Ngay trong tuần trước cuộc họp chính sách tiền tệ (ngày 30.7.2018), BOJ buộc phải hai lần liên tiếp trong một tuần can thiệp để hỗ trợ thị trường trái phiếu trong nước sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất 18 tháng. Lần can thiệp cuối cùng được thực hiện vào ngày thứ 6, BOJ phải mua vào một lượng trái phiếu nhằm đẩy lợi suất trái phiếu xuống dưới 0.1% (ở mức 0.09%). Các nhà đầu tư bắt đầu bán ra trái phiếu khi rộ lên tin đồn ngân hàng trung ương Nhật Bản sắp kết thúc QE vào cuộc họp tuần tới.
Các nhà phân tich bình luận, động thái của BOJ vào ngày thứ 6 vừa qua là do áp lực đầu cơ về việc kết thúc gói QE sau khi thất bại đạt tới lạm phát muc tiêu. Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, đặc biệt là chính sách kiểm soát đường cong lợi suất được giới thiệu vào cuối năm 2016 không đem lại hiệu quả trong khi làm tổn thương lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. Do đó, sớm hay muộn, BOJ cũng phải kết thúc nó.
Ông Joachi Fels, nhà tư vấn kinh tế toàn cầu của quỹ đầu tư trái phiếu Pimco nói: "BOJ xác định độ dốc của đường cong lợi suất có tác động lớn để khả năng sinh lợi của hệ thóng ngân hàng. Do đó, trong cuộc họp sắp tới, BOJ sẽ phải xem xét cho phép mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm tăng lên cao hơn. [đó là nguồn gốc của tin đồn BOJ kết thúc QE- người dịch].
Thêm vào đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng lên, đang gây áp lực đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ của Nhật tăng theo nếu như nền kinh tế toàn cầu gặp truc trặc. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang ở mức 3% và theo tính toán của Fels có thể tăng thêm 3.25%, do đó đây là cơ hội mua (Ông Fels nói).
Cặp tỷ giá USD/JPY rơi (Yên Nhật tăng giá) xuống mức 110.74, thấp nhất từ ngày 9.7.2018 khi có thông tin BOJ mua trái phiếu để giữ lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức dưới 0.1%, ngoài ra vì nỗi e sợ chiến tranh thương mại đang được xoa dịu.
Đọc chi tiết tại đây:
Các nhà phân tich bình luận, động thái của BOJ vào ngày thứ 6 vừa qua là do áp lực đầu cơ về việc kết thúc gói QE sau khi thất bại đạt tới lạm phát muc tiêu. Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, đặc biệt là chính sách kiểm soát đường cong lợi suất được giới thiệu vào cuối năm 2016 không đem lại hiệu quả trong khi làm tổn thương lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. Do đó, sớm hay muộn, BOJ cũng phải kết thúc nó.
Ông Joachi Fels, nhà tư vấn kinh tế toàn cầu của quỹ đầu tư trái phiếu Pimco nói: "BOJ xác định độ dốc của đường cong lợi suất có tác động lớn để khả năng sinh lợi của hệ thóng ngân hàng. Do đó, trong cuộc họp sắp tới, BOJ sẽ phải xem xét cho phép mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm tăng lên cao hơn. [đó là nguồn gốc của tin đồn BOJ kết thúc QE- người dịch].
Thêm vào đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng lên, đang gây áp lực đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ của Nhật tăng theo nếu như nền kinh tế toàn cầu gặp truc trặc. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang ở mức 3% và theo tính toán của Fels có thể tăng thêm 3.25%, do đó đây là cơ hội mua (Ông Fels nói).
Cặp tỷ giá USD/JPY rơi (Yên Nhật tăng giá) xuống mức 110.74, thấp nhất từ ngày 9.7.2018 khi có thông tin BOJ mua trái phiếu để giữ lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức dưới 0.1%, ngoài ra vì nỗi e sợ chiến tranh thương mại đang được xoa dịu.
Đọc chi tiết tại đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét