Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

Các CTCK kỳ vọng SBV sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ cho TTCK tăng điểm trong thời gian cuối năm 2024.

 Quan điểm chung của các CTCK là SBV sẽ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế, khi FED được kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong tháng 9, điều này hỗ trợ cho TTCK

BSC Research dự báo các kịch bản cho VN-Index năm 2024: KB1 (Tiêu cực): tiệm cận 1,200 điểm, KB2 (Tích cực): hướng đến 1,425 điểm. KB cơ sở: 1,298 điểm (xác suất cao hơn)

KBSV nghiêng về kịch bản (70% xác suất) VNINDEX sẽ hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ quanh 1260 (+-5), và có cơ hội vượt vùng đỉnh ngắn hạn 130x. KBSV cho rằng việc FED hạ lãi suất sẽ có tác động mạnh tích cực lên TTCK.

SSI Research cho rằng tháng 9 mở ra cơ hội mua cho quý cuối năm. Theo lịch sử, tăng trưởng bình quân -0.6% trong 14 năm gần nhất, tháng 9 thông thường là tháng không nhiều biến động trên TTCK Việt Nam, trừ các năm bị tác động mạnh bởi tỷ giá như năm 2022 và năm 2023. Tuy nhiên, tăng trưởng VNIndex trong Q4 hàng năm, bình quân đạt mức tích cực +3.3%.

Dựa trên danh sách theo dõi của SSIResearch, tăng trưởng LN so với cùng kỳ có thể đạt mức 21.7% trong 6T cuối năm 2024; tăng tốc đáng kể so với mức chỉ 6.2% trong 6T đầu năm

SSI duy trì quan điểm của mình rằng tăng trưởng GDP có khả năng vượt mục tiêu của chính phủ, và trọng tâm chính sách có thể tập trung hơn vào ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Trong tháng 9, các cuộc thảo luận chính sách nhằm chuẩn bị cho kỳ họp tháng 10 sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn liên quan đến việc sửa đổi các Luật quan trọng như Luật Thuế VAT, Luật Thuế TNDN hay 1 luật sửa đổi nhiều luật trong đó có Luật Chứng khoản và các Luật liên quan đến đầu tư công.



BSC đánh giá áp lực tỷ giá và áp lực lạm phát tăng từ giờ đến cuối năm 2024 đang và sẽ tiếp tục giảm. Đây là yếu tố tích cực, tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì.


Chính sách tiền tệ (CSTT) Việt Nam hiện tại: duy trì nới lỏng. NHNN (1) duy trì lãi suất điều hành ở mức 4.5%; (2) liên tục khuyến khích hệ thống ngân hàng giảm lãi suất  cho vay.

Các yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện cho CSTT nới lỏng hiện tại:

✓ Tỷ giá USD/VNĐ đã hạ nhiệt và áp lực tăng trong giai đoạn còn lại của năm 2024 thấp. 

✓ Áp lực lạm phát đến từ giá các hàng hóa như heo, gạo, gas đang có xu hướng giảm. 

✓ Tăng trưởng tiêu dùng trong nước hiện tại ở mức thấp khi so với các năm trước (ngoại trừ giai đoạn Covid-19). Tiêu dùng trong nước yếu hạn chế làm gia tăng lạm phát cầu kéo, tạo điều kiện cho CSTT tiếp tục nới lỏng. 


Tăng trưởng tín dụng tăng tốc kể từ tháng 8 với ước tính tăng trưởng 7.15% YTD tính đến 7/9. 

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15% YoY trong 2024, từ mức 13.8% YoY của năm ngoái. 

Kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ cải thiện hơn trong các tháng còn lại của năm, nhờ vào sự tăng tốc trong giải ngân đầu tư công, sản xuất, các hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như các dấu hiệu cải thiện trong lĩnh vực Bất động sản và tiêu dùng. 



Trong bối cảnh ổn định vĩ mô của Việt Nam đang được quản lý khá tốt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ nỗ lực duy trì môi trường lãi suất thấp, tạo môi trường hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh.




SBV điều tiết thanh khoản hệ thống bằng cách kết hợp đồng thời cả bơm và hút tiền trên OMOs; chủ yếu bơm ròng trong tháng 8 với giá trị bơm ròng là 60.89 nghìn tỷ đồng.
▪ Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng qua đêm hạ nhiệt nhẹ trong tháng 8 (trung bình tháng đạt 4.49%) nhưng vẫn ở mức cao trong năm 2024.
▪ Lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức cao do chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động (tăng trưởng huy động đạt +1.5% YTD tính đến 24/6).



BVSC cho rằng đồng VND ổn định cũng cho phép NHNN có thêm dư địa để mở rộng chính sách tiền tệ.

Từ cuối tháng 8, NHNN đã giảm giá bán USD, từ mức 25,450 đồng (duy trì từ tháng 4/2024) xuống còn 25.385 đồng. 

Tỷ giá cũng đã xuống tới ngang thời điểm giữa tháng 3/2024, trước khi NHNN thực hiện bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối (bán 4,95 tỷ USD trong tháng 4 và 5/2024 – theo IMF). Do đó, BVSC cho rằng việc NHNN thực hiện mua ngoại tệ trở lại ở thời điểm này để bổ sung dự trữ ngoại hối là có khả năng.




Động lực từ xuất khẩu

Trong tháng 8, xuất khẩu (+15.2% YoY) và nhập khẩu (+14.9% YoY) giữ tốc độ tăng trưởng 2 chữ số, với thặng dư thương mại mở rộng đạt 4.05 tỷ USD.

Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu (+15.9% YoY) và nhập khẩu (+18.1% YoY) duy trì xu hướng hồi phục, với thặng dư thương mại đạt 18.57 tỷ USD:

Sản xuất hồi phục

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung 8 tháng, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì đà tăng (+8.6% YoY).



PMI S&P Global sản xuất của Việt Nam duy trì trên mốc 50 điểm, đạt 52.4 điểm trong tháng 8, cho thấy mức cải thiện trong 5 tháng liên tiếp, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 (do Việc làm (chiếm 20% của chỉ số PMI) giảm lần đầu tiên trong ba tháng). 

Trong tháng 8, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đáng kể. Áp lực chi phí nhẹ bớt đã khiến các nhà sản xuất tăng mạnh hoạt động mua hàng.


Tiêu dùng yếu ít tạo áp lực lên lạm phát, nhưng là rủi ro cảnh báo nền kinh tế đang yếu đi.



Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng có phần chậm lại trong tháng 8 (+7.9% YoY; từ mức tăng tháng trên 9% YoY trong 5 tháng trước đó). 

Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, bán lẻ vẫn trên đà hồi phục, với động lực đến từ sự hồi phục du lịch (lượng khách quốc tế tăng 45.8% YoY và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019.

o Bán lẻ hàng hóa tăng trưởng ổn định +7.3% YoY trong 8 tháng đầu năm, cho thấy sức cầu yếu đối với lĩnh vực sản xuất.

o Dịch vụ lưu trú ăn uống (+14.3% YoY) và Dịch vụ lữ hành (+26.4% YoY) tiếp tục là động lực chính cho bán lẻ.


Tăng trưởng tiêu dùng vẫn thấp hơn mức bình quân, và trước covid.




CPI tháng 8 đạt +3.45% YoY (+0.0% MoM). CPI cơ bản đạt +2.53% YoY (+0.24% MoM).
▪ Tốc độ tăng của CPI so với cùng kỳ giảm mạnh trong tháng 8 do giá một số hàng hóa như xăng dầu, gạo, heo hơi, gas,.... thu hẹp so với cùng kỳ.
▪ Áp lực lạm phát từ giờ đến cuối năm 2024 thấp. 
▪ Lạm phát vẫn ở dưới ngưỡng mục tiêu 4.5%, cộng với áp lực tăng giá từ giờ đến cuối năm thấp là động lực để NHNN tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp, hay nói rộng hơn là tiếp tục giữ CSTT nới lỏng.


KBSV nhận thấy áp lực tỷ giá từ nay đến cuối năm không còn quá lớn, dự báo tỷ giá USD/VND sẽ giảm về ngưỡng quanh vùng 25,000 VND/USD (+3.5% so với đầu năm) dựa trên cơ sở: (1) giải ngân FDI, kiều hối tốt hơn trong giai đoạn cuối năm; (2) sự suy yếu của đồng USD sau khi FED cắt giảm lãi suất (mức giảm có thể lớn hơn 25bps).

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một rủi ro cần chú ý

TPDN: Đến 31/08/2024, tổng giá trị phát hành TPDN: 41,494 tỷ đồng. Tăng 2.35% so với tháng 7, tăng 23.72% so với cùng kỳ năm ngoái. 

 Trong tháng 8: Tổng giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ghi nhận: 14,203 tỷ đồng.


Chủ đề đầu tư cổ phiếu







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét