tại nhược điểm thông qua các ACMs. Vì hàng năm các ACM phải trả lãi cho các trái phiếu mà họ phát hành nên đặc biệt là trong 2-3 năm đầu hoạt động, các ACM không còn tiền mặt để chi trả. Nhiều chuyên gia phân tích ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng, PBoC sau đó đã tăng các khoản cho vay cho các ACM để các ACM có tiền trả lãi. Như vậy, thực chất trong mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc, ngoài số tiền được chuyển giao lúc đầu thì hàng năm còn phát sinh thêm dòng tiền trả lãi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát nếu như PboC không cân đối được dòng tiền hút vào thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vì thông tin về các ACM là không minh bạch nên không ai biết được Ngân Hàng Trung Ương bơm ra bao nhiêu tiền cho các ACM.

H1- Mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc

Các AMC sau khi mua nợ sẽ được quyền thanh lý tài sản để xử lý nợ. Tuy nhiên, một điểm nổi bật là các AMC có quyền chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần. Sở dĩ AMC có thể làm được điều này vì đối tượng vay nợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần nhằm duy trì quyền kiểm soát của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Những bài học rút ra cho Việt Nam

Thứ nhất, Trung Quốc xử lý nợ xấu chỉ đối với Big Four, là những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Giới phân tích quốc tế về Trung Quốc cho rằng, thực chất chương trình giải cứu nợ xấu là để cứu các doanh nghiệp nhà nước. Vì các Big Four trong khi được mua nợ sẽ có tiền để lại tiếp tục cho các doanh nghiệp vay nợ. Đồng thời các AMCs sẽ hoán đối nợ thành vốn cổ phần ở một số doanh nghiệp để đảm bảo quyền sở hữu của nhà nước và giảm đòn bẩy nợ của các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, Việt Nam có sự tương đồng. Phần lớn nợ tại các ngân hàng thương mại nhà nước là các DNNN. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng DNNN vẫn là thành phần kinh tế trụ cột vì nó đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu như cơ sở hạ tầng, năng lượng, vận tải…Trong khi đó, dư nợ tại các ngân hàng thương mại tư nhân chủ yếu là của cổ đông lớn và những người có liên quan. Vì vậy, xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại không thuộc nhà nước chưa chắc đã hỗ trợ cho nền kinh tế. Trái lại, vô tình làm lợi cho các nhóm lợi ích trong ngành ngân hàng.

Việt Nam có thể thực hiện bằng hình thức linh hoạt hơn là nới rộng xử lý nợ xấu cho những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cao đối với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xã hội.

Thứ hai, có thể học hỏi mô hình xử lý nợ xấu ngân hàng của Trung Quốc. Trong đó, NHNN đứng ra bảo lãnh cho các trái phiếu do các công ty mua bán nợ phát hành cho các ngân hàng được xử lý nợ xấu. Sau đó, thông qua công cụ dự trữ bắt buộc để trung hòa bớt dòng tiền tại các NHTM. Tuy nhiên, nên rút kinh nghiệm ở chỗ phải minh bạch hóa hoạt động tại các công ty mua bán nợ. Thực tiễn của Trung Quốc cho thấy, việc mua bán xử lý nợ xấu luôn gắn với quá trình in tiền. Nên minh bạch hóa hoạt động của công ty mua bán nợ, đặc biệt là vấn đề cho vay các công ty mua bán nợ, để quá trình điều hành tiền tệ được chính xác.

(Hết)

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012


Chủ đề: Xử lý nợ xấu của ngân hàng

Kỳ 1: Tại sao phải xử lý nợ xấu của các ngân hàng?

LTS-Vào cuối tuần trước, cuộc họp G14 đưa ra đề xuất lập công ty mua bán nợ trị giá 100,000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Nhưng liệu có hợp lý?

Bất hợp lý khi cứu

Ngành ngân hàng  đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, giống như mạch máu trong cơ thể, vì đây là nơi cung cấp nguồn vốn. Do đó, khi hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng, các chính phủ và ngân hàng trung ương thường phải “giải cứu” các ngân hàng. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến cho các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ. Một trong những giải pháp thường được thực hiện là thành lập công ty mua bán nợ nhằm làm sạch bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng. Thực tiễn cho thấy, Trung Quốc đã lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu vào năm 1999-2000; các nước như Thái Lan, Hàn Quốc cũng lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu được gây ra bởi cuộc khủng hoảng năm 1997; Nhật Bản cũng lập công ty mua bán nợ để xử lý hệ quả nợ xấu sau cuộc đổ vỡ bong bóng bất động sản vào những năm 1990. Do đó, việc Việt Nam thành lập công ty mua bán nợ xấu là một giải pháp hợp lý.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012


Cẩn trọng bẫy tăng giá trong tháng 6

LTS- Khả năng thị trường sẽ xuất hiện đợt tăng giá trong tháng 6. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng vì xu hướng giảm giá trong trung hạn vẫn còn đang hiện hữu.

Góc nhìn chiêm tinh tài chính địa tâm

Trong tháng 6, hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm quan trọng đối với TTCK Việt Nam chính là sự nhập cung (ingress) của Mộc Tinh (Jupiter) từ cung Kim Ngưu (Taurus) sang cung Song Sinh (Gemini) vào ngày 12.6.2012. Cung Song Sinh thuộc yếu tố Khí. Nghiên cứu của tôi cho thấy, chỉ số VN-Index thường thiết lập những đỉnh cao, hoặc những đợt tăng trưởng mạnh khi Mộc Tinh nằm ở các cung thuộc yếu tố Khí (gồm Song Sinh, Thiên Bình, Bảo Bình). Vào năm 2001, đỉnh của VN-Index được tạo lập vào tháng 6 khi Mộc Tinh nằm ở cung Song Sinh. Tuy nhiên, Mộc Tinh sẽ nằm ở cung Song Sinh từ ngày 12.6.2012 cho đến tận ngày 3.6.2013. Điều này có nghĩa rằng, trong vòng 1 năm tới, chúng ta vẫn còn có cơ hội để tìm kiếm những đợt sóng tăng có mức sinh lợi lớn.

Hình 1: Chuyển dịch của Mộc Tinh qua các Yếu Tố (Hỏa, Đất, Khí, Nước)

Nguồn: Cung cấp bởi phần mềm Timing Solution