Thời gian gần đây, cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia
Lai (HAGL) là tâm điểm chú ý của giới đầu tư bởi liên tục nhiều thông tin xuất
hiện. Báo ĐTTC có buổi phỏng vấn với ông Trương Minh Huy, nhà phân tích kỹ thuật
và chiêm tinh tài chính độc lập về triển vọng của giá cổ phiếu HAG trong thời
gian tới.
Hàng loạt thông tin xấu và góc nhìn kỹ thuật
Giảm
hơn 73% giá trị từ mức đỉnh cao 27,000 đồng vào tháng 3 và tháng 10.2014 xuống
còn 7,900 đồng vào tháng 2.2016, cổ phiếu HAG ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ
khi Tập đoàn HAGL niêm yết trên sàn chứng khoán. Câu chuyện của HAGL liên quan
đến khoản nợ khủng hơn 30,700 tỷ đồng (chiếm gần 65% tổng tài sản) trong khi
các mảng kinh doanh bất động sản, cao su và khoáng sản gặp nhiều khó khăn khiến
tập đoàn đứng trước rủi ro kiệt quệ tài chính. Thực sự, trong năm 2015, các tin
đồn liên quan đến HAGL đều xoay quanh việc nợ nần.
Rủi
ro về thanh khoản đang là điều nhà đầu tư lo ngại về HAGL khi công ty này liên
tục có những biện pháp để né tránh chi trả dòng tiền cho cổ đông. Vào cuối năm
2015, HAGL sử dụng một kỹ thuật chưa từng có tiền lệ trên TTCK Việt Nam bằng việc
sử dụng cổ phiếu công ty con Công
ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) để chi trả cổ tức cho
công ty mẹ. Mặc dù giá cổ phiếu HAG đã bật tăng đúng 1 phiên (gần trần) sau khi
thông tin này được công bố vào đầu tháng 12.2015 nhưng sau đó cổ phiếu HAG lại
tiếp tục sụt giảm cho đến đầu tháng 1.2016.
Bản
báo cáo tài chính quý IV.2015 vừa mới công bố vào giữa tháng 3 cho thấy tập
đoàn HAGL lỗ gần 589 tỷ đồng, là một lời xác thực cho những thông tin đồn đoán của
thị trường về khoản lỗ lớn khiến tập đoàn trì hoãn việc công bố báo cáo tài
chính (nhưng phía Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã bác đề nghị của phía HAGL).
Mặc
dù các tin xấu liên tục xuất hiện đối với cổ phiếu HAG, nhưng một chi tiết đáng
lưu ý là khối lượng giao dịch của HAG tăng đột biến trong hai tháng đầu năm
2016 khi giá cổ phiếu tiến về vùng 8,000-9,000 đồng/cổ phiếu. Điều này cho thấy
có một lực cầu khá lớn hấp thụ lượng hàng bán ra sau một loạt thông tin xấu của
HAG. Ở phương diện phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch tăng mạnh sau một
thời gian giá cổ phiếu giảm sâu là một dấu hiệu tích cực tiềm ẩn khả năng tăng
giá sau đó. Khối lượng giao dịch là một chỉ báo đi trước giá.
Trong
lịch sử giao dịch của HAG, đây là lần thứ hai, cổ phiếu HAG có mức giảm xấp xĩ
70%. Cổ phiếu HAG cũng giảm 70% từ đỉnh 40,000 vào tháng 2.2011 đến tháng
12.2011 tại mức giá 12,000 (tính theo giá điều chỉnh). Nếu như lịch sử lặp lại
(cùng giảm tỷ lệ 70%), thì khả năng vùng giá 7,900 vào tháng 1.2016 là vùng đáy
của cổ phiếu HAG.
Biều
đồ kỹ thuật cho thấy cổ phiếu HAG đang có được sự hỗ trợ tại mức 7,900 đồng tại
đáy tháng 1.2016. Đây là đường hỗ trợ tạo ra từ kênh giảm giá dài hạn (màu đỏ)
từ năm 2014 đến nay. Theo nguyên tắc kênh giá, giá có khả năng tăng trở lại để
tiến về đường trên của kênh giá.
Một
tín hiệu tích cực khác xuất hiện khi cổ phiếu HAG kiểm tra lại vùng giá 7,900 đồng
vào đầu tháng 3.2016 thì chỉ báo Stochastic Oscillator lại tạo đáy cao hơn. Thuật
ngữ phân tích kỹ thuật gọi đây là phân kỳ dương tăng giá. Tín hiệu phân kỳ
dương cũng xuất hiện với các chỉ báo dao động khác như RSI. Điều này ủng hộ đà
tăng của HAG.
Mô
hình sóng Elliott cho thấy cổ phiếu HAG đã giảm đủ 5 con sóng tính từ tháng 10.2014.
Theo nguyên lý sóng Elliott, giá cổ phiếu thường xuất hiện ba sóng hồi phục
a-b-c sau 5 sóng giảm. Điều này mang lại dấu hiệu tích cực cho HAG.
Mục
tiêu giá hoặc các mức kháng cự của HAG thường là sóng 4 của các con sóng giảm
trước đó. Do đó, mức kháng cự đầu tiên là vùng giá 10,000-11,000 (sóng 4) và tiếp
theo 15,500 (sóng (4)). Tuy nhiên, để HAG thực sự lấy lại được đà tăng giá, cổ
phiếu HAG cần tạo một điểm phá vỡ hướng lên thoát khỏi xu hướng giảm. Có hai điểm
phá vỡ mà nhà đầu tư cần lưu ý. Đầu tiên đó là đường trung bình di động 50 ngày
(MA50-màu xanh), hiện đang ở mức 8,900 đồng. Nếu HAG vượt qua được đường MA50
ngày, tiềm năng tăng giá sẽ rõ ràng hơn. Điểm phá vỡ thứ hai là chính là kênh
giảm giá dài hạn từ tháng 10.2014 đến nay (màu đỏ). Nếu HAG vượt qua được vùng
giá 10,000-11,000, tiềm năng có thể chạm đến vùng giá 15,500.
Về
phương diện phân tích kỹ thuật, nếu như giá cổ phiếu HAG một lần nữa phá vỡ đáy
cũ 7,900 vào tháng 1.2016, cho thấy giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa
về vùng 4,000-5,000. Do đó, nhà đầu tư có thể thực hiện chiến lược mua với điểm
dừng lỗ (stop loss) dưới đáy cũ 7,900.
Góc nhìn chiêm tinh học tài chính
Chiêm
tinh tài chính là một trường phái phân tích kỹ thuật mới đang xuất hiện tại Việt
Nam trong vài năm trở lại đây. Trong chiêm tinh học, nhật thực toàn phần là hiện
tượng có lực ảnh hưởng mạnh nhất. Vào ngày 9.3.2016, hiện tượng Nhật Thực Toàn
Phần diễn ra tại 18 độ cung Song Ngư (Pisces), giao hội với Thiên Vương Tinh tử
vi của HAG (trên biểu đồ ngày giao dịch đầu tiên) và đối ngược với Thổ Tinh tử
vi. Đáng lưu ý, Mộc Tinh và Mắt Rồng cũng nằm giao hội với Thổ Tinh tử vi trong
khi Thiên Vương Tinh, Diêm Vương Tinh và Thổ Tinh dịch chuyển lần lượt hợp góc
30 độ, 60 độ và 90 độ với Thiên Vương Tinh tử vi.
Trong
chiêm tinh học cặp góc đối ngược giữa Thổ Tinh tử vi và Thiên Vương Tinh tử vi
là một dấu hiệu xấu. Thổ Tinh liên quan đến việc giảm giá trong khi Thiên Vương
Tinh bổ sung năng lượng chuyển động giá lớn. Vì vậy, hiện tượng nhật thực toàn
phần ngày 9.3.2016 tạo nên một năng lượng xấu lớn cho HAG. Tuy nhiên, việc giá
HAG giảm giá hơn 70% từ tháng 10.2014 đến nay cho thấy khả năng cổ phiếu HAG đã
“xả” đi năng lượng xấu này. Và lúc này, cực âm sẽ được hoán đổi thành dương, tạo
nên điểm tích cực cho HAG.
Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét