Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Nhật Thực Toàn Phần 14/12 và điểm xoay chiều cho VN-Index. Chỉnh có phải là cơ hội để mua tiếp?

Tóm tắt: Chúng tôi nhìn thấy khả năng điều chỉnh của VN-Index quanh mốc thời gian 14.12.2020 +/-3 ngày giao dịch bởi hiện tượng Nhật Thực Toàn Phần. Tuy nhiên, các kịch bản chu kỳ rất khác nhau có thể đưa ra các kịch bản giảm giá khác nhau. Nếu như đáy ngày 30/10/2020 là đáy chu kỳ PB, tức chúng ta đang khởi đầu một chu kỳ sơ cấp mới, thì chúng ta mới chỉ ở tuần thứ 6, tương ứng khả năng tạo đỉnh MT sau đó là đáy MB. Thường mức độ điều chỉnh ở chu kỳ MT đầu tiên trong chu kỳ sơ cấp là nhẹ, giá chỉ thủng MA15 -MA20 ngày nhưng không phá thủng MA50 ngày. Nên nhớ ngày đảo chiều 14.12.2020 không phải là hiện tượng đảo chiều mạnh. Chúng tôi nhìn thấy hiện tượng đảo chiều ở cấp độ mạnh (*** ba sao) ở ngày 14-18.1.2021. Nghĩa là tiềm năng tăng giá vẫn còn. Điều chỉnh vẫn là cơ hội để mua.

Ngược lại, nếu đáy ngày 30/10/2020 chỉ là đáy MB hay chu kỳ sơ cấp cũ từ đáy ngày 30/7/2020 vẫn tiếp diễn, chúng ta đang ở tuần thứ 20 và thông thường đó là vùng thời gian cho việc thiết lập đỉnh chu kỳ PT. Lúc này, giá sẽ phá thủng MA50 ngày để xác nhận.

Các quan điểm phân tích chu kỳ và hiện tượng địa tâm là công cụ bổ trợ cho hệ thống Trend Following mà chúng tôi đang theo dõi. Nên nhớ Sentiment đang rất cao.

Hiện Tượng Địa Tâm (Geocosmic) 

Trưa 14-12 theo giờ địa phương, hàng ngàn người dân ở phía Nam Chile và Argentina đã đổ ra đường để chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2020: nhật thực toàn phần. (Xem thông tin tại đây)Nhật thực ngày 14-12 diễn ra khi giờ Việt Nam là buổi tối, vì vậy người dân nước ta không có cơ hội chứng kiến cảnh tượng hấp dẫn này.

Vậy hiện tượng này có tác động như thế nào đến các thị trường tài chính? Theo phương pháp của Astro Trader, chúng tôi thấy có hiện tượng nhập cung khi Venus (Kim Tinh) và Saturn (Thổ Tinh) lần lượt nhập cung Sagittarius (Nhân Mã) và Aquarius (Bảo Bình) vào ngày 15/12 và 16/12. Trước đó, Mercury (Thủy Tinh) tạo góc tam hợp với Mars (Hỏa Tinh) và vuông góc Neptune (Hải Vương Tinh), tạo nên mẫu hình Supper Timing.


Chúng ta đang ở hai ngày đảo chiều địa tâm quan trọng có chứa hai hành tinh quan trọng bên ngoài.  Hiện tượng đầu tiên là sự giao hội của Jupiter (Mộc Tinh)/Saturn (Thổ Tinh) vào ngày 21/12/2020. Điều này khớp với giả định của chúng ta là đáy 1/2 PB có thể hình thành từ ngày 21/12/2020, tức bắt đầu từ tuần thứ 8 của chu kỳ sơ cấp. Mốc thời gian 21/12-30/12/2020 hoàn toàn nằm trong vùng thời gian đảo chiều 24/12-28/12/2020 (cấp độ ***).

Hiện tượng địa tâm thứ hai là Jupiter (Mộc Tinh) tạo góc vuông với Uranus (Thiên Vương Tinh) vào ngày 17 tháng 1. Đây là một trong những hiện tượng địa tâm có tương quan mạnh mẽ nhất với các chu kỳ sơ cấp trở lên trong vòng 15 ngày giao dịch, thông thường là từ 3-9 ngày. Tuy nhiên, Uranus là sự bất ngờ, không thể kỳ vọng trước. Nó có thể là đảo chiều hoặc là cú phá vỡ vượt qua các mức hỗ trợ hoặc kháng cự dài hạn. Cuối cùng, Uranus trùng với điểm phá vỡ tăng giá thiết lập đỉnh cao mọi thời đại sau đó đảo chiều. Rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra với Uranus. 

Ngày đảo chiều 15-18 tháng 1 năm 2021 còn mạnh hơn cả 24-28 tháng 12 năm 2020 vì nó bao gồm cả Uranus thuận hành (ngày 14/1) và Mars (Hỏa TInh) giao hội với Uranus, đồng thời cả hai hành tinh này vuông góc với Jupiter (ngày 14-20 tháng 1). Đây là khoảng thời gian có thể trùng với những biến động bất ổn xã hội và bạo đông. Nó trùng với ngày Nhậm Chức Tổng Thống Mỹ. Lần cuối cùng mà Jupiter và Uranus vuông góc là ngày 9/10/2007, trùng với đỉnh của Đại Suy Thoái 2007-2008 

Phân Tích Chu Kỳ

Về góc độ chu kỳ, chỉ só VN-Index đã tăng 20 tuần kể từ đáy chu kỳ sơ cấp PB vào tháng 7/2020. Theo kiến thức về chu kỳ, các chu kỳ sơ cấp dịch chuyển phải thường hay xuất hiện đỉnh trong vùng thời gian 14-20 tuần vì thế trader cần thận trọng về khả năng xuất hiện PT.

Chúng ta đang có sự phân kỳ giữa giá và stochastic Oscillator (không thể hiện ở hình dưới). Giá đang chạm đường xu hướng trên của kênh giá tạo nên sự kháng cự. Trader cần sự xác nhận đảo chiều bởi MA5 ngày cắt xuống MA20 ngày và quan sát thêm các dấu hiệu bổ sung khác như phân kỳ liên thị trường (nếu có).
Kịch bản chu kỳ PB cũ vẫn đang diễn ra, bắt đầu từ đáy ngày 30/7/2020. Đáy 30/10 chỉ là MB.


Một kịch bản đếm chu kỳ khác là đáy PB đã được thiết lập vào ngày 30/10/2020 và chúng ta đang ở tuần thứ 6-7 của chu kỳ sơ cấp mới. Lúc này chu kỳ PB cũ kết thúc vào ngày 30/7/2020 là 13 tuần, vừa đủ khớp cho tiêu chí đáy chu kỳ PB mặc dù nó hơi ngắn.

Vùng thời gian 6-7 thường có khả năng cho việc tạo lập đỉnh chu kỳ MT (5-8 tuần) hoặc 1/2 PB (7-11 tuần). Mức độ điều chỉnh của đỉnh MT đầu tiên trong chu kỳ sơ cấp mới thường là nhẹ và giá không nên thủng MA50 ngày. Mục tiêu giá là bị kẹp  trong MA20-MA50 ngày. Nếu giá thủng MA50 ngày, chúng ta quan sát đó có phải là đáy 1/2 PB hay không? hoặc thậm chí là kịch bản của trường hợp 1, tức đỉnh PT được hình thành.
Kịch bản chu kỳ PB vào ngày 30/10/2020






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét