Đường link bài đăng trên báo Đầu Tư Tài Chính
Tại sao giá vàng có thể lên đến 10,000 usd/oz (Sách "DIỆN MẠO MỚI CỦA VÀNG")
Tại sao giá vàng có thể lên đến 10,000 usd/oz (Sách "DIỆN MẠO MỚI CỦA VÀNG")
ECB
đang nối tiếp xu hướng hậu QE trên toàn cầu ?
Trong
cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày 8 tháng 12, Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố kéo dài chương trình mua tài sản (QE) đến cuối năm 2017. Tuy nhiên, sẽ giảm mức mua trái phiếu từ 80 triệu Euro/tháng hiện nay xuống còn 60 triệu Euro/tháng,
bắt đầu từ tháng 4 năm 2017 (Đồng nghĩa giảm lượng mua trái phiếu từ 960 tỷ
Euro/năm xuống còn 780 tỷ Euro/năm vào năm 2017). Phản ứng với thông tin này, đồng Euro ngay lập tức giảm từ đỉnh cao trong ngày
8/12 là 1.0868 Euro đổi 1 USD xuống còn 1.0556 Euro/USD vào cuối tuần. Bất chấp
sự yếu đi của đồng Euro, các bình luận sau cuộc họp của chủ tịch Mario Draghi
khiến các nhà phân tích gặp cảm thấy mâu thuẫn. Động thái giảm mức mua trái phiếu
khiến thị trường đang hoài nghi liệu Draghi có đang “thu gọn dần dần (tapering)”
gói QE hay không? Trước đây, Ben Bernanke là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tapering”
vào cuối năm 2013 khi ông muốn chấm dứt gói QE3 của Fed. Hành động của Draghi
có phải là một dạng của “tapering”?
Ông Richard Barwell,
nhà kinh tế học tại BNP Paribas Investment Partners nói. “Đây là một phiên bản
của Tapering. Họ không nói về điều này nhưng lại đang làm điều đó. Việc ECB
không đưa ra những thay đổi lớn để tạo ra không gian cho việc mua trái phiếu mạnh
hơn trong tương lai cho thấy chương trình này đang dần bị thu hẹp vì những giới
hạn pháp lý.”
ECB hiện
đang chịu sức ép từ một số nhân vật bảo thủ và các nghị sĩ Đức, những người
đang ngày càng phản đối mạnh mẽ hơn chính sách tiền tệ của ECB. Người Đức cho rằng,
chính sách tiền tệ quá nới lỏng ảnh hưởng xấu đến người gửi tiết kiệm và làm giảm
nhẹ sức ép lên các nước trong khu vực, đặc biệt là ở vùng ngoại vi Châu Âu tiến
hành tái cấu trúc để vực dậy nền kinh tế. Quan điểm của người Đức là muốn hạn
chế sự lệ thuộc vào chính sách tiền tệ và thúc đẩy những thay đổi về mặt cấu
trúc kinh tế, điều họ cho rằng là bền vững hơn trong dài hạn.
Nếu
như ECB thực sự đang muốn thu hẹp dần dần các gói QE, đây là thay đổi có tính
bước ngoặt của chính sách tiền tệ thế giới. Báo Financial Times bình luận rằng,
chúng ta có thể đang ở thời điểm bắt đầu việc kết thúc các chương trình thí
nghiệm tiền tệ từ khi John Law bắt đầu manh nha về tiền pháp định tại Pháp,
cách đây 3 thế kỷ. Thực sự, các nền kinh tế lớn đang chuẩn bị chuyển sang giai
đoạn thắt chắt tiền tệ và hạn chế chính sách trọng tiền. Mỹ đã chấm dứt gói QE3
từ cuối năm 2013, đang hướng tới kế hoạch nâng lãi suất dài hạn, và có thể sẽ
tiếp tục thực hiện điều đó trong cuộc họp tháng 12 tới. Việc Tổng Thống Donald
Trump đưa ra chính sách tài khóa mở rộng cho thấy, hướng đi mới của nước Mỹ là
dựa vào chính sách tài khóa và giải quyết các vấn đề cấu trúc chứ không còn đi
theo chủ nghĩa trọng tiền.
Từ
tháng 9.2016, Nhật Bản cũng chuyển sang một công cụ chính sách tiền tệ mới gọi
là “kiểm soát đường cong lợi suất”. Theo đó, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu
tài sản 80,000 tỷ Yên Nhật/năm, BOJ (Ngân hàng Nhật Bản) sẽ cam kết để cho lợi
suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ nằm quanh mức 0%. Điều này có nghĩa rằng BOJ sẽ
mua bất kể mọi lượng trái phiếu mà các nhà đầu tư muốn bán ra, hoặc mua không
giới hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, quyết định của BOJ không nên được
hiểu là ngân hàng này sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa mà ngân hàng này đang dùng
thông báo này để đẩy kỳ vọng lạm phát lên trên mục tiêu 2% và là thông điệp cho
thấy BOJ đã sẵn sàng cho kịch bản lạm phát tăng vọt. Khi lạm phát tăng mạnh, với
chính sách “kiểm soát đường cong lãi suất”, BOJ không cần phải mua vào trái phiếu
nữa, hoặc không nới lỏng định lượng, điều mà họ sẽ phải làm nếu như vẫn duy trì
mục tiêu chính sách QE như cũ. Nhật Bản đang đưa ra “kiểm soát đường cong lãi
suất” cho thấy họ đang linh hoạt hơn và sẵn sàng thắt chặt tiền tệ khi lạm phát
mất kiểm soát.
Thế giới
đang bước vào giai đoạn hậu QE với sự thay đổi chính sách tiền tệ của Mỹ và Nhật.
Và hành động vừa qua của ECB khiến giới đầu tư và phân tích đặt ra giả thiết
hoài nghi ECB sẽ nối gót Mỹ và Nhật Bản.
Tuy
nhiên, đó chỉ là giả thuyết. Thực tế thì Mario Draghi vẫn khẳng định rằng không
hề có “tapering” cho gói QE và “điều này sẽ không được thảo thuận vì nó vẫn
chưa nằm trên bàn làm việc của tôi”. Do đó, Mario Draghi nói rằng, QE vẫn có thể
được khôi phục lại khi cần thiết.
Giá vàng đang sẵn sàng cho đợt hồi phục lớn
Vào
ngày 14 tháng 12 tới, cuộc họp của FOMC
sẽ trả lời cho giới đầu tư biết liệu FED có tiếp tục con đường thắt chặt tiền tệ
hay không. Dữ liệu của CME về Fedwatch Tool vào ngày 9.12.2016 cho thấy, thị
trường đang kỳ vọng đến 97.2% khả năng FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tới.
Đồng USD đã phục hồi mạnh kể từ sau khi Donald Trump đắc cử Tổng Thống và dẫn đến
kỳ vọng lạm phát bằng chính sách tài khóa mở rộng, khiến FED đang bị sức ép sớm
thực hiện nâng lãi suất. Chỉ số USD Index đã chạm mức 101.6 vào cuối tuần qua
(hiện chỉ số USD Index đang đứng ở đỉnh cao nhất 13 năm qua), được tích lũy động
lực tăng giá sau phiên họp của ECB. Vì vậy, có thể nói rằng, nếu như FED thực sự
tăng lãi suất vào cuộc họp tới, điều đó sẽ không còn tác động nhiều đến đồng
USD vì phần lớn kỳ vọng đã được phản ánh vào giá trong thời gian qua.
Về mặt
kỹ thuật, sóng tăng của USD Index từ năm 2008 đến nay đã chạm vào tỷ lệ
Fibonacci 61.8% của đợt sụt giảm từ đỉnh năm 2000 đến đáy năm 2008. Một cấu
trúc gồm 5 sóng từ (1) đến (5) cũng đã hoàn tất trong xu hướng tăng từ năm 2008
đến nay. Các hàm ý kĩ thuật đưa đến kỳ vọng USD có thể giảm giá mạnh sau khi đã
tăng nóng trong thời gian qua.
Có
nguyên do ủng hộ cho kịch bản đồng USD giảm giá sau cuộc họp của FOMC. Thực tế,
sau khi Fed tăng lãi suất vào tháng 12 năm 2015, đồng USD không tăng giá nhiều
sau 2 tuần sau cuộc họp và giảm mạnh vào đầu năm 2016 khi quyết định tăng lãi
suất tạo nên làn sóng thoái vốn ở Trung Quốc để đổ xô trú ẩn vào vàng, thay vì
đồng USD. Nếu lịch sử lặp lại, có lẽ đồng USD một lần nữa sẽ bị mất giá sau quyết
định tăng lãi suất của FED vào tháng 12.2016.
Thực sự,
đồng NDT của Trung Quốc mất giá mạnh mẽ trong nữa sau năm 2016 khi đồng USD mạnh
lên. Hiện nay tỷ giá CNY/USD đã ở mức 6.90, cao nhất kể từ năm 2008 và có vẻ
như phía Trung Quốc chưa vội can thiệp tỷ giá nếu như không chạm vào ngưỡng tâm
lý 7. Thay vào đó, Trung Quốc đang thiết lập các biện pháp kiểm soát vốn nhằm
ngăn chặn tình trạng thất thoát như diễn ra vào năm 2015. Đầu tháng 12, Trung
Quốc tăng cường kiểm soát vốn bằng cách hạn chế mạnh nhập khẩu vàng. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa tình trạng thất thoát vốn bị chặn lại. Số liệu cập nhật
của Bloomberg cho thấy, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vào cuối tháng 11 đã giảm
đến 1,000 tỷ USD so với đỉnh năm 2014 và xuống còn gần 3,000 tỷ USD, khi đồng
NDT mất giá hơn 12% so với đồng USD, một bằng chứng cho thấy tình trạng thất
thoát vốn vẫn diễn ra mạnh. Đáng chú ý, khi đồng USD tăng mạnh trong hơn 1
tháng qua, dự trữ ngoại hối trong tháng 11 đã tương đương với mức sụt giảm lớn
nhất 99 tỷ USD trong tháng 1.2016.
Điều
này khiến giới đầu tư lo lắng về kịch bản của đầu năm 2016 sẽ tái diễn vào đầu
năm 2017. Sự mất giá của đồng NDT do thoái vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường
tài chính toàn cầu và nhà đầu bán tháo ngay cả đồng USD và trú ẩn vào vàng.
TTCK tất nhiên cũng bị sụt giảm mạnh.
Về mặt
kỹ thuật, giá vàng cũng đang tìm được mức hỗ trợ của mình. Hiện tại, giá vàng
đang ở tỷ lệ Fibonacci 61.8% của đợt tăng từ đầu năm 2016 đến đỉnh tháng
7.2016. Cấu trúc sóng Elliott của vàng cho thấy, sóng (X) có thể sắp hoàn tất
và chuyển sang tăng giá theo sóng (Y), điều có thể đưa giá vàng hướng đến vùng
1,400-1,500 USD/oz. Daily Sentiment Index, một chỉ số đo lường ý kiến đối lập
(contrary opinion) của giá vàng đã chạm về mức 9.1% là chỉ báo cho thấy khả
năng giá vàng đạt đáy.
Bên cạnh lo ngại về khả
năng tháo vốn ở Trung Quốc, kỳ vọng lạm phát là nguyên do thứ hai ủng hộ kịch bản
tăng giá của vàng. Lạm phát đang có dấu hiệu trở lại và đó là yếu tố khiến các
ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang có những biện pháp đón đầu (Mỹ tăng lãi
suất, Nhật thay đổi công cụ chính sách tiền tệ). Ở Trung Quốc, lạm phát đã tăng
khá mạnh từ giữa tháng 6 năm nay. Việc OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm cung dầu,
đẩy giá dầu hồi phục làm tăng kỳ vọng lạm phát của giới đầu tư. Khi lạm phát trở
lại, vàng là lựa chọn hàng đầu nhằm bảo vệ tài sản.
Trương
Minh Huy
Tài
liệu tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét