“Hở room” và TPP đang là mốt
Các
nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, ít nhiều biết đến những làn sóng tăng giá của
các cổ phiếu khi sắp diễn ra Đại Hội Cổ Đông, thường diễn ra từ tháng 3 cho đến
tháng 5 mỗi năm. Điều này được thế hiện qua hiệu ứng tăng giá trong tháng 3. Thống
kê cho thấy, tháng 3 thường có lịch sử tăng giá khoảng 67% (10/15) lần trong 15
năm của chỉ số VN-Index.
Mùa
đại hội cổ đông là lúc các chiến lược kinh doanh, kế hoạch tài chính như chi trả
cổ tức, tăng vốn, mua bán sát nhập, cũng như các mục tiêu lợi nhuận của doanh
nghiệp được công bố nên là thời điểm rất dễ cho các dòng tiền đầu cơ tạo sóng.
Trong gần 8 năm trở lại đây, dòng tiền đầu cơ nhắm đến các thị hiếu khác nhau
được ưa chuộng của mỗi thời điểm để kích giá cổ phiếu.
Vào
những thời điểm như 2009-2010, lúc thị trường cổ phiếu còn sốt nóng, đặc biệt
là sự lên ngôi của các cổ phiếu penny và sự phát triển mạnh của đội lái. Thị hiếu
của nhà đầu tư là những công ty có phát hành cổ phiếu thưởng, phát hành quyền
mua cổ phiếu riêng lẽ cho cổ đông hiện hữu. Các nhà đầu tư tin rằng, các đội lái
sẽ đẩy giá cổ phiếu trở lại bằng với mức giá trước khi chia thưởng, phát hành
thêm do đó sẽ tạo ra một khoản lãi rất hấp dẫn, thậm chí cả 100%-200%. Tin đồn
lan truyền và tạo nên một thứ mốt đế các đội lái đánh lên. Thời điểm tăng giá
thường xuất hiện trước khi có tin chính thức về việc chia thưởng cổ phiếu.
Tuy
nhiên trong vài năm trở lại đây, khi các nhà đầu tư ngán ngẫm với các chiêu trò
“bán giấy, lấy tiền”, thị hiếu cũng thay đổi. Các nhà đầu tư tỏ ra e ngại các
doanh nghiệp tăng vốn khủng. Năm nay, nhiều khả năng sóng cổ phiếu đang nhắm đến
các cổ ty “hở room” và liên quan đến TPP như dệt may (như TNG, TCM), chứng
khoán và ngân hàng.
Tất
nhiên, có một thị hiệu không thể nào thay đổi là các đội lái thường nhắm đến
các công ty có kế hoạch kinh doanh đột biến trong năm tới, tiềm ẩn những yếu tố
có thể gây bất ngờ: chẳng hạn như di dời nhà máy dẫn đến chuyển đổi mục đích sử
dụng bất động sản, hay nghị quyết bán đi một tài sản cố định lớn nào đó (có thể
là mảng kinh doanh, hoặc một con tàu) có thể mang lại khoản lợi nhuận đột biến.
Đó là lý do, thị trường vẫn đang kỳ vọng và quan sát các cổ phiếu đang chuẩn bị
đại hội cổ đông.
Tại sao đại hội cổ đông năm nay có thể vắng sóng?
Xét
trên quan điểm bình diện chung toàn thị trường và thị hiếu đang được nhà đầu tư
nhắm đến trong năm nay, rất khó để đại hội cổ đông năm nay tạo nên cơn sóng hấp
dẫn như các năm trước.
Nếu
như con sóng hướng đến các doanh nghiệp hở room và TPP như ngành dệt may (như
TNG, TCM...), thị trường không phải là quá khó đoán và phần nào đã nhận biết từ
lâu. ít nhiều các thông tin này đã được chiết khấu vào trong giá hồi đợt sóng
tháng 10.2015 khi thông tin TPP được ký kết. Thực sự, trong đợt tăng từ cuối
tháng 1.2016 đến nay, rất nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh như EVE, BIC...đều liên
quan đến chuyện hở room và rất có thể tin tức đã được rò rĩ trước đại hội. Tất
nhiên, sẽ có nhiều doanh nghiệp vẫn đang chờ thông tin đại hội để biết khả năng
nới room của mình nhưng tính bất ngờ trên toàn thị trường không phải là quá lớn.
Dòng
cổ phiếu dầu khí như PVD, GAS...đã tăng mạnh 45%-50%, tương đương với sự hồi phục
của giá dầu thế giới nên được dự báo có khả năng sẽ có điều chỉnh trong ngắn hạn.
Hiện tại, giá dầu thế giới đang dao động quanh ngưỡng tâm lý 40 USD/thùng.
Mặc
dù FED đã không tăng lãi suất trong phiên họp tháng 3 đã tạo nên sự tích cực
trong giá dầu. Tuy nhiên, sự phục hồi của giá dầu còn tùy thuộc vào triển vọng thỏa
thuận đóng băng sản lượng mà Nga và Saudi Arabia khởi xướng từ giữa tháng 2.
Vào ngày 20.3.2016 tới, một cuộc họp giữa các thành viên OPEC và phi OPEC sẽ diễn
ra tại Moscova (Nga) để thảo luận về việc đóng băng sản lượng. Trên thực tế,
Iran đang là trở ngại lớn nhất trong thỏa thuận “đóng băng sản lượng” khi Iran
không chắc chắn sẽ tham gia cuộc họp này. Như đã giải thích, thị trường dầu hiện
nay đang ở trong tình trạng dư cung và bất cứ quốc gia nào tăng sản lượng cũng
đủ cho giá dầu giảm trở lại. Theo Bloomberg, trữ lượng sản xuất dầu của Iran hiện
trong tháng 1.2016 khoảng 2.93 triệu thùng dầu/ngày và dự kiến có thể đạt mức
4-5 triệu thùng dầu/ngày vào cuối năm 2016. Vào ngày chủ nhật, 13.3.2016, Bộ
trưởng dầu mỏ Iran – ông Bijan
Zanganeh nói: “Họ (cuộc họp tại Moscova) nên để chúng tôi ra ngoài cho đến khi
chúng tôi đạt được trữ lượng sản xuất dầu 4 triệu thùng/ngày”. Đã có những lung
lay ở những thành viên còn lại. Bộ Trưởng dầu mỏ Cô-oét ông Anas Al-Saleh đã
nói: “Mỗi thùng dầu mà tôi sản xuất tôi sẽ bán đi”. Rõ ràng, chưa có một sự đồng
thuận cao giữa các thành viên.
Nếu như giá dầu điều chỉnh trong ngắn hạn, có thể
khiến cho dòng cổ phiếu cũng điều chỉnh theo. Trong khi đó, dòng dầu khí có tỷ
trọng khá lớn trong VN-Index nên phần nào sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý
chung của thị trường.
Quan
sát các cơn sóng hồi phục của VN-Index sau khi thị trường bước vào giai đoạn
con gấu trong quý 4 năm trước, người viết nhận thấy các đợt sóng hồi thường diễn
ra trong khoảng 2-4 tháng (xem bảng). Trong lần gần nhất, chỉ số VN-Index chỉ hồi
phục 2 tháng từ tháng 12.2014 đến đầu tháng 3.2015 thì có một đợt điều chỉnh giảm
trên 10%. Với con sóng tăng đã tạo lập từ cuối tháng 1.2016, các nhà đầu tư nên
có sự thận trọng với khả năng sóng tăng đã đi về giai đoạn cuối. Nhất là khi chỉ
số VN-Index đang có dấu hiệu đuối sức trước ngưỡng cản vùng 580-585 điểm.
Bảng
thống kê cũng cho thấy, thường thị trường hay tạo lập đỉnh vào tháng 3 đến
tháng 5 của năm kế tiếp sau khi diễn ra một con gấu lớn (giảm 15%-40%) trong
quý 4 năm trước đó. Nếu giai đoạn tăng giá tháng 3 đến tháng 5 được xem là đoạn
cuối của mỗi cơn sóng, thì nó thường kết thúc bằng sóng của các dòng cổ phiếu
penny. Vì vậy, trong khoảng thời gian tới khả năng xuất hiện sóng ở các cổ phiếu
dòng penny.
Dòng
cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID... đang được kỳ vọng là trụ đỡ mới cho thị trường
vì nhóm này cũng là tâm điểm của chủ đề nới room cho khối ngoại. Thị trường thường
xuất hiện việc “đổi trụ” khi gặp phải các ngưỡng cản kỹ thuật nên ngành ngân
hàng là “ứng viên triển vọng” để giữ thị trường khi dòng dầu khí thoái lùi.
Thống kê mối quan hệ giữa sự sụt giảm quý 4 năm trước
và đỉnh rơi tháng 3 đến tháng 5 của năm tiếp theo (giảm ít nhất
10% từ đỉnh)
Đợt giảm từ
643 điểm vào tháng 9.2014 đến 516 điểm vào tháng 12.2014 (giảm 20%)
|
VN-Index hồi phục
trong 2 tháng đến đỉnh ngày 5.3.2015
|
Đợt giảm 434 vào
sự kiện bầu kiên tháng 8.2012 đến 371
điểm vào tháng 11.2012 (giảm 15%)
|
VN-Index hồi
phục khoảng 4 tháng đến đỉnh ngày 9.4.2013
|
Đợt giảm từ 630 điểm
vào tháng 10.2009 đến 430 điểm vào tháng 12.2009 (giảm 31%)
|
VN-Index hồi phục đến
tháng 1.2010 và đỉnh kép vào tháng 5.2010 (tăng trong 5 tháng)
|
Đợt giảm từ tháng
8.2008 tại 570 điểm đến tháng 2.2009 tại 240 điểm (giảm 58%)
|
VN-Index hồi phục
trong 4 tháng đến tháng 6.2009
|
Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét