Bài gốc gửi tòa soạn tại đây
Cách
đây 7 năm, TTCK toàn cầu từng chứng kiến đợt tháo chạy hoảng loạn sau khi
Lehman Brothers phá sản. Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính và phân tích kỹ thuật,
tôi cho rằng những điều tồi tệ vẫn còn ở phía trước.
TTCK toàn cầu phản ứng tiêu cực sau khi Fed giữ nguyên lãi suất thấp
kỹ lục
Ngày
17.9.2015 Fed đã giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0%-0.25%/năm trong 7 năm
qua. Lee Ferridge, nhà chiến lược vĩ mô
của State Street Global bình luận trên CNBC, “Việc Fed không tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại là do còn e ngại về
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, các thị trường tài chính vừa trải qua một
mùa hè biến động hỗn loạn, và lạm phát vẫn còn ở mức thấp”
Nhưng
TTCK Châu Âu và Mỹ lại có phản ứng hết sức tiêu cực với tin tức này. Chỉ 1 giờ
trước khi Fed công bố thông tin, chỉ số DJIA vẫn tăng mạnh từ mức 16,665 điểm
lên mức 16,933 điểm, là mức cao nhất trong 1 tháng qua. Tuy nhiên, vừa ngay sau
khi Fed công bố quyết định của mình, lập tức các chỉ số chứng khoán Mỹ quay đầu
giảm do các nhà đầu tư nhận thấy những quyết định của Fed hàm ý rằng nền kinh tế
Mỹ vẫn chưa đủ khỏe mạnh để đương đầu với việc tăng lãi suất. Trong phiên giao
dịch cuối tuần, các chỉ số chứng khoán Châu Âu và Mỹ tiếp tục sụt giảm. Thậm
chí, TTCK Đức còn sụt giảm mạnh trên 3% và chính thức bước vào thị trường con gấu
(giảm trên 20% từ đỉnh cao tháng 4.2015). Trong khi chỉ số DJIA đã sụt giảm hơn
600 điểm so với đỉnh cao trong ngày thứ 5.
Tuy
nhiên, các thị trường chứng khoán Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) như Trung Quốc, Hồng
Kong, Úc, Việt Nam... lại tăng giá sau quyết định của Fed. Thị trường Châu Á vẫn
lo ngại rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến cho dòng vốn nóng rút khỏi khu vực
này. Do đó, các thị trường chứng khoán Châu Á tỏ ra “vui mừng” sau quyết định của
Fed là điều dễ hiễu.
Dựa
trên phát biểu của Fed rằng: “mức lãi suất
thấp này có thể vẫn được duy trì trong một khoảng thời gian nữa”, CNBC
trích dẫn kỳ vọng của thị trường, Fed sẽ không tăng mạnh lãi suất cho đến năm
2016. Hiện tại, kỳ vọng hiện nay của thị trường là Fed sẽ tăng mạnh lãi suất
vào tháng 3.2016 mặc dù mức kỳ vọng khả năng tăng lãi suất trong tháng 12.2015
vẫn còn ở mức khá cao 60%, nhưng đã giảm so với kỳ vọng 84% trước đó. Mặc dù Chủ
Tịch Yellen cho rằng Fed vẫn có thể tăng lãi suất trong tháng 10.2015 nhưng nhiều
nhà phân tích đang kỳ vọng nhiều hơn vào thời điểm tháng 12.
Vào cuối mỗi quý, các thành viên của Fed sẽ luôn có dự phóng về lãi suất trong năm tới. Theo biên bản cuộc họp FOMC tháng 9, Fed sẽ tăng lãi suất lên mức 1.4% vào năm 2016. Đến năm 2017-2018, Fed kỳ vọng mức lãi suất ở mức 2.6-3.4% khi lạm phát trở lại mức 2%. Trong năm 2015, Fed đang kỳ vọng tăng lãi suất lên ở mức 0.375%
Tại sao tâm lý các nhà đầu tư trở nên thất thường trong tuần qua
Trong
thời gian trước khi Fed công bố chính sách lãi suất vào ngày 17.9.2015, phần lớn
các thông tin trên thị trường lo lắng về ảnh hưởng của sau khi Fed tăng lãi suất
sẽ tác động tiêu cực đến tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Về lý mà nói đáng
ra các nhà đầu tư phải phản ứng tích cực sau khi Fed giữ nguyên lãi suất. Tuy
nhiên, sau khi thông tin được công bố từ Fed, lập tức các nhà đầu tư lại tiến
hành đánh giá lại kỳ vọng. “Tại sao Fed
không tăng lãi suất? Phải chăng nền kinh tế vẫn chưa đủ đáp ứng các tiêu chí việc
làm, lạm phát hay vẫn còn mong manh để đối phó với kịch bản lãi suất tăng trở lại?”
Rõ ràng, đột ngột các nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng đối với chính sách lãi suất của
Fed.
Chiêm
tinh học là một môn khoa học hữu ích trong việc dự báo những thay đổi tâm lý của
các nhà đầu tư. Raymond Merriman, một nhà chiêm tinh học tài chính nổi tiếng ở
Mỹ bình luận: Vào ngày 17.9.2015, thời điểm Fed công bố chính sách lãi suất
cũng là thời điểm Thủy Tinh nghịch hành. Đồng thời, Mộc Tinh đối ngược với Hải
Vương Tinh; và Thổ Tinh nhập cung Nhân Mã. Thủy Tinh nghịch hành được xem như
là “kẻ lừa đảo”. Các thông tin được xuất hiện dưới thời điểm Thủy Tinh nghịch
hành trở nên thiếu chính xác, sai lệch, bị hiều lầm hoặc không được xem xét kỹ
lưỡng. Nó cũng là thời điểm xuất hiện các tin đồn. Mộc Tinh chi phối cung Nhân
Mã, và cả hai đều liên quan đến yếu tố khếch đại. Việc Mộc Tinh tạo gố đối ngược
với với Hải Vương Tinh và vuông góc với Thổ Tinh cho thấy sự giới hạn về tâm
lý. Nhà đầu tư lúc đầu có thể đánh giá tốt và tích cực nhưng đó lại tỏ ra thất
vọng hoặc họ đánh giá rất tiêu cực nhưng sau đó lại thấy vấn đề không quá tiêu
cực như họ nghĩ.
Đây
chính là điều mà thị trường đã diễn ra trên toàn cầu trong tuần qua. Các nhà đầu
tư đột ngột đánh giá lại quyết định Fed
không tăng lãi suất, vốn trước đó cho là tích cực. Nhưng nay, họ lại thấy quyết
định không tăng lãi suất hàm ý điều tiêu cực trong đó.
Đối
với TTCK Việt Nam ảnh hưởng của hiện tượng thay đổi tâm lý đột ngột có thể nhìn
thấy ở trường hợp mã cổ phiếu BID. Chỉ vừa mới đầu tuần, cổ phiếu này tăng trần
với số lượng lớn thì đột ngột giữa tuần quay đầu giảm sàn sau vì các quỹ ETF
thông báo không mua BID với lý do: “tính toán nhầm về số lượng cổ phiếu lưu
hành của BID”. Rõ ràng, việc Thủy Tinh Nghịch hành có liên quan đến những sai lệch
thông tin đối với BID. Điều thú vị là cổ phiếu BID dường rất hay liên quan đến
Thủy Tinh nghịch hành. Vào tháng 2.2013, cũng tại thời điểm Thủy Tinh nghịch
hành, thị trường xuất hiện một thông tin rất sai lệch liên quan đến BID là chủ
tịch Trần Bắc Hà bị bắt, khiến TTCK giảm rất mạnh. Tin tức này sau đó được đính
chính chỉ là tin đồn thất thiệt.
Những cảnh báo từ các hiện tượng chiêm tinh hiếm
Raymond
Merriman, Makus Rose và các nhà chiêm tinh tài chính khác cho rằng, tuần từ
ngày 14.9-15.9 là rất quan trọng đóng vai trò như là “tuần chỉ báo xu hướng”.
Phản ứng của thị trường trước những thông tin quan trọng như chính sách lãi suất
của Fed sẽ tiết lộ xu hướng sắp tới của thị trường. Do đó, việc các nhà đầu tư
bất ngờ đánh giá tiêu cực với hành động Fed không tăng lãi suất cho thấy xu hướng
thị trường chứng khoán trong thời gian tới là giảm giá. Mặc dù thị trường chứng
khoán toàn cầu đã hồi phục từ ngày 25.8.2015 sau cơn bão bởi sự kiện Trung Quốc
phá giá đồng NDT, nhưng phản ứng tiêu cực trong tuần qua cho thấy động lực tăng
giá đã bị suy yếu rõ. Khi mất động lực tăng giá, xu hướng giảm được tái lập.
Tại
sao tuần từ ngày 14.9-18.9 lại trở nên quan trọng như vậy? Có rất nhiều hiện tượng
chiêm tinh quan trọng và hiếm xuất hiện trong tuần qua và trong tuần tới.
Thứ
nhất, vào ngày 13.9.2015 hiện tượng nhật thực một phần xuất hiện cũng trùng với
ngày kết thúc năm Shemitah của người Do Thái. Lịch của người Do Thái khác với bộ
lịch Gregorian mà chúng ta đang sử dụng. Năm Shemitah của lịch Do Thái bắt đầu
từ tháng 9.2014 đến ngày 13.9.2015 theo lịch Gregorian của chúng ta. Ngày kết
thúc năm Shemitah của lịch Do Thái gọi là Elu 29 (ngày 29 tháng Elu). Năm
Shemitah liên quan đến chu kỳ 7 năm trên thị trường tài chính. Jonathan Cahn (vốn
từng gây kinh động cả Quốc Hội Mỹ bởi cuốn sách “The Harginger” vào năm 2011),
trong cuốn sách “The Mystery of the Shemitah” giải thích: Vào ngày Elu 29 hoặc
sau đó, thị trường chứng khoán toàn cầu thường trải qua những đợt sụt giảm mạnh
nhất trong lịch sử. Ví dụ trong 2 ngày Elu 29 gần nhất là ngày 17.9.2001 và
ngày 28.9.2008 (7 năm sau đó), TTCK Mỹ diễn ra hai đợt bán tháo hoảng loạn kinh
hoàng. Ngày 17.9.2001, TTCK Mỹ chịu thiệt hại nặng sau sự kiện khủng bố
11.9.2001. 7 năm sau đó, vào ngày 28.9.2008, chỉ số DJIA giảm 777.7 điểm tương ứng
7% sau khi quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt gói cứu trợ TARP trị giá 700 tỷ USD (tất
cả đều liên quan đến số 7). Do đó vào ngày Elu 29 hiện nay là ngày 13.9.2015, tức
7 năm sau năm 2008, Jonathan cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng với những đợt
bán tháo cực mạnh của thị trường.
Jonathan
giải thích rằng, điều thú vị là ngày 13.9.2015 lại trùng với nhật thực một phần.
Sự trùng lặp này đã từng diễn ra vào ngày 23.9.1987 (ngày Elu 29) và đến ngày
thứ 2 đen tối 19.10.1987 (tức chỉ 3 tuần sau đó), TTCK Mỹ giảm hơn 22% trong 1
ngày, trở thành ngày kinh hoàng nhất trong lịch sử chứng khoán toàn cầu. Nếu
như lịch sử tái diễn, trong vòng 3 tuần sau ngày 13.9.2015, một kịch bản tương
tự như tháng 10.1987 có thể tái diễn. Nó có thể diễn ra vào cuối tháng 9, đầu
tháng 10 tới.
Thứ
hai, vào ngày 28.9.2015 (trong vùng thời gian cảnh báo vừa đề cập ở trên), hiện
tượng nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện. Đây là hiện tượng nằm trong một bộ tứ
mặt trăng máu (Terad), vốn chỉ xuất hiện có 8 lần trong suốt 2000 năm qua, và
trong vòng 500 năm qua (kể từ khi Columbus tìm ra Châu Mỹ), chỉ xuất hiện đúng
3 lần). Bộ tứ mặt trăng máu hiện nay xuất hiện vào các ngày 15.4.2014, 8.10.2014;
4.4.2015 và ngày 28.9.2015. Bộ tứ mặt trăng máu thường cảnh báo dấu hiệu tiêu cực
về dài hạn cho thế giới và đặc biệt là Mỹ.
Thứ
ba, trong tuần tới, vào ngày 26.9.2015, Hỏa Tinh sẽ tạo góc vuông với Thổ Tinh.
Cần lưu ý là tại đỉnh ngày 18.5.2015 của TTCK Mỹ, Hỏa tinh cũng đối ngược với
Thổ Tinh. Do đó, sự lặp lại góc có thể tạo ra điểm đảo chiều đối với TTCK Mỹ. Nếu
TTCK Mỹ còn cố gắng tăng giá trong thời gian này, đó có thể là đỉnh.
Dưới
góc nhìn sóng Elliott, chỉ số DJIA có thể đã hoàn tất sóng 4 vào ngày 17.9.2015
khi Fed công bố giữ nguyên lãi suất. Theo lý thuyết sóng Elliott, sau khi sóng
4 hoàn tất, thị trường bước vào sóng giảm 5. Mức hỗ trợ là 14,500- 15,000 điểm.
Hình 1: Mô hình sóng Elliott của DJIA (weekly)
TTCK Việt Nam sẽ ảnh hưởng ra sao?
Mặc
dù các thị trường chứng khoán Châu Á và Việt Nam phản ứng tích cực sau khi Fed
công bố giữ nguyên lãi suất, nhưng có hai vấn đề cần lưu ý: (1) Nếu thị trường
chứng khoán Châu Âu và Mỹ tiếp tục phản ứng tiêu cực trong thời gian tới, ảnh
hưởng này có thể lan đến thị trường Châu Á. (2) như giải thích về góc độ tâm lý
dưới ảnh hưởng chiêm tinh, các nhà đầu tư đang ở trong tình trạng thay đổi rất
bất ngờ trong hành vi tâm lý. Do đó, mặc dù phiên ngày thứ 6 các nhà đầu tư có
thể còn lạc quan với thông tin từ Fed nhưng không có gì đảm bảo rằng tâm lý này
sẽ tiếp tục. Họ có thể bất ngờ thay đổi tâm lý như các nhà đầu tư Ở Mỹ, Châu Âu
và Nhật Bản.
Trong
khi đó hiện tượng Elu 29 của năm 2001 và 2008 cũng cho thấy xuất hiện tại Việt
Nam. Sau ngày 17.9.2001 và 28.9.2008, TTCK Việt Nam cũng đều xuất hiện xu hướng
giảm điểm. Và hiện nay, sau ngày 13.9.2015, về cơ bản TTCK Việt Nam vẫn đang
giam điểm. (Đỉnh hiện tại rơi vào ngày 9.9.2015).
Chúng
ta cần thận trọng với các hiên tượng nguyệt thực toàn phần trong bộ tứ mặt
trăng máu. Quan sát của chúng tôi cho thấy, trong ba lần nguyệt thực toàn phần
trước đều tạo ra điểm đảo chiều và đa phần là tạo lập đỉnh. Ví dụ vào ngày
15.4.2014, TTCK Việt Nam bắt đầu giảm điểm và sau đó là sự kiện giàn khoan HD
981 của Trung Quốc khiến các chỉ số chứng khoán giảm điểm mạnh; tiếp theo vào
ngày 8.10.2014, các chỉ số chứng khoán Việt Nam tạo lập đỉnh và giảm điểm mạnh
cho đến tận tháng 12.2014 (thậm chí đến tháng 5.2015 đối với HNX-Index); trong
ngày 4.4.2015, các chỉ số chứng khoán đảo chiều tăng nhẹ trong 3 tuần nhưng sau
đó lại tiếp tục xu hướng giảm giá dài hạn. Nếu như lịch sử tái diễn, thận trọng
rằng quanh biên độ 28.9.2015 +/-3 ngày giao dịch, TTCK Việt Nam lại xuất hiện một
điểm đảo chiều. Nếu thị trường cố gắng tạo nên một mức giá ngang bằng với ngày
9.9.2015, đó có thể là một đỉnh. Hoặc nếu thị trường giảm giá mạnh ngay lập tức,
có thể xem xét mốc thời gian 28.9.2015 +/-3 ngày giao dịch hoặc 9.10.2015 +/-3
ngày giao dịch trong mô hình đáy kép.
Dưới
góc nhìn phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang mất đi động lực tăng giá kể từ
điểm phục hồi ngày 24.8.2015. Theo đó, chỉ số VN-Index đã thất bại trước mức
kháng cự 578 điểm, tương ứng với tỷ lệ
Fibonacci 61.8% như hình 2. Ở góc độ sóng Elliott, sóng iv (vòng tròn) có thể kết
thúc và sắp tới thị trường đi vào sóng v (vòng tròn). Khả năng xuất hiện sóng v
(vòng tròn) rõ ràng hơn khi VN-Index đóng cửa dưới đường MA 15 ngày. Mục tiêu
giá của sóng v vòng tròn là ở vùng 480 điểm. Hoặc nếu tích cực hơn là ở vùng
500 điểm.
Đặc
điểm của điểm giảm điểm trong thời gian tới là nhanh và mạnh nhưng không kéo
dài quá lâu. Thời gian giảm giá diễn ra trong 2-4 tuần.
Hình 2: Mô hình sóng Elliott của VN-Index (daily)
Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét