Nhà khoa học Albert Einstein đã từng dự
báo: “Tôi không biết ở thế chiến thứ ba
người ta dùng vũ khí gì nhưng tôi biết ở thế chiến thứ tư, con người sẽ đánh
nhau bằng gậy và đá”. Cảnh báo của Albert Einstein đưa ra vì ông hiểu rằng,
hậu quả của chiến tranh thế chiến thứ ba, nếu như xảy ra, có thể mang tính chất
hủy diệt. Hoàn toàn khác với hai cuộc thế chiến trước. Đó là một cuộc chiến
không có người chiến thắng.
Điều này cũng tương tự đối với thị trường
tài chính. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so
với các cuộc chiến tranh tiền tệ trước. Thay vì sự xuất hiện của vũ khí hạt
nhân, hay các công cụ chiến tranh có khả năng mất kiểm soát như robot, máy bay
không người lái…bản chất của thị trường tài chính ngày nay đang chứa đựng những
phương tiện gây bất ổn lớn. Các công cụ tài chính và môi trường ngày này có sức
hủy diệt lớn hơn mọi người vẫn nghĩ.
Sự
bất ổn trên thị trường tài chính ngày càng lớn
Thị trường tài chính ngày này có sự biến
đổi rất lớn so với cách đây vài chục năm và so với các thị trường khác. Thị trường
tài chính ngày nay không đơn thuần chỉ có người mua và người bán mà còn các nhà
đầu cơ (speculator) và các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs). Thị
trường tài chính đang bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi chính sách tiền tệ của
các ngân hàng trung ương. Sự xuất hiện của công nghệ như máy tính khiến cho bản
chất của thị trường đang tiềm ẩn những bất ổn lớn.
Sự xuất hiện của giới đầu cơ khiến cho
việc thao túng thị trường tài chính ngày càng lớn. Các giao dịch nội gián có tiềm
ẩn rủi ro cao gây bất ổn cho thị trường. Trong vụ 11/9/2001, CIA của Mỹ đã nghi
ngờ John Mulheren, một trader chứng khoán phố Wall về việc đầu cơ vào thị trường
tài chính Mỹ dựa vào thông tin nội gián. Khi một chiếc máy bay đâm vào tòa nhà
World Trade Center, trong khi phần lớn nhiều người vẫn chưa hiểu chuyện gì đang
xảy ra thì Mulheren đã bán một cách điên loạn chỉ số SP500 future. Trong 90
phút giữa vụ tấn công và thời đểm mà thị trường tương lai đống cửa, Mulheren đã
bán khống hơn 7 triệu USD. Trong cuộc gặp với CIA vào ngày 26.9.2003,Mulheren bị
điều tra về khả năng biết trước thông tin xảy ra khủng bố. Một thông tin cần
biêt là Alqueda được hỗ trợ tài chính bởi những gia đình giàu có của Saudi
Arabia, những người có giao dịch trên thị trường chứng khoán Phố Wall.
Ví dụ trên cho thấy rủi ro của những
giao dịch nội gián đến sự bất ổn của thị trường thị trường tài chính. CIA có dự
án riêng (gọi là MARKINT) phối hợp với SEC để tìm kiếm các khả năng giao dịch nội
gián trên thị trường.
Trong thời đại thông tin, những vấn đề về
an ninh mạng của tạo ra các bất ổn cho thị trường. Tháng 4.2013, tài khoản
Twister của Associate Press (AP) bị hack và loan tin nhà Trắng bị tấn công, tổng
thống Obama bị thương khiến DJIA sụt giảm nhanh 150 điểm trong vài giây và sau đó
bật tăng trở lại khi nhà đầu tư nhận thấy thông tin bị sai lệch. Đây được gọi
là Flash Crash.
Sự nhạy cảm của vấn đề thông tin được đặt
lên hồi chuông cảnh báo về các flash crash với mức độ ngày càng lớn hơn tương lại
khi giao dịch tần suất cao (High-Frequency Trading-HFT) đang ngày càng lớn ở Phố
Wall. Trước năm 2010, 60% khối lượng giao dịch ở phố Wall là do các HFT.
Điều này khiến nhiều người nhớ lai vụ
Flash Crash vào tháng 5.2010. DJIA rớt 600 điểm trong vòng 5 phút, làm tan biến
hơn 800 tỷ USD giá trị thị trường. HFT được cho là nguyên nhân của vụ việc. Máy
tính sẽ tự động đẩy các lệnh bán khi phát hiện ra những vấn đề tưởng chừng như
vô hại như thanh khoản bất ngờ xuống thấp trong vụ Flash Crash 2010[1]. Khi
lệnh bán được đổ ra, độ biến động thị trường tăng cao, càng kích thích các lệnh
tự động khác, gây nên rủi ro sụp đổ.
Điều này cho thấy những vấn đề bất ổn
trong thế giới tài chính ngày này. Điều gì xảy ra nếu như có những vụ tấn công
an ninh mạng vào các tờ báo như Bloomberg, CNBC, hoặc công ty tập đoàn tài
chính…tạo ra những thông tin giả mảo hoặc làm sai lệch dữ liệu tài chính…HFT sẽ
tạo ra những nguy cơ sụp đổ với mức độ phá hủy ngày càng lớn hơn.
Các ngân hàng trung ương đang ngày càng
có sức ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính. Thậm chí, cũng chẳng nói quá
đi khi thị trường tài chính đang chịu sự thao túng từ các NHTW. Một học thuyết
thị trường tự do có vẻ như không còn sau 2008. Các NHTW ngày càng mạnh tay hơn
trong việc can thiệp vào thị trường để đạt các mục tiêu riêng của mình.
Bernanke, một người luôn bị ám ảnh bởi giảm phát, đã in hàng tấn đô la vào thị
trường tài chính nhằm tránh rủi ro giảm phát (theo Bernanke, đây là giải pháp
phù hợp).
Biến
động thị trường và sự can thiệp của ngân hàng trung ương ngày càng cho thấy mối
quan hệ chặt chẽ. Chỉ mới đầu năm 2015, khi NHTW Thụy Sĩ (SNB) thả nổi đồng CHF
so với EUR đã tạo ra cơn biến động chưa từng có trong lịch sử thị trường tiền tệ.
Đồng Franc Thụy Sĩ tăng giá hơn 41% chỉ trong ngày 15.1 sau quyết định bỏ neo tỷ
giá 1.2 franc Thụy Sĩ đổi 1 Euro duy trì trong suốt 3 năm qua. Thi trường tiền
tệ chứng kiến chênh lệch bid/ask của các cặp đồng tiền lên mức cả ngàn pip. Nhiều
nhà đầu tư thua lỗ và một số sàn forex phải đóng cửa hoặc thua lỗ nặng. Ngân hàng Citigroup và Deutsche
Bank đã mất hơn 150 triệu USD trong bối cảnh hỗn loạn của thị trường sau quyết
định của SNB. Một nguồn tin thân cận cho biết ngân hàng Barclays sẽ mất cả chục
triệu đô la vì quyết định này.
Quyết định của NHTW Thụy Sĩ thực ra là hệ
quả của chiến tranh tiền tệ. Năm 2011, đồng Franc Thụy Sĩ trở thành điểm trú ẩn
khi đồng Euro mất giá bởi khủng hoảng nợ. Điều này khiến cho đồng Franc Thụy Sĩ
tăng giá và chi phí để duy trì tỷ giá hợp lý ngày càng cao.
Nếu như chứng khoán phái sinh được cho
là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng 1987 và gần đây là nợ dưới chuẩn 2007.
Quy mô của chứng khoán phái sinh ngày nay là rất lớn. Tổng vị thế chứng khoán
phái sinh của tất cả các ngân hàng vào năm 2013 ước khoảng trên 650 nghìn tỷ
USD, tức gấp 9 lần GDP toàn cầu[2].
Chất lượng và việc đánh giá các khoản chứng khoán phái sinh là đáng ngờ dù nó
được thẩm định bởi những tổ chức quốc tế như Standard Poor, Moody…Với những mối
liên hết chằng chịt trong hệ thống tài chính, việc chứng khoán hóa đã làm cho
khả năng đánh giá chất lượng của chứng khoán phái sinh là rất khó.
Những lo ngại trong việc đánh giá các
khoản tín dụng của Trung Quốc gần đây là một ví dụ. Một hệ thống Shadow Banking
đang phình to khiến rất khó đánh giá chính xác, tăng trưởng tín dụng, cung tiền,
nợ xấu, nợ công của Trung Quốc. Đặc biệt là chất lượng thực sự của các “Trust
Product[3]” hoặc “Wealth Management Products- WMP), là
công cụ để cung cấp tín dụng và là một hình thức đầu tư đang thịnh hành ở Trung
Quốc. Nó khiến cho chúng ta gợi nhớ đến các CDO của Mỹ. Nên nhớ rằng, Trung Quốc
đang là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai toàn cầu.
Toàn cầu hóa và mức độ liên kết giữa các
thị trường tài chính ngày nay cũng rất khác. Trong chiến tranh tiền tệ lần 1,
cuộc chiến gần như diễn ra giữa Châu Âu và Mỹ nhưng cũng đã gây ra đình trệ
kinh tế toàn cầu (Đại Khủng Hoảng). Trung Quốc, Nhật Bản, hay một số quốc gia
khác chưa có vai trò gì to lớn đối với thị trường tài chính. Nhưng hiện nay mọi
thứ đang rất khác.
Trung Quốc trở thành một thế lực mới. Thế
giới cũng không còn là sự độc tôn của Mỹ mà đang hương dần đến một trật tự đa cực.
Nhưng tất cả lại đang có mức độ liên kết mạnh hơn về thị trường tài chính.
Trung Quốc thặng dư thương mại với Mỹ nhưng lại là người nắm giữ lượng lớn Trái
Phiếu Chính Phủ Mỹ. Các khoản nợ công của Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha cũng có sở
hữu chéo với Anh, Pháp, Mỹ, Đức…
Rõ ràng, một cảm nhận chung của những
nhà đầu cơ trên thị trường tài chính quốc tế đang nhận ra: độ biến động của thị
trường tài chính càng ngày lớn với những rủi ro không lường hết trước. Thậm
chí, ngôn từ để mô tả về thị trường ngày nay không nên dùng từ “rủi ro” mà là
“sự không chắn chắn”, “hoặc “những điều chưa hề biết”. Thuật ngữ chuyên môn gọi
đây là “rủi ro Knight”. Tức là không hề biết cũng không hề nhận thức được chuyện
gì sẽ xảy ra với thế giới tài chính.
Chiến
Tranh Tài Chính và chiến tranh tiền tệ
Không phải Mỹ mà là Trung Quốc là quốc
gia khởi xướng cho thuật ngữ “Financial Wars” vào năm 1999. Quân đội giải phóng
Trung QUốc đã đưa ra học thuyết này và thậm chí còn xuất bản thành sách
“Unrestricted Warfare- Chiến Tranh không giới hạn”. Chiến Tranh không giới hạn là nhiều phương án
tấn công kẻ thù mà không cần phải dùng đến các vũ khí như tên lửa, bom, đổ quân
xâm lược…Mặc dù những vũ khi này có sức hủy diệt lớn về địa lý nhưng cuộc chiến
tranh không hạn chế còn bao gồm các cuộc chiến khác: Mở cống xả nước gây thảm họa
tự nhiên; tấn công an ninh mạng, gây mất điện và gần đây là cả tấn công tài
chính.
Nguồn gốc của học thuyết này là do Trung
Quốc nhận thấy cần phải bảo vệ mình trước cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á
1997 và Nga 1998.
Mỹ cũng có sức mạnh và triển khai các cuộc
tấn công tài chính. Chẳng hạn như Mỹ đang tấn công Iran. Vào tháng 2.2012, Mỹ
loại bỏ Iran ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD được kiểm soát bỏi Fed
và Bộ Tài Chính. Điều này khiến cho Iran gặp khó khăn trong việc giao dịch với
thị trường quốc tế. Iran là quốc gia xuất khẩu dầu và điều này có tác động
không nhỏ đến nền kinh tế Iran. Tất nhiên, Iran có sự trợ giúp của Trung Quốc
và Nga nhờ các dòng swap hoán đổi USD cho quốc gia này. Bên cạnh đó, Iran sử dụng
hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và Nga để thực hiện các giao dịch khi bị Mỹ cấm
vận. Đây là một ví dụ của tấn công tài chính.
Ngoài ra, có thể ví dụ như việc Mỹ cấm vận
Syria khiến cho đồng tiền của quốc gia này bị mất giá 66% chỉ trong 12 tháng từ
tháng 7.2012 đến tháng 7.2013.
Không bị giới hạn trong chiến tranh tiền
tệ, tức phá giá các đồng tiền. Chiến Tranh Tài chính cho thấy mâu thuẫn của các
quốc gia có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh tài chính. Có nhiều cách thức khác
nhau để các quốc gia tấn công và triệt hạ lẫn nhau bên cạnh việc phá giá tiền tệ.
Cuộc chiến tranh tài chính có vẻ như cũng đang
diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngoài việc phá giá tiền tệ, những vụ tấn công an
ninh mạng của Trung Quốc nhắm vào Mỹ là một cảnh báo. Liệu có hay không những vụ
tấn công vào các tờ báo lớn hoặc trang mạng xã hội gây nên những tin đồn thất
thiệt dẫn đến sụp đổ TTCK cũng là khả năng hoàn toàn có thể diễn ra.
Vào năm 2011, Trung Quốc nói với tờ
NewYork Times rằng họ đang bán ròng các chứng khoán của Bộ Tài CHính Mỹ sau nhiều
năm mua ròng. Tuy nhiên, những phát hiện của NewYork Times cho thấy, Trung Quốc
đang bí mật sử dụng các đại diện ở Luân Đôn để mua ròng Trái Phiếu Mỹ.
Hoặc một ví dụ khác cho thấy Trung Quốc[4]
còn tấn công vào Nhật Bản vào năm 2012 để trả đũa cho vụ Nhật Bản tấn công vào
Sendaku/Điếu Ngư. Việc ngăn chặn đất hiếm xuất sang Nhật Bản cũng là một hình
thức khác.
Thậm chí vào ngày 10.3.2013, Trung QUốc
còn hack cả Reserve Bank of Australia để tìm hiều về các thảo luận của các đại
biểu tại G20.
Việc Nga và Trung Quốc cũng như một số
quốc gia ở Nam Phi, Mỹ La Tinh đang cố gắng thiết lập một mạng lưới ngân hàng
dành riêng cho các quốc gia thuộc nhóm BRICS là một trong những nỗ lực chống lại
sự thống trị của đồng USD. Thậm chí, Nga và Trung Quốc đang hỗ trợ cho các nước
vùng vịnh trong việc thanh toán mua bán dầu bằng đồng tiền riêng được bảo đảm bằng
một danh mục hàng hóa thay vì đồng USD.
Một trong những ví dụ về cuộc chiến
tranh tài chính đang diễn ra gần đây là cuộc chiến dầu mỏ giữa Nga và Mỹ. Giới
phân tích cho rằng đây là một đòn tấn công của Mỹ vào ISIS (Nhà nước hồi giáo),
Nga, Venezuela và Iran, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Thực ra, căng
thẳng giữa Nga và Mỹ liên quan đến vấn đề dầu mỏ đã có từ rất lâu. Từ lâu, Nga
luôn theo dõi chặt chẽ các công ty dầu của Mỹ như Exxon-Mobil và cả các công ty
dầu của Châu Âu. Nga còn thực hiện các vụ tấn công mạng để tìm hiểu về nội tình bên trong của các công ty dầu[5].
Mỹ
cũng đã nắm được yếu điểm của Nga là 50% nguồn thu ngân sách đến từ dầu và khí
gas. Trong cuộc chiến này, Mỹ có một đồng minh thân cận là Saudi Arabia. Một
thông tin là John Kerry, ngoại trưởng Mỹ đã liên kết với Vua Abdullah trong một
cuộc họp bí mật tại Syria vào tháng 9.2014 lập kế hoạch tấn công Nga và Iran bằng
việc cả hai tung dầu ra thị trường làm giảm 50% giá thị trường[6].
Chính vì vậy, không ngạc nhiên là trong cuộc họp của OPEC, Saudi Arabia không hề
cắt giảm sản lượng dầu khiến giá dầu giảm mạnh trong tháng 12.2014.
Hệ quả của cuộc chiến là nước Nga rơi
vào cảnh lao đao. Đồng Rúp Nga mất giá hơn 50% trong năm 2014. Kinh tế Nga rơi
vào suy thoái. Có thể nói rằng, Mỹ đã cùng lúc tấn công cả ISIS, Nga và Iran vì
mối bất đồng với ba mục tiêu này. ISIS, chủ nghĩa hồi giáo cực đoan; Nga là quốc
gia rào cản trong cuộc chiến với Ukraine, khiến Nato và Eurozone không thể mở rộng
biên giới hơn được nửa; và Iran là những mâu thuẫn về hạt nhân[7].
[1]
http://www.economist.com/blogs/newsbook/2010/10/what_caused_flash_crash
[3] http://www.bloomberg.com/news/articles/2014-08-12/china-s-trust-asset-growth-slows-amid-shadow-banking-crackdown
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét