Link bài đăng trên báo Đầu Tư Tài Chính
[Nội dung bài viết minh họa cho ngày đảo chiều được nêu trong báo cáo VIETNAM FORECAST 2016]
[Nội dung bài viết minh họa cho ngày đảo chiều được nêu trong báo cáo VIETNAM FORECAST 2016]
Hậu ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất: TTCK Toàn cầu chính thức
bước vào thị trường con gấu.
Thị
trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu có sự khởi đầu không thể tệ hơn trong suốt
hơn 40 năm qua. Lần đầu tiên kể từ năm 1976, TTCK toàn cầu chứng kiến cảnh bán
tháo dữ dội nhất ngay trong tháng 1. Kết thúc phiên giao dịch tuần qua, TTCK
Trung Quốc chính thức bước vào con gấu với mức giảm 20% kể từ đỉnh tháng 6.2015
khi phá lủng đáy ngày 24.8.2015. Toàn bộ thành quả tăng giá do chính sách giải
cứu “vô tiền khoáng hậu” của chính phủ Trung Quốc đã tan biến. Hàng loạt TTCK
khác ở Châu Á, Trung Đông cũng chạm ngưỡng thị trường con gấu trong tuần qua (mức
giảm trên 20%).
Chỉ
số Dow Jones (DJIA-Mỹ) giảm hơn 10% trong nửa tháng đầu tháng 1.2016 và giảm
13% so với đỉnh tháng 5.2015. Tuy nhiên, tính trên bình diện toàn cầu, thống kê
của hãng tin Bloomberg cho thấy chỉ số Bloomberg World Market Cap Index đã giảm
20% từ đỉnh tháng 7.2015, với hơn 14,000 tỷ USD bị bốc hơi, và đánh dấu mốc
TTCK toàn cầu bước vào giai đoạn thị trường con gấu. Đây là mức độ sụt giảm lớn
nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Một
lần nữa, Trung Quốc là lý do được truyền thông lý giải cho hiện tượng bán tháo
cho thị trường tài chính toàn cầu trong 2 tuần giao dịch đầu năm mới. Làn sóng
tháo vốn ồ ạt ra khỏi Trung Quốc đã buộc Trung Quốc phá giá hơn 1% giá trị đồng
NDT ngay trong đầu năm 2016. Hình 1 cho thấy Trung Quốc đang sử dụng quỹ dự trữ
ngoại hối để làm giảm bớt mức độ rớt giá của đồng NDT khi làn sóng tháo vốn
tăng vọt. Ước tính, Trung Quốc đã mất hơn 600 tỷ USD trong quỹ dự trữ ngoại hối
so với đỉnh tháng 6.2015 và hiện chỉ còn dưới 3,000 tỷ USD trong quỹ. Theo ước
tính của nhà phân tích Christopher Wood tại CLSA, tốc độ tháo vốn ra khỏi thị
trường Trung Quốc ước trung bình khoảng 100 tỷ USD mỗi tháng.
Hình 1: Trung Quốc chấp nhận sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để cứu đồng
NDT
Nhưng
Trung Quốc không phải là “tội đồ” duy nhất. Như bình luận trong bài viết “Sức
ép tỷ giá VND khi FED nâng lãi suất” ra ngày 14.12.2015 trên báo Đầu Tư Tài
Chính, tôi đã dự báo làn sóng tháo vốn ra khỏi Trung Quốc sẽ còn mạnh hơn sau
khi FED tăng lãi suất trong tháng 12.2015, dẫn đến khả năng đồng NDT sẽ mất giá
mạnh. Quả thực, các dữ liệu thống kê trong tháng 12.2015 và nửa đầu tháng
1.2016 cho thấy, làn sóng tháo vốn cao hơn mức trung bình 100 tỷ USD/tháng và
khiến cho đồng NDT phá giá mạnh xuống gần chạm ngưỡng 6.6 NDT đổi 1 USD. Điều
này phù hợp với phân tích kỹ thuật cho rằng, sau khi ngưỡng kháng cự 6.4 bị phá
vỡ, đồng NDT sẽ bị mất giá nhanh. Diễn biến thực tế đang chứng thực dự báo trên.
Tất
nhiên, làn sóng tháo vốn ra khỏi Trung Quốc còn do chính bản thân nội tại của nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới. Triển vọng hạ cánh cứng đang lớn dần khi hàng loạt
số liệu kinh tế trong 3 tháng trở lại đây của Trung Quốc ngày càng dấu đi.
Trong đêm hoảng loạn “thứ 6 đen tối” vào ngày 15.1.2016, TTCK toàn cầu lo ngại
về vấn đề nợ xấu của Trung Quốc có thể tăng cao sau khi dữ liệu tín dụng được
công bố. Theo đó, các ngân hàng chỉ cho vay được 597.8 tỷ NDT (khoảng 90.76 tỷ
USD) nợ mới trong tháng 12.2015, thấp hơn dự báo của giới phân tích và thấp hơn
cả mức 708.9 tỷ NDT của tháng 11.2015. Trong khi đó, PboC vẫn tăng cung tiền để
bù đắp sự thanh khoản trong hệ thống tài chính, với việc bơm hơn 1,820 tỷ NDT
trong tháng 12 so với mức 1,020 tỷ NDT trong tháng 11 và là mức cao nhất từ
tháng 6.2015. Rõ ràng, làn sóng tháo vốn đang làm cạn thanh khoản trong hệ thống
tài chính của Trung Quốc.
Dữ
liệu tín dụng cũng cho thấy khả năng các công ty ở Trung Quốc ít tìm kiếm tín dụng
từ ngân hàng mà tìm đến việc hệ thống ngân hàng ngầm (shadow Banking) khiến rủi
ro nợ xấu tăng cao.
Bên
cạnh vấn đề của Trung Quốc, ảnh hưởng từ việc giá dầu thô giảm mạnh khiến TTCK
toàn cầu lao dốc mạnh hơn.
Cẩn thận với bẫy tăng giá
Chỉ
số DJIA (Mỹ) và VN-Index của Việt Nam là một trong những chỉ số ít ỏi trên thế
giới chưa bước vào thị trường con gấu và hiện vẫn giữ được mức đáy tháng
8.2015. Triển vọng của TTCK toàn cầu chưa có gì là sáng sủa khi nhiều nhà phân
tích đang dự báo kịch bản đồng NDT/USD thậm chí sẽ còn giảm về mức 7.7. Larry
Pink, chủ tịch và CEO của BlacRock trong bài phân tích trên CNBC vào ngày
15.1.2016 còn dự báo khả năng TTCK Mỹ còn giảm tiếp 10%.
Tuy
nhiên, dựa trên góc nhìn phân tích kỹ thuật, khả năng TTCK thế giới có khả năng
sẽ có sóng hồi trong thời gian tới. Đây được gọi là “bẫy tăng giá-Bull Trap”.
Mô hình sóng Elliott (hình 2) cho thấy, chỉ số DJIA đang ở sóng iii (vòng tròn)
và có khả năng chuyển sang sóng hồi iv (vòng tròn). Cấu trúc sóng bên trong của
sóng iii (vòng tròn) đã có đủ 5 sóng từ (i) đến (v). Lưu ý rằng, hiện nay chỉ số
DJIA đã vượt quá mục tiêu giá 16,300 của mô hình hai đỉnh (ngày 2.11.2015 và
1.12.2015).
Đang
có sự phân kỳ giữa hai chỉ số chứng khoán Mỹ. Trong khi chỉ số DJIA vẫn còn cao
hơn đáy tháng 8 khoảng gần 600 điểm thì chỉ số SP500 đã phá đáy tháng 8.2015. Sự
phân kỳ này thường xuất hiện ở các giai đoạn có sóng tăng. Do đó, mang lại kỳ vọng
có sóng hồi phục trong thời gian tới.
Điều
này cũng là một hàm ý cho khả năng có “Bull Trap” cho chỉ số VN-Index khi từ
tháng 7.2015 đến nay, chỉ số VN-Index có diễn biến tương đồng với chỉ số DJIA
(hình 2). Hình 2 cho thấy một sự đối xứng thú vị với đỉnh ngày 2.11.2015 của chỉ
số DJIA và VN-Index. Mức giảm vào ngày 15.1.2016 là 10 tuần so với đỉnh ngày
2.11.2015, cũng là khoảng cách thời gian từ đáy tháng 8.2015 đến đỉnh tháng
11.2015. Trước đó, cũng đã xuất hiện sự đối xứng tại biên độ +/-5 tuần so với đỉnh
ngày 2.11.2015.
Dự
báo của chúng tôi cho thấy, khả năng đáy được tạo lập trong biên độ 14.1.2016
+/-3 ngày giao dịch.
Hình 2: Mô hình sóng Elliott cho chỉ số DJIA (đồ thị nến) và tương
quan với VN-Index (đồ thị đường)
Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét