Tốc độ tăng trưởng nợ của Trung Quốc là “quá nhanh và quá nguy hiểm”.
Truyền
thông vẫn thường chỉ trích FED đang thao túng hệ thống tiền tệ thế giới và đồng
USD khi bơm hơn 4,000 tỷ USD qua cả 3 vòng QE từ năm 2008-2014. Sở dĩ vấn đề nợ
công và hệ thống ngân hàng Mỹ luôn được truyền thông theo dõi vì nỗi ám ảnh cuộc
khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007-2008 khiến cả thế giới phải lao đao. Tuy nhiên, sự
thực thì Trung Quốc mới là rủi ro lớn nhất của hệ thống tài chính thế giới hiện
nay.
Theo
nhà phân tích Rabobank, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc hiện nay đã là gần 350% so
với mức 125% vào năm 2008. Và ông dự báo, với tốc độ tăng trưởng nợ như hiện
nay, Trung Quốc sẽ sớm vượt Nhật Bản (với tỷ lệ nợ/GDP là 400%) ngay trong năm
2016 để trở thành quốc gia tỷ lệ mắc nợ nhiều nhất trên thế giới.
Điều
này được thể hiện ngay trong tuần qua khi Trung Quốc công bố số liệu tín dụng
tháng 2 và khiến không ít người phải giật mình. Theo đó, khoản nợ mới trong
tháng 2 tăng lên mức cao kỷ lục mọi thời đại: 3,420 tỷ NDT, tương đương khoảng
520 tỷ USD. Nếu cộng với khoản tín dụng trong tháng 1, thì Trung Quốc đã bơm thêm
hơn 820 tỷ USD chỉ trong hai tháng đầu năm 2016. Đây là mức tăng trưởng quá
nhanh. Để so sánh, FED khi thực hiện QE3 phải mất gần 1 năm để bơm ra hệ thống
ngân hàng khoảng 1,000 tỷ USD thì con số 820 tỷ USD trong vòng 2 tháng của
Trung Quốc là “nhanh đến chóng mặt”.
Việc
Trung Quôc bơm tiền với quy mô khủng được giải thích bởi ba lý do. Đầu tiên,
các ngân hàng Trung Quốc thường cố gắng cho vay thật nhanh ở đầu năm để có thể
tối đa thu nhập lãi vay sẽ được chi trả trong phần còn lại trong năm. Thứ hai, các
công ty của Trung Quốc đang muốn trả nhanh các khoản nợ nước ngoài khi đồng NDT
đang được kỳ vọng yếu đi. Theo Economist, không phải hoàn toàn khoản tín dụng
520 tỷ USD nói trên là nợ mới. Một phần trong đó, là các công ty chuyển từ các
khoản nợ định danh ngoại tệ sang nợ bằng nội tệ, để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
Thứ ba, chính phủ Trung Quốc muốn bơm tiền ra hệ thống để ổn định nền kinh tế
khi lượng vốn rút khỏi Trung Quốc là rất lớn trong thời gian gần đây (ước khoảng
100 tỷ USD mỗi tháng).
Hình 1: Tổng Tài trợ xã hội (tín dụng) của Trung Quốc (tỷ NDT)
Quả bom 3,500 tỷ USD
Sự
tăng trưởng quá nhanh của nợ khiến hệ thống ngân hàng của Trung Quốc “phình to
rất nhanh”. Theo ước tính của nhà phân tích ngân hàng Charlene Chu tại
Autonomous Research Asia, tổng tài sản ngân hàng của Trung Quốc tăng từ 9,000 tỷ
USD vào năm 2008 lên 30,000 tỷ vào cuối năm 2015. Theo một so sánh từ
Bloomberg, hệ thống ngân hàng của Trung Quốc đã mở rộng hơn 15,400 tỷ USD trong
giai đoạn 2008-2013, cao hơn rất nhiều so với con số tăng 2,100 tỷ USD của hệ
thống ngân hàng Mỹ.
Chính
vì vậy, từ năm 2014, các ngân hàng Trung Quốc đã trở thành những ngân hàng “to
nhất” thế giới. Vào đầu tháng 4.2014, Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC)
đã trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới với tổng tài sản hơn 3,000 tỷ USD.
Không một ngân hàng thương mại ở Mỹ nào lọt vào Top 5 thế giới tại thời điểm
này. Đến năm 2015, 4 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc là ICBC, CCB, ABC, BoC
trở thành bốn trong năm ngân hàng lớn nhất thế giới.
Xem
xét trong khoảng thời gian dài hạn, thì hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, được
ước tính tăng gấp 10 lần trong thập niên vừa qua lên mức hơn 34,500 tỷ USD
trong giai đoạn 2005-2015, để giúp cho GDP của Trung Quốc tăng trưởng thần kỳ
hơn 10%/năm trong thời gian này.
Tuy
nhiên, chất lượng tín dụng là điều mà giới phân tích phải e sợ. Hệ thống ngân
hàng ngầm (shadow Banking System) của Trung Quốc đã tăng gấp 6 lần trong 3 năm
vừa qua, chủ yếu là do sản phẩm WMP( Wealth-management Product), được các ngân
hàng Trung Quốc sử dụng để lách hoạt động cho vay được kiểm soát bởi PbOC (ngân
hàng trung ương Trung Quốc). WMP là các khoản vay được thực hiện thông qua một
công ty ủy thác đầu tư do ngân hàng thiết lập. WMP vì thế nằm ngoài bảng cân đối
kế toán và không chịu bất cứ sự quản lý quản trị rủi ro tài chính nào. Theo ước
tính của Kyle Bass, mỗi ngân hàng thường che giấu 40% khoản tín dụng của mình bằng
WMP. WMP hoàn toàn tái hiện các chứng khoán nợ dưới chuẩn (CDO) của Mỹ hồi năm
2008.
“Hệ thống ngân hàng Trung Quốc, thậm chí với
ngân hàng lớn nhất, các khoản vay không dựa trên khả năng khả năng của người
vay, thay vào đó phần lớn là các quyết định mang tính chính trị. Khi cần giải
quyết nợ xấu, Trung Quốc sẽ bơm thêm tiền để giúp đáo hạn các khoản nợ”.
Bass nói. Chính vì vậy, giới phân tích đặt dấu hỏi về con số 1.5% mà chính phủ
Trung Quốc công bố. CLSA dự báo ở mức 8% trong khi Autonomous dự tính ở mức lên
đến 20%. Thật khó tin khi quy mô hệ thống ngân hàng của Trung Quốc tăng hơn 6 lần
trong 7 năm qua, mà không làm phát sinh bất cứ khoản nợ xấu nào!!!
HÌnh 2: Tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc: Chính thức và dự báo
Kyle
Bass nói với Bloomberg: “Nếu hệ thống
ngân hàng của Trung Quốc chỉ cần mất 10% tổng tài sản của nó vì các khoản nợ xấu,
thì vốn cổ phần của các ngân hàng Trung Quốc sẽ bốc hơi khoảng 3,500 tỷ USD, gấp
4-5 lần khoản lỗ của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 2008 (khoảng
650 tỷ USD). Trung Quốc có thể phải in hơn 10,000 tỷ NDT (khoảng hơn 1,500 tỷ
USD) để tái cấp vốn cho các ngân hàng và phá giá 30% NDT so với đồng USD, nếu
như kịch bản trên thực sự xảy ra.”
Khoản
lỗ 3,500 tỷ USD được ước tính dựa trên nghiên cứu của Ngân hàng thanh toán quốc
tế (BIS) về khoản lỗ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng
1998-2001, là khoảng 30% GDP. Nếu tỷ lệ này tiếp tục lặp lại, 30% GDP hiện nay
của Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3,500-3,600 tỷ USD, gần tương đương với quy
mô GDP của Đức.
Do
đó, ngay cả khi Trung Quốc có hơn 3,000 tỷ USD trong quỹ dự trữ ngoại hối thì
con số này vẫn không đủ để chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ một khi xảy ra.
Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét