Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

SỨC ÉP PHÁ GIÁ LÊN VND ĐANG TĂNG LÊN.

Đường link trên báo Đầu Tư Tài Chính (trang 3)

LTS- Sau một loạt biến cố “Thiên Nga Đen” liên tiếp như Brexit, Bầu Cử Tổng Thống Mỹ, Samsung Galaxy Note 7 bị nổ và thu hồi, và gần đây là sự sụt giảm mạnh của đồng NDT, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc thu hút dòng vốn FDI và xuất khẩu. Tác động riêng lẽ của mỗi sự kiện là không lớn nhưng tổng lực tác động của nhiều sự kiện đang tạo ra sức ép phá giá ngày càng một lớn đối với VND. Việc tỷ giá tăng mạnh trong thời gian gần đây và vượt mức 22,600 VND/USD phản ánh sự tác động của nhiều áp lực.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Vietnam Stock Insight 11.2016 Review.

Nửa tháng 11 đã trôi qua, và đã đến lúc nhìn  chúng ta nhìn lại dự báo được đưa ra tại bản báo cáo VIETNAM STOCK INSIGHT 11.2016 phát hành ngày 28.11.2016


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Chính sách kinh tế của Tổng Thống Donald Trump: “ cực đoan, cũ kỹ và kì dị” và ảnh hưởng đến Việt Nam



Người viết có những bình luận về chính sách của Trump dưới góc độ kinh tế học. Điều này sẽ giúp người đọc hiểu tại sao 370 nhà kinh tế học, bao gồm cả 8 nhà kinh tế đoạt giải Nobel phải viết thư kêu gọi người dân không bầu cho Donald Trump. Tại sao những chính sách kinh tế mang đậm phong cách “ cực đoan, cũ kỹ và kì dị” của Trump trở thành sự lo lắng của các nhà kinh tế học? Bài viết thể hiện quan điểm trung lập về những mặt tích cực và rủi ro tiềm ẩn của Tổng Thống Donald Trump trong nhiệm kỳ 2017-2021 để nhận diện những tác động đến nền kinh tế Việt Nam.

Nếu như các Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ như Franklin D.Roosevelt (1933-145) và Ronald Reagan (1980-1988) đã giúp nước Mỹ vĩ đại hơn sau mỗi đợt khủng hoảng bằng các học thuyết kinh tế của Keynes và trường phái Chicago thì Donald Trump lại tuyên bố thẳng thừng: chẳng cần đến các nhà kinh tế học. Dựa trên Khả năng Thương Thuyết bậc thầy, Donald Trump hô vang khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại thêm lần nữa”.


Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

TTCK sau cơn hoảng loạn bầu cử Mỹ

 “Mr Brexit” gây shock khi trở thành Tổng Thống thứ 45.

Vào giữa tháng 8, trên trang Twitter của mình, Donald Trump tự gọi là “Ngài Brexit”. Và trong ngày Donald Trump trở thành Tân Tổng Thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chiến thắng của Ngài Brexit đã tái hiện kịch bản hỗn loạn của Brexit ở Anh Quốc (ngày 24.6.2016) trên thị trường tài chính thế giới.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu và dược phẩm sẽ lên ngôi?


Chu kỳ xoay vòng cổ phiếu: Sau thép, dầu là đến nhu cầu thiết yếu và dược phẩm
Sơ đồ xoay vòng các lĩnh vực cổ phiếu (Stock Sector Rotation) cho thấy, sau khi các cổ phiếu ngành vật liệu công nghiệp (basic industry materials) như sắt, thép và giá năng lượng (energy/Precious Metal) tắt sóng, nhà đầu tư sẽ tìm đến cổ phiếu ngành tiêu dùng thực phẩm thiết yếu (consumer staples) và nhóm ngành dược phẩm-chăm sóc sức khỏe (Health Care-Drugs). Đây là hành vi xoay vòng nhóm cổ phiếu được các nhà phân tích liên thị trường thừa nhận rộng rãi. Thông thường, khi nhóm ngành vật liệu xây dựng và năng lượng tăng mạnh, trên thị trường sẽ bắt đầu xuất hiện tín hiệu của lạm phát và những vấn đề trục trặc nhẹ của kinh tế vĩ mô.

Biểu đồ vòng xoay các lĩnh vực cổ phiếu theo chu kỳ

[25.11.2016] KHAI GIẢNG KHÓA 11 LỚP ỨNG DỤNG CHIÊM TINH TRONG DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Mục tiêu khóa học:
Nhằm nâng cao một số kỹ năng cho các astro-trader
- Định thời điểm thị trường (Market Timing)
- Hiểu và nhận diện xu hướng thị trường (Market Trend)
- Nền tảng cơ bản về chiêm tinh tài chính.
-------------------------------
Hãy xem cách mà chúng tôi sử dụng chiêm tinh tài chính để dự báo các điểm đảo chiều trên thị trường tài chính. Các ngày khai giảng khóa học chiêm tinh tài chính, luôn trùng với các điểm đảo chiều trên các thị trường tài chính (TTCK Việt Nam, Forex). Ngày tổ chức khóa 11 LÀ 25.11.2016 

Ba khóa học gần nhất là: Khoa 8 (ngày 9.3.2016), khóa 9 (ngày 21.4.2016) và khóa 10 (ngày 3.6.2016). Hãy xem tác động đến từng thị trường.

OPEC BẤT ĐỒNG, DẦU KHÍ LONG ĐONG

Nỗi lo OPEC khó đạt được thỏa thuận cắt giảm nguồn cung
Trong phiên họp ngày 28.10 và 29.10 tại Viên (Áo), khối OPEC vẫn không đạt được thỏa thuận nguồn cung. Iraq vẫn lưỡng lự tham vào thỏa thuận này. Mặc dù trong phiên họp tháng 27.9.2016, OPEC đã đồng thuận với nhau về việc cắt giảm sản lượng dầu nhưng khi bàn thảo chi tiết, họ lại bất đồng với nhau về từng con số (hạn ngạch riêng cho từng quốc gia). PetroMatrix, giám đốc quản lý của Olivier Jakob nói rằng, OPEC không biết phải phân chia với nhau như thế nào để cắt giảm nguồn cung từ 33 triệu thùng/ngày xuống còn 32.5 triệu thùng/ngày. Nhà phân tích cao cấp Jeffrey Halley, của công ty môi giới OANDA ở Singapore nói “ Có quá nhiều lời bàn cãi và không ai cố gắng để đồng ý về bất cứ điều gì. Điều này đã khiến thị trường giảm điểm.” Giá dầu của Mỹ vào phiên giao dịch ngày thứ 2, sau cuộc họp của OPEC đã giảm tới 3.8% xuống còn 46.86 USD/thùng.