CPI hạ nhiệt nhẹ trong tháng 6 nhờ chi phí giao thông giảm
Trong tháng 6, CPI tổng thể hạ nhiệt xuống 4.34% so với cùng kỳ từ 4.44% yoy trong tháng 5 do chi phí nhiên liệu giảm (giảm 5.86% mom) từ đó làm đóng góp nhóm giao thông giảm xuống.
Trong khi đó, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm xuống 2.61% yoy trong tháng 6 từ 2.68% yoy trong tháng 5, vẫn ở mức tương đối thấp (dưới 3%) trong tháng thứ 7 liên tiếp.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, CPI tổng thể tăng 4.08% yoy trong khi CPI cơ bản thấp hơn ở mức 2.75% yoy.
Sự phân hóa tiếp tục diễn ra đối với CPI tổng thể & cơ bản cho thấy sức ép lạm phát xuất phát từ các nhóm hàng ngoài cơ bản (như năng lượng, thực phẩm và dịch vụ được nhà nước quản lý) thay vì diễn ra trên diện rộng trong toàn bộ nền kinh tế.
HSC cho rằng sức ép CPI hiện tại là có thể kiểm soát và sẽ không tác động
đáng kể tới chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN, như đã xảy ra vào năm 2008 và
2011.
HSC duy trì dự báo cho năm 2024-2025
HSC dự báo CPI tháng 7 tăng lên 4.4% yoy do khả năng đóng góp của chi phí giao thông gia tăng trong bối cảnh giá dầu thô đang hồi phục.
CPI có thể sẽ giảm dần từ tháng 8 nhờ (1) chi phí thực phẩm giảm do đà tăng giá thịt lợn dần hạ nhiệt sau mùa hè và (2) mức nền cao hơn.
HSC duy trì dự báo CPI cho năm 2024-2025 bình quân ở mức lần lượt 3.8% và 3.4%.
Một số rủi ro khiến CPI cao hơn dự báo của chúng tôi đến từ phía cầu như chi tiêu tài khóa và tiền lương khu vực công tăng lên.
Áp lực từ phía cung cũng xuất hiện do giá cước vận tải toàn cầu & chi phí đầu vào sản xuất đang gia tăng. Tuy nhiên, dựa trên quan sát trong quá khứ, tác động tiềm năng của những rủi ro này chỉ ở mức vừa phải và khó làm CPI năm 2024 vượt trên biên độ mục tiêu của NHNN (4-4.5%).
Tỷ giá USD/VND có xu hướng dịu lại trong tuần qua.
Tăng trưởng GDP Q2 vượt kỳ vọng nhờ lĩnh vực sản xuất
GDP Q2/2024 của Việt Nam tăng 6.93% yoy cao hơn đáng kể so với dự báo
của HSC là tăng trưởng 5.8% và dự báo bình quân của Bloomberg là tăng trưởng 6%.
Nền kinh tế tăng trưởng tích cực nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ (tăng 12.5% yoy, tương đương tăng 14.5% yoy trong 6 tháng đầu năm 2024), từ đó giúp đẩy mạnh tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến & chế tạo (đóng góp 22.9% tổng GDP) lên 10.04% từ tăng 7.21% trong Q1/2024.
Sản lượng phát điện cũng tăng 14.15% yoy trong Q2/2024 từ tăng 12.3% yoy trong Q1/2024. Trong khi đó, hoạt động xây dựng tăng 7.07% yoy trong Q2/2024, với lực cản đến từ sự phục hồi chậm của ngành BĐS (tăng 3.12% yoy, so với tăng 1.78% yoy trong Q1/2024).
Về phía cầu, FDI đăng ký tiếp tục tăng trưởng tích cực ở mức 9.1%yoy trong Q2/2024 so với mức tăng 7.1% yoy trong Q1/2024, từ đó giúp đẩy mạnh
tăng trưởng GDP.
Mặc dù đầu tư công chững lại, đầu tư ngoài khu vực nhà nước từ khu
vực tư nhân vẫn tăng mạnh ngoài dự kiến ở mức 7.8% yoy, so với mức tăng
4.5% so với cùng kỳ trong Q1/2024.
Nhìn chung, tăng trưởng GDP mạnh hơn dự báo nhờ ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu (từ phía nguồn cung) & đầu tư tư nhân (từ phía nhu cầu) tích cực trong bối cảnh tiêu dùng trong nước cải thiện (tăng 5.78% yoy trong 6 tháng đầu năm 2024 dựa trên giá trị thực).
Tuy nhiên, tăng trưởng giữa các ngành trong giai đoạn này vẫn không đồng đều, trong đó
ngành thâm dụng lao động nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng chậm lại ở mức 3.34% yoy trong Q2/2024. Ngành này hiện thâm dụng 26.7% lực lượng lao động của Việt
Nam, giảm 113,000 lao động so với cùng kỳ - có thể do người lao động chuyển sang ngành
dịch vụ đang khởi sắc trong bối cảnh nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng và thu nhập tăng
lên.
Theo một khảo sát của Tổng cục Thống kê dựa trên 51.4 triệu lao động có việc làm,
thu nhập bình quân hàng tháng/lao động trong Q2/2024 đã tăng lên 7.5 triệu đồng, tăng
7% yoy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét