Đường link trên báo ĐTTC
Dầu mỏ năm 2016: Cuộc chiến giành thị phần của OPEC
Mặc
dù giá dầu giảm đang làm cho hàng loạt quốc gia xuất khẩu dầu chịu tổn thất lớn
nhưng trọng tâm của cuộc chiến dầu mỏ bây giờ không còn là giá cả mà là thị phần.
Saudi Arabia, liên tục từ cuối tháng 10 cho đến nay luôn có những phát biểu cho
thấy quốc gia này sẽ không cắt giảm sản xuất dầu để hỗ trợ cho giá (hiện đang sản
xuất xấp xĩ khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày).
Phát biểu của Saudi Arabia cho thấy, khả năng rất cao OPEC sẽ không cắt
giảm trữ lượng dầu trong phiên họp tại Viên (Áo) vào ngày 4.12.2015 tới (hiện
vào tháng 10.2015, OPEC sản xuất 31.38 triệu thùng/ngày). Cuộc họp này là rất
quan trọng vì thiết lập mức trần sản xuất cho 6-12 tháng tới. Vào tháng
11.2014, giá dầu thế giới sụt giảm mạnh khi Saudi Arabia đã không cắt giảm trữ
lượng dầu sản xuất.
OPEC
ước tính nhu cầu dầu thô đối với khối này năm 2015 là 29.6 triệu thùng/ngày và
tăng 600,000 thùng/ngày so với năm trước. Trong năm 2016, ước tính nhu cầu dầu
đối với khối OPEC sẽ khoảng 30.8 triệu thùng/ngày, tức tăng thêm khoảng 1.2 triệu
thùng/ngày so với năm nay. Nguyên nhân khiến cầu dầu với khối OPEC tăng là do sản
xuất dầu của Mỹ ở thời điểm hiện tại đang cho thấy dấu hiệu bắt đầu sụt giảm
khoảng 500,000 thùng/ngày từ mức đỉnh cao ba thập niên 9.1 triệu thùng/ngày vào
tháng 6.2015. Dự báo năm 2016, Mỹ chỉ sản xuất khoảng trung bình 8.86 triệu
thùng/ngày. Việc Mỹ phải cắt giảm sản lượng sản xuất là do các công ty dầu của
Mỹ đang gánh chịu thiệt hại lớn từ việc giá dầu thô giảm, phải cắt giảm vốn đầu
tư và số lượng giàn khoan. Do đó, khối OPEC với áp lực của Saudi Arabia, sẽ giữ
nguyên mức sản lượng dầu hiện tại để giữ thị phần và thậm chí là tăng thêm trữ
lượng sản xuất bất chấp trần sản lượng chỉ 30 triệu thùng/ngày.
Trong
trường hợp OPEC tăng trữ lượng dầu sản xuất. Trong 12 nước thuộc khối OPEC, khả
năng chỉ còn có thể tăng trữ lượng dầu ở Iran và Iraq. Iran sau khi đạt được thỏa
thuận hạn nhân vào năm 2015, đang có kế hoạch tăng thêm 500,000 thùng/ngày, thậm
chí là 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên,
IEA dự báo Iran chỉ có thể bình quân gia tăng thêm 300,000 thùng/ngày, tùy theo
mức độ dỡ bỏ cấm vận. Iraq dự báo có thể gia tăng sản lượng thêm khoảng 240,000
thùng/ngày.
Ngoài
khối OPEC, thì Nga là một quốc gia sản xuất dầu lớn khác. Nga năm 2015 sản xuất
trung bình 10.75 triệu thùng dầu/ngày, dự báo năm 2016 sẽ sản xuất 10.69 triệu thùng/ngày.
Nghĩa là Nga cũng gần như giữ nguyên mức sản lượng dầu hiện nay.
Tính
trên tổng thể toàn cầu, tình trạng thừa cung tiếp tục nhưng trở nên cân bằng
hơn. Theo OPEC, nhu cầu dầu của toàn cầu năm 2015 là 92.86 triệu thùng/ngày
trong khi mức sản xuất dầu 2015 là 94.13 triệu thùng/ngày, tức dư thừa khoảng
1.27 triệu/thùng. Dự báo trong năm 2016, nhu cầu sẽ tăng thêm 1.25 triệu
thùng/ngày và đạt mức bình quân 94.14 triệu thùng/ngày. OPEC cho rằng với khả
năng sản xuất trong tháng 10, tình trạng thừa dầu trong năm 2016 chỉ ở mức
560,000 thùng/ngày. [1]
OPEC
có khả năng sẽ tiếp tục cuộc chiến giành thị phần khi số liệu cho thấy kế hoạch
của họ đang có khả năng đạt được mục đích. Các nước ngoài OPEC sản xuất khoảng
57.24 triệu thùng/ngày trong năm 2015 và dự báo sẽ giảm nhẹ khoảng 130,000
thùng/ngày trong năm 2016 và ở mức trung bình 57.11 triệu thùng/ngày. Đây là mức
giảm lần đầu tiên kể từ năm 2007(Trong năm 2015, nhóm ngoài OPEC tăng sản lượng
720,000 thùng/ngày). Do đó, phần tăng thêm có thể là do OPEC đảm nhận.
Giá dầu thấp và nỗi lo ngân sách: Kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối
năm 2016.
Với
triển vọng đồng USD mạnh lên trong nửa đầu năm 2016 và OPEC không cắt giảm sản
lượng dầu, dự báo giá dầu tiếp tục giảm sâu trong nửa đầu năm 2016. Saudi
Arabia cho biết, có thể phải mất 1 đến 2 năm để giá dầu hồi phục đến mức 70-80
USD/thùng[2].
Theo trang Zerohedge, chia sẽ dự báo của các công ty dầu quốc tế lớn như ExxonMobil của Mỹ, BP của Anh và Total của
Pháp đều cho thấy, giá dầu có thể nằm ở mức thấp kéo dài hơn nhiều so với kỳ vọng,
thậm chí trong vài năm. PB sẵn sàng cho giá dầu năm dưới 60 USD/thùng cho đến
năm 2017.
HÌnh
1 cho thấy, mức độ chịu đựng về ngân sách quốc gia cho các quốc gia xuất khẩu dầu.
Phần lớn các quốc gia đang cần giá dầu ở trên 100 USD/thùng để đảm bảo cân bằng
ngân sách. Vào đầu tháng 11.2015, Saudi Arabia cũng cho rằng, quốc gia này cần
giá dầu ở mức 100 USD/thùng để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư (từ thăm dò
cho đến khai thác) trong ngành dầu khí (Trong khi chi phí sản xuất dầu của quốc
gia này chỉ là 23 USD/thùng). Thực tế giá dầu hiện nay chỉ ở mức 45 USD/thùng
là nguyên nhân khiến hàng loạt quốc gia đang thâm hụt ngân sách rất lớn.
Hình 1: Điểm hòa vốn cho ngân sách quốc gia
của các quốc gia xuất khẩu dầu
Tuy
nhiên, giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2016 sau khi tiếp tục
sụt giảm trong đầu năm tới. Hiện tại, các dự báo đang tập trung vào khả năng tạo
đáy giá dầu vào mùa hè năm 2016. Điều này là do đồng USD sụt giảm và ảnh hưởng
của việc cắt giảm đầu tư vào ngành dầu sẽ khiến cho nguồn cung trở nên cân bằng
hơn. Giá dầu được kỳ vọng trở lại mức 50 USD-60 USD/thùng vào cuối năm 2016.
Việt Nam trong nỗi lo Đô-Dầu: Khó trong nửa đầu năm 2016.
Sự
mạnh lên của đồng USD và giá dầu giảm trong nửa đầu năm 2016 sẽ có tác động kép
tiêu cực lên ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Với diễn biến năm 2015, đã cho
thấy tăng trưởng kinh tế và ngân sách đang phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của
đồng USD và dầu thô thế giới. Cụ thể, năm 2015, ngân sách Việt Nam đã hụt thu đến
63,000 tỷ đồng bởi giá dầu thấp, dẫn đến mất cân bằng ngân sách. Đây cũng là mức
hụt thu dự kiến đầu năm khi giá dầu nằm ở vùng bình quân 50 USD/thùng. Sở dĩ Việt
Nam đạt dược mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6.2% trong năm 2015 là nhờ tăng khai
thác dầu thô thêm 1 triệu tấn dầu thô.
Nếu
kịch bản đồng USD tăng giá và giá dầu giảm xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ở
bốn khía cạnh.
Thứ
nhất, doanh thu từ việc bán dầu sẽ còn giảm mạnh nên nguồn thu cho ngân sách
cũng giảm theo. Theo Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư vào cuối năm 2014, giá bán hòa vốn
để khai thác dầu khí là 30-70 USD/thùng. Trong khi ước tính của Nomura, giá bán
hòa vốn của Việt Nam khoảng 55 USD/thùng. Do đó, nếu giá dầu về các vùng 30-40
USD/thùng, Việt Nam sẽ chịu tổn thất lớn trong việc bán dầu. Thậm chí là thua lỗ
nếu tiếp tục sản xuất. Năm 2016, Việt Nam lập dự toán ngân sách với giá dầu ở mức
60 USD/thùng so với mức 100 USD/thùng (là mức cân bằng ngân sách của nhiều quốc
gia). Tuy nhiên, mức giá dầu dự toán hiện nay vẫn còn cao hơn 33% so với mức
giá hiện tại. Kịch bản giá dầu năm 2016 có ở mức bình quân 60 USD/thùng được
hoài nghi với các dẫn chứng ở trên.
Thứ
hai, không những nguồn thu cho ngân sách bị sụt giảm mà nguồn cung ngoại tệ
cũng sụt giảm. Thực tế, 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã hụt thu 3 tỷ USD ngoại
tệ khi giá dầu ở mức bình quân 56.5 USD/thùng. Nếu giá dầu dưới 60 USD/thùng, mức
hụt thu có thể còn tăng lên đặc biệt khi tiến sát ngưỡng hòa vốn. Trong khi
đó,Việt Nam đang dần thâm hụt thương mại hơn 4 tỷ USD trong 10 tháng năm 2015
và dự kiến vẫn tiếp tục trong năm 2016. Điều này sẽ gây khó khăn cho thị trường
ngoại hối.
Thứ
ba, sự mạnh lên của đồng USD trong nửa đầu năm 2016 là một cảnh báo đối với thị trường tài chính Việt Nam. Trong giai đoạn
cuối năm 2014 đến quý 1.2015, sự mạnh lên của đồng USD đã dẫn đến làm sóng bán
tháo của khối ngoại trên TTCK Việt Nam (và các thị trường mới nổi khác). Kịch bản
có thể lặp lại vào nửa đầu năm 2016.
Thứ
tư, Dòng vốn FDI đang là trụ đỡ cho cán cân thanh toán của Việt Nam khi đang có
sự mất cân đối về cán cân thương mại bởi sự mạnh lên của đồng USD. 10 tháng đầu
năm 2015, dòng vốn FDI giải ngân là 12.5 tỷ bù đắp được tổn thất từ cán cân
thương mại. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Christian Delaunay &
Richarard Torrisi (tháng 11.2012) về dòng chảy của FDI vào Việt Nam cho thấy,
FDI chịu tác động lớn từ hai biến số
quan trọng nhất là GDP (tác động dương) và tỷ giá (tác động âm), (lương hay chi
phí nhân công không ảnh hưởng nhiều). Nếu như VND bị mất giá bởi là sóng tháo vốn
thì khả năng thu hút dòng vốn FDI sẽ sụt giảm.
Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét