Đường link trên NDH
Đường link trên Cafef
KHóa học chiêm tinh tài chính
Sáng nay, tác giả cha giàu, cha nghèo cùng đăng đàn chém gió, kêu Mỹ sụp đổ
Đường link trên Cafef
KHóa học chiêm tinh tài chính
Sáng nay, tác giả cha giàu, cha nghèo cùng đăng đàn chém gió, kêu Mỹ sụp đổ
Gần 1 tháng
trôi qua kể từ bài phỏng vấn đầu tiên của NDH với ông Trương Minh Huy, nhà phân
tích chiêm tinh tài chính độc lập tại Việt Nam,trong dịp tết Nguyên Đán Bính
Thân 2016, TTCK Việt Nam và thế giới đã có sự phục hồi ấn tượng đúng như dự
báo. NDH tiếp tục gặp lại ông để thảo luận về những biến động của thị trường
tài chính trong thời gian tới và có được những kiến giải sâu hơn cho những lời
dự báo của ông trong dịp đầu năm.
Đợt sóng hồi phục trên TTCK mà ông dự báo sau Tết Nguyên Đán
sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào?
Trong bài trả lời phỏng vấn của tôi
với báo NDH được đăng tải vào ngày 9.2.2016, tôi đã cho rằng có một đợt sóng
khá hấp dẫn sau tết Nguyên Đán. Thực tế là điều này đã diễn ra trên toàn thế giới
chứ không chỉ riêng gì Việt Nam. Điểm đảo chiều sau đợt giảm mạnh hồi đầu năm
là vào ngày 11.2.2016, tương ứng với ngày mồng 4 tết âm lịch của Việt Nam. Thị
trường chứng khoán Mỹ đã có tháng hồi phục tốt nhất kể từ Đại Khủng hoảng 1933,
và lấy lại tất cả số điểm đã mất vào đầu năm 2016. Chỉ số VN-Index, chạm mốc
584 điểm, tăng khoảng 40 điểm so với phiên giao dịch cuối năm Ất Mùi. Tâm lý của
nhà đầu tư hiện đang tỏ ra lạc quan và phấn khởi hơn so với hồi tháng 1 khi thị
trường giảm điểm nhanh và mạnh.
-----------
“Liệu có cơ hội đón sóng sau dịp Tết Nguyên Đán Bính Thân hay không?
Tôi nghĩ rằng, các nhà đầu tư sẽ trở nên phấn khởi hơn sau dịp Tết Nguyên Đán. Đây là khoảng nghỉ cần thiết cho các nhà đầu tư khi TTCK sụt giảm mạnh trong hơn 2 tháng gần đây. Về mặt chiêm tinh học, Tết Nguyên Đán trùng với dịp Trăng Tròn và cũng là thời điểm Kim Tinh (hành tinh của tiền) tạo góc giao hội với Diêm Vương Tinh, vuông góc với Thiên Vương Tinh và tạo góc tam giác với Mộc Tinh. Đây là một mẫu hình chiêm tinh cho thấy khả năng tạo nên điểm đảo chiều. Do đó cókhả năng có đợt sóng khá hấp dẫn sau Tết Nguyên Đán.
Để dự báo tiếp về tương lai, chúng
ta cần hiểu rõ về quá khứ. Điều gì đã tạo nên sự hồi phục ấn tượng của TTCK
trong hơn 1 tháng qua? Rõ ràng, việc giá dầu tăng mạnh 50% từ mức đáy 26
USD/thùng vào ngày 11.2.2016 cho đến mức quanh 40 USD/thùng ở thời điểm hiện
nay là yếu tố hỗ trợ giúp cho TTCK tăng điểm mạnh mẽ. Vào ngày 11.2.2016, một
thỏa thuận “đóng băng sản lượng” do Nga và Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia) được tung
ra khiến giá dầu tăng điểm rất mạnh. Điều này đã chứng thực dự báo của tôi về
khả năng phục hồi của giá dầu, trong đó nước Nga sẽ có nhiều hành động nhằm cắt
giảm nguồn cung dầu, từ đó giúp giá dầu hồi phục.
Trích đoạn“ Thổ Tinh là hành tinh của sự đe dọa, suy thoái, thu hẹp, thiếu hụt, trong khi Hải Vương Tinh có thuộc tính liên quan đến biển, nước, dầu, lạm phát, dịch bệnh và tiền tệ. Thổ Tinh vuông góc Hải Vương Tinh có thể hiểu là sự thiếu hụt nguồn cung của dầu; sự khan hiếm về nguồn nước; khả năng bùng phát dịch bệnh (đặc biệt bệnh về da do thiếu nước); khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ.... Yếu tố thú vị của cặp góc Thổ Tinh/Hải Vương Tinh này cho thấy nhiều lần trong lịch sử liên quan đến nước Nga... Do đó, có khả năng trong năm 2016, nước Nga sẽ có những hành động can thiệp để cắt giảm nguồn cung hoặc thúc đẩy giá dầu tăng theo nhiều cách”
Tuy nhiên, con đường phục hồi của
giá dầu sẽ không hề bằng phẳng vì có nhiều yếu tố chi phối yếu tố nội tại của
giá dầu. Thứ nhất, bản thân “thỏa thuận đóng băng sản lượng” vẫn chưa được sự ủng
hộ rộng rãi của các quốc gia trong khối OPEC và phi OPEC. Iran vẫn đang là vật
cản lớn khi họ muốn đứng ngoài thỏa thuận này. Iran có mâu thuẫn với Ả Rập Xê
Út cũng vào đầu năm 2016 và cả hai quốc gia này đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại
giao lẫn thương mại. Bản thân Iran vừa mới trở lại thị trường dầu sau khi lệnh
cấm vấn do P5 (Mỹ đứng đầu) được bãi bỏ và họ muốn có được sản lượng 4 triệu
thùng/ngày so với mức 2.6 triệu thùng/ngày như hiện nay. Vào tháng 4 tới, các
quốc gia xuất khẩu dầu lửa sẽ nhóm họp tại Quatar, để tiến tới đóng băng sản lượng
trên quy mô toàn cầu và thậm chí là cắt giảm sản lượng. Nhưng với các tuyên bố
gần đây như của Ả Rập Xê Út cho thấy triển vọng vẫn rất mờ mịt. Ả Rập Xê Út vẫn
cứng rắn tuyên bố rằng họ không có kế hoạch nào để cắt giảm sản lượng dầu (do
thâm hụt ngân sách rất cao). Nếu như thỏa thuận đóng băng sản lượng bị thất bại
hoặc các quốc gia không tiến tới đạt được một kế hoạch trong việc cắt giảm nguồn
cung dầu, giá dầu có thể giảm mạnh trở lại. Với sự tương quan mạnh gần đây giữa
giá chứng khoán và giá dầu, đây là một tin rất xấu.
Thứ hai, để giá dầu có thể tăng mạnh
hơn nữa và tiến tới các mức mong muốn 60-80 USD/thùng cần phải có rất nhiều sự
hỗ trợ khác, đặc biệt là chính sách tiền tệ của FED. Đồng USD cần giảm giá mạnh
hơn (hàm ý FED nới lỏng tiền tệ) nữa để hỗ trợ cho giá dầu. Mặc dù đồng USD đã
giảm mạnh trong tháng 3 khi cả ECB lẫn FED đều gây bất ngờ cho thị trường nhưng
mọi thứ vẫn có thể thay đổi (xem giải thích ở phần sau). Nên nhớ, Thổ Tinh
vuông góc với Hải Vương Tinh vẫn là yếu tố chi phối chính trong năm 2016, và hiện
tượng này liên quan đến việc thắt chặt tiền tệ hơn là nới lỏng. Do đó, nhà đầu
tư thận trọng với việc FED vẫn thực hiện việc thắt chặt tiền tệ trong thời gian
tới. Chúng ta đã chứng kiến hệ quả của việc FED tăng lãi suất trong tháng
12.2015 đã tạo ra cơn bão tệ hại đối với TTCK thế giới gần như ngay lập tức.
Vào ngày 26-27.4 tới, FED lại có một cuộc họp chính sách tiền tệ khác và chúng
ta vẫn cần phải thận trọng với việc FED tăng lãi suất (ảnh hưởng xấu đến TTCK).
Tôi cũng đã lưu ý trong bài phỏng vấn
đầu năm Bính Thân rằng, về cơ bản “năm
2016 là một năm mà thị trường chứng khoán (cả Việt Nam và thế giới) chịu nhiều ảnh
hưởng tiêu cực. Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng trong năm 2016. Nếu có xuất hiện
các đợt sóng tăng trong năm 2016 và tham gia hợp lý tại một số thời điểm, nhà đầu
tư nên sớm chốt lãi. Trong thị trường con gấu, khó có đợt sóng tăng nào kéo dài
quá 3 tháng và thông thường chỉ kéo dài trong 1-2 tháng. Chỉ số VN-Index thực
ra đã tăng giá xấp xĩ 2 tháng so với đáy ngày 21.1.2016 với mức lãi gần 70 điểm,
nên nhà đầu tư cần thận trọng với sự trở lại của thị trường con gấu trong vài
tháng tới. Có thể đỉnh của TTCK sẽ rơi
vào tháng 3 hoặc tháng 4 và sau đó là một đợt sụp đổ khiến cho cả giá dầu, lẫn
chứng khoán đều giảm mạnh.
Thực tế, VN-Index hiện nay đang gặp
bị kháng cự bởi vùng điểm 580-585 điểm, vốn là vùng giá kháng cự được hình
thành vào tháng 9.2015 và tháng 12.2015. Lịch sử giao dịch cho thấy, tháng
9.2015, chỉ số VN-Index cũng phải giảm điểm vài lần tại vùng kháng cự này nhằm
lấy đà trước khi bật tăng trong tháng 10. Đồng thời, chỉ số VN-Index nếu như
không vượt qua được vùng 580-585 điểm như hồi tháng 11.2015 đã kéo theo sự sụp
giảm rất mạnh trong hai tháng sau đó. Điều này cho thấy, vùng 580-585 là vùng
điểm quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý trong thời điểm hiện nay. Giải thích về
mặt tâm lý, ngưỡng kháng cự giống như một thử thách mà chúng ta gặp phải, khi
nhiều cố gắng và nỗ lực để vượt qua thử thách không mang lại thành công, thì
con người thường hay thể hiện trạng thái bi quan và buông xuôi (điều này dẫn đến
sự giảm điểm mạnh sau đó). Nếu phân tích kỹ, TTCK Việt Nam cũng được hưởng lợi
rất nhiều từ việc giá dầu thế giới tăng. Các mã cổ phiếu thuộc ngành dầu khí
như GAS, PVD đã tăng 40%-50%, đã tạo nên yếu tố tích cực và dẫn dắt toàn thị
trường. Do đó, một khi giá dầu thế giới giảm trở lại, TTCK Việt Nam cũng bị tác
động tiêu cực.
Có tín hiệu chiêm
tinh học nào cho thấy thị trường chứng khoán toàn cầu lại đổ sụp như ông vừa
nói hay không?
Vâng, tháng 3 năm 2016 là một tháng rất quan trọng trong năm 2016
khi có nhiều hiện tượng chiêm tinh địa tâm (geocosmic) nổi bật. Vào ngày
9.3.2016, hiện tượng Nhật Thực Toàn Phần xuất hiện trong đó Việt Nam có quan
sát được một phần. Vào ngày 23.3.2016, hiện tượng nguyệt thực nửa tối sẽ xuất
hiện và người dân Việt Nam hoàn toàn có thể quan sát được vào lúc 18h-20h50
phút. Cũng đúng vào ngày diễn ra nguyệt thực nửa tối, Mộc Tinh và Thổ Tinh sẽ
vuông góc với nhau. Hiện tượng Mộc Tinh vuông góc Thổ Tinh là các chu kỳ lớn có
ảnh hưởng mạnh trong năm 2016, với chiều dài chu kỳ chỉ đứng sau Thổ Tinh vuông
góc với Hải Vương Tinh mà tôi đề cập vào đầu năm.
Cần lưu ý, Mộc Tinh là hành tinh đồng chi phối (co-ruler) cho giá
dầu bên cạnh Hải Vương Tinh. Do đó, lĩnh vực năng lượng như dầu sẽ bị ảnh hưởng
rất mạnh mẽ trong tháng 3 và tháng 4 (do biên độ ảnh hưởng) khi cả Mộc Tinh và
Hải Vương Tinh, chi phối dầu, đều tham gia hợp góc với Thổ Tinh.
Mặc dù hiện nay tâm lý của nhà đầu tư đã lạc quan trở lại, cả FED
và ECB, BOJ đều có vẻ như đang rút lại cuộc chiến tranh tiền tệ (dừng
NIRP-chính sách lãi suất âm), nước Nga đang thực hiện rút một phần quân đội ra
khỏi Syria nhưng mọi thứ đều có thể thay đổi rất nhanh chóng. Tất cả các sự kiện
trên diễn ra trong tháng 3 nhưng bản thân tháng 3 lại là tháng mà tính biến đổi,
thay đổi, đảo ngược rất mạnh. Trong tháng 3, Hỏa Tinh và Thổ Tinh đang ở cung
Nhân Mã, Mộc Tinh nằm ở cung Xử Nữ còn Hải Vương Tinh và một số hành tinh khác
như Mặt Trời, Thủy Tinh, Kim Tinh nằm ở cung Song Ngư. Các cung như Nhân Mã, Xử
Nữ và Song Ngư thuộc nhóm biến đổi (mutable) với các thuộc tính đảo ngược, thay
đổi hoặc giải thích đơn giản hơn là “dễ lật kèo”. Tất cả các lời hứa đưa ra đều
có thể thay đổi, nay thế này mai thế khác. Các chính sách có thể bị đảo ngược.
Điều này được nhấn mạnh hơn khi hiện tượng Nhật Thực Toàn Phần ngày 9.3.2016 diễn
ra tại cung Song Ngư, thuộc nhóm biến đổi. Nhật Thực Toàn Phần là hiện tượng có
ảnh hưởng rất mạnh trong chiêm tinh học, với thời gian tác động có thể là 1 năm
hoặc thậm chí là hàng chục năm (tùy theo đặc điểm của hiện tượng).
Trong khi đó, hiện tượng Nguyệt thực nửa tối vào ngày 23.3.2016 lại
diễn ra một vị trí rất đặc biệt, đó là nó diễn ra 3 ngày sau khi Mặt Trời nhập
cung Bạch Dương, đánh dấu thời điểm Xuân Phân (bắt đầu Mùa Xuân theo lịch Tây
Phương). Bạch Dương là cung thuộc nhóm tứ phương (cardinal), mang tính chất
hành động. Do đó, hiện tượng nguyệt thực nửa tối diễn ra ngay sau nhật thực
toàn phần ở cung Song Ngư và sự nổi bật của nhóm biến đổi cho thấy một khả năng
đó là: những thay đổi một khi xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất mạnh và kéo dài.
Bạch Dương do Hỏa Tinh chi phối nên tháng 3 sẽ là tháng của Hỏa
Tinh. Đó là lý do tại sao hồng y giáo chủ và cả giáo hoàng ở Vantican luôn mang
áo đỏ, giày đỏ trong tháng 3 (đỏ là màu của Hỏa Tinh).
Tính chất của Hỏa Tinh liên quan đến tai nạn, xung đột-mâu thuẫn-chiến
tranh, sắt-thép, thể thao, quốc phòng, phẫu thuật...Do đó, khi Nguyệt thực nửa
tối diễn ra tại điểm đầu của cung Bạch Dương có thể tạo ra những tai nạn thảm
khốc và những xung đột vũ trang. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta đã từng chứng
kiến vụ đắm tàu Titanic vào ngày 15.4.1912 diễn ra trước 2 ngày so với ngày diễn
ra Nhật Thực (17.4.1912) tại 27 độ cung Bạch Dương. Và đó là lý do mà phương
Tây vẫn hay có câu “Đừng làm gì vào ngày nhật thực/nguyệt thực nếu như bạn
không muốn bị chìm (hàm ý đến tai nạn)”. Vì vậy, các tai nạn gần đây như rơi
máy bay ở Nga vào ngày 20.3.2016, đánh bom khủng bố tại Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ)
vào ngày 19.3.2016 và hôm qua 22.3.2016, khủng bố tại Bỉ cho thấy rõ sự hoạt động
của Hỏa Tinh (liên quan đến tai nạn, vũ khí, khủng bố).
Ngay tại Việt Nam, liên tiếp các sự kiện gần đây như vụ nổ ở Hà
Đông hoặc sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai cho thấy Việt Nam chẳng phải là ngoại lệ của
ảnh hưởng Hỏa Tinh.
Cần lưu ý, Hỏa Tinh nằm cùng với Thổ Tinh ở trong cung Nhân Mã, là
cung thuộc yếu tố Hỏa. Trong quan sát chiêm tinh học, cung Nhân Mã rất hay liên
quan đến các sự kiện xung đột vũ trang ở Trung Đông như Israel, Pakistan,
Syria, Iran...Vì vậy, ngay cả khi Nga rút quân khỏi Syria, chúng ta vẫn chưa thể
lạc quan về một thế giới yên bình ở Trung Đông. Điều này có thể liên quan đến
giá dầu. Giới phân tích chính trị cho rằng, việc Nga rút quân khỏi Syria như là
một điều kiện để các quốc gia khác ở Trung Đông tham gia vào thỏa thuận “đóng
băng sản lượng”. Nếu như thỏa thuận “đóng băng sản lượng” không làm tăng giá dầu
như Nga mong muốn (trở lại ít nhất các mức 60-80 USD/thùng) hoặc rơi vào bết tắc,
lịch sử đã chứng kiến các biện pháp khác để làm tăng giá dầu là: chiến
tranh-xung đột vũ trang. Nói ngắn gọn, cẩn
thận trọng với xung đột vũ trang, khủng bố, tai nạn trong tháng 3 và tháng 4 vì
Hỏa Tinh nằm ở cung Bạch dương từ ngày 20.3 cho đến ngày 20 hoặc 21.4 hằng năm.
Việt Nam cũng cần lưu ý vấn đề xung đột trên Biển Đông vì biển là
vấn đề nổi bật do Hải Vương Tinh chi phối. TTCK Việt Nam từng chịu đợt sụt giảm
mạnh khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông vào tháng 4.2014. Cần
lưu ý rằng, sự kiện này diễn ra đúng 1 tháng ngay sau khi Nga đưa quân vào
Crimea (Ukraine), tháng 3.2014. Biển Đông và Trung Đông trong vài năm trở lại
đây luôn có sự liên kết thông qua Hải Vương Tinh, vừa chi phối cả dầu và biển.
Vì vậy, các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam cần phải đề phòng đến những yếu tố
ngoại lai (các yếu tố phi kinh tế) như vậy.
Một yếu tố ngoại lai khác là hạn hán. Tôi đã cảnh báo vấn đề thiếu
hụt nước trong bài phỏng vấn đầu xuân Bính Thân ở Việt Nam do ảnh hưởng của hiện
tượng El Nino. Và thực tế rằng, đồng bằng sông Cửu Long đang hạn hán nặng và bị
ngập mặn, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sản xuất lương thực. Thông thường, khoảng
6-9 tháng sau han hạn, giá lương thực sẽ tăng rõ rệt. Hiện nay, giá lương thực
thế giới đang tăng dần vì tình trạng thiếu hụt lương thực đang diễn ra trên quy
mô toàn cầu, nhưng để ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam sẽ có độ trễ khoảng 6
tháng. Lạm phát là thứ mà thế giới đang tìm kiếm để thoát khỏi giảm phát. Tuy
nhiên, đối với Việt Nam, lịch sử chưa bao giờ cho thấy lạm phát là vấn đề tốt đẹp.
Việt Nam đã từng gặp phải lạm phát cao vào các năm 1998, 2007 và 2010, là các
năm ngay sau các năm Việt Nam gặp phải El Nino. Một thực tế là, các năm có El
Nino khiến thời tiết trở nên rất hỗn loạn, đằng sau các đợt hạn hán lại là các
siêu bão tiếp tục như bão Linda (1997),
Xangsane (2006), bão Ketsana (2009). Các đợt bão sẽ tiếp tục làm cho vấn
đề lương thực trở nên trầm trọng và đó là giải thích tại sao lạm phát thường
tăng mạnh đối với Việt Nam. Lạm phát sẽ khiến cho đồng nội tệ mất giá, lãi suất
tăng lên và ảnh hưởng xấu đến TTCK. Tất nhiên, đây không phải là câu chuyện
ngày một ngày hai, mà có ảnh hưởng từ từ và kéo dài.
Trở lại với chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương như
FED. Mặc dù FED tỏ ra rất “bồ câu” trong cuộc họp tháng 3 và các ngân hàng
trung ương khác dường như đang muốn rút lại cuộc chiến tranh tiền tệ. Tuy
nhiên, với tính chất biến đổi, “lật kèo” của tháng 3 và tháng 4, chẳng có gì đảm
bảo FED sẽ tiếp tục bồ câu (nới lỏng tiền tệ). FED có thể làm tăng lãi suất
trong cuộc họp tháng 4 và ngay lập tức TTCK thế giới lại bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thậm chí, không cần phải đến cuộc họp tháng 4, FED vẫn có thể làm
cho đồng USD tăng giá ngay sau thời điểm 23.3.2016 +/-3 ngày giao dịch (nguyệt
thực nửa tối), bằng các thủ thuật khác.
Sự mạnh lên trở lại của đồng USD sau thời điểm Nguyệt thực nửa tối sẽ
làm cho vấn đề nợ nần, tỷ giá của các quốc gia trên thế giới bị lộ ra. Trung Quốc
có thể tiếp tục lại bị rút vốn và phá giá đồng NDT. VND của Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng tương tự. Vòng xoáy nợ công
cao-rút vốn-phá giá nội tệ sẽ khiến TTCK toàn cầu và Việt Nam lại tái diễn, một
khi đồng USD mạnh lên. Nếu quan sát kỹ các nhà đầu tư có thể thấy điều này, trước
các đợt sụt giảm mạnh vào tháng 8.2015 và tháng 1.2016, đồng USD đều tăng mạnh
khiến cho Trung Quốc là nạn nhân của sự rút vốn. Thế giới sẽ bất ổn một khi đồng
USD mạnh lên.
Đó cũng là lý do mà tôi muốn nói thêm về sự bất ổn, hay thay đổi của
các ngân hàng Trung Ương. Mặc dù trước đây, FED nổi tiếng là người “không bao
giờ làm bất ngờ phố Wall”. FED luôn cố gắng tạo ra thông điệp trước cho phố
Wall, để các nhà đầu tư có thể biết trước định hướng chính sách của FED. Nhưng
giờ đây, trong một thế giới bất ổn, một hệ thống tài chính-tiền tệ méo mó, và
FED đang phải sử dụng những công cụ tài chính ngoại lệ như QE hay NIRP, chẳng
có gì là chắc chắn. Phố Wall gần đây đang chỉ trích FED về việc gây ra bất ổn
cho thị trường bởi những chính sách thất thường, khó dự báo. Hiểu điều này là
quan trọng. FED có thể làm tăng đồng USD trong vài tháng nhưng đó họ có thể làm
hạ giá đồng USD để xoa dịu khủng hoảng. Nếu như thời điểm FED làm hạ giá đồng
USD rơi vào thời điểm giá dầu tăng mạnh kết hợp với thiếu hụt lương thực, vô
tình có thể thổi bùng lại lạm phát cao, yếu tố luôn ảnh hưởng xấu đến Việt Nam.
Nói ngắn gọn, các quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam giờ đây
đang rất dễ tổn thương trước các quyết định của FED. Dù đồng USD mạnh lên hay yếu
đi, cả hai con đường đều dẫn đến hệ quả tiêu cực cho các quốc gia này. Tất cả
các yếu tố trên là lý do tại sao, thế giới đang đứng trước nguy cơ của một đợt
sụp đổ mới, còn tồi tệ hơn những gì mà chúng ta đã chứng kiến trong vài năm
qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét