Vàng không phải là một
công cụ phái sinh, hàng hóa hay một hoạt động đầu tư, thì nó là cái gì? Ông
trùm tài phiệt J.P.Morgan, một trong những người đứng đằng sau việc tạo lập Cục
Dự Trữ Liên Bang Mỹ nói: “Tiền là vàng,
và không thể là cái gì khác?”
Tuy nhiên không phải ai
cũng hiểu những bí mật của vàng. Vàng bị rất nhiều nỗi oan.
ü Hiểu lầm thứ nhất của vàng là: “Thế giới không đủ vàng để xây dựng hệ thống tiền tệ bản vị vàng vì không có đủ vàng để hỗ trợ cho nhu cầu của hoạt động thương mại và tài chính thế giới”.
Tổng cung vàng trên thế
giới hiện nay, không tính đến dự trữ trong đất xấp xĩ khoảng 163,000 tấn. Trong
đó, số lượng vàng này được nắm giữ bởi các định chế tài chính như ngân hàng
trung ương, bộ tài chính, và IMF là khoảng 31,868 tấn. Nếu sử dụng giá vàng ở mức
khoảng 1,500 USD/oz, trữ lượng vàng trên thế giới là khoảng 1,700 tỷ USD. Giá
trị này vẫn nhỏ hơn rất xa với tổng cung tiền trên thế giới. Ví dụ, Cung tiền Mỹ,
theo đo lường M1 là khoảng 2,500 tỷ USD vào cuối tháng 6.2013. Tổng cung tiền
M2 của Fed là 10,600 tỷ USD vào cuối tháng 6.2013. Nếu tính cộng với ECB (Châu
ÂU), BOJ (Nhật bản) và PboC (Trung Quốc), tổng M1 của bộ tứ này là khoảng
20,000 tỷ USD và tổng M2 là khoảng 48,000 tỷ USD. Rõ ràng, tổng giá trị 1,700 tỷ
USD của vàng là hoàn toàn nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu giá vàng bây giờ là 17,500
USD/oz, tổng giá trị của vàng là bằng với M1 của bộ tứ. Đây không phải là một dự
báo cho giá vàng mà muốn nói rằng, số lượng vàng không bao giờ trở ngại cho hệ
thống tiền tệ bản vị vàng nếu như giá vàng trở nên hợp lý cho mục tiêu cung tiền.
ü Hiểu lầm thứ hai là cho rằng: “Vàng nguyên nhân gây ra Đại Suy Thoái vào những năm 1930”.
Điều này chỉ đúng một nữa và một nữa còn lại
luôn bị hiểu nhầm. Đại Suy Thoái, tạo nên sự suy giảm kinh tế từ năm 1929 đến
1940. Trong giai đoạn này, “hệ thống bản vị tỷ giá-vàng (gold exchange
standard) xuất hiện từ năm 1922 đến 1924. Hệ thống bản vị tỷ giá -vàng được đồng
ý về mặt nguyên tắc tại Hội Nghị Genoa vào năm 1922.
Giống như tên gọi của
nó, hệ thống bản vị tỷ giá -vàng không phải là hệ thống bản vị vàng thuần túy đã
tồn tại từ 1870-1914. Hệ thống bản vị tiền tệ-vàng là lai tạp giữa hệ thống bản
vị vàng và hệ thống trao đổi tỷ giá- chủ yếu là USD, Bảng Anh, đồng Franc của
Pháp. Các đồng tiền này làm tiền tệ dự trữ và được sử dụng để thanh toán quốc tế.
Sau thế chiến thứ 1, người dân ở hầu hết các nước lớn không mang đồng tiền
vàng, điều trở nên phổ biến trước năm 1914.
Theo lý thuyết, dự trữ
ngoại hối của mỗi quốc gia có thể được hoán chuyển thành vàng khi người nắm giữ
xuất trình cho quốc gia phát hành. Người dân được tự do sở hữu vàng. Tuy nhiên,
việc hoán đổi quốc tế là không thường xuyên, và việc sở hữu vàng vật chất bị giới
hạn bởi các thỏi vàng lớn, vốn không thuận tiện trong các giao dịch hàng ngày. Ý
tưởng là tạo ra hệ thống bản vị vàng nhưng càng có ít vàng trong lưu thông càng
tốt. Vàng có thể vẫn sẵn sàng để duy trì việc chuyển đổi nằm trong các tầng hầm
của Cục Dự Trữ Liên Bang tại New York, Ngân hàng Anh, và Ngân hàng Pháp, trong
khi người dân được xây dựng thói quen sử dụng các tiền giấy (paper notes) thay
vì các đồng tiền vàng, và các ngân hàng trung ương chấp nhận các tiền giấy hơn
là vàng. Hệ thống tiền tệ tỷ giá-vàng, là sự bắt chước giả tạo hệ thống bản vị
vàng thực sự và là một sự lừa dối quy mô lớn.
Quan trọng nhất, các quốc
gia được chọn một tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền của họ với vàng. Dưới bối cảnh
cung tiền giấy tăng vọt như trong thế chiến thứ 1 (1914-1918), hầu hết các quốc
gia tham chiến chọn một mức giá trị đồng tiền của họ nằm thấp hơn giá trị trước
chiến tranh. Nói cụ thể, họ phá giá tiền tệ so với vàng và chuyển đổi thành hệ
thống tiền tệ bản vị vàng, với mức tỷ giá mới, thấp hơn. Pháp, Bĩ, Italia và các
nước thành viên khác sau đó trở thành Gold Bloc theo đuổi chính sách này. Mỹ
tham chiến muộn hơn các nước Châu Âu, và nền kinh tế ít bị ảnh hưởng bởi chiến
tranh. Mỹ cũng đã nhận được lượng vàng lớn chảy vào trong thời chiến, và kết quả
là nó khó có thể duy trì tỷ giá 20.67 USD đổi 1 ounce vàng như trước chiến
tranh. Sau khi Gold Bloc phá giá, và với sức mạnh của kinh tế Mỹ, thành công của
hệ thống tiền tệ tỷ giá-vàng bây giờ tùy thuộc vào việc xác định tỷ lệ chuyển đổi
với đồng Bảng Anh.
Anh Quốc dưới lãnh đạo
của Winston Churchill, lựa chọn quay trở lại hệ thống tiền tệ bản vị vàng với mức
tỷ lệ tương đương trước chiến tranh là 4.86 Bảng Anh đổi 1 bảng Anh. Churchill
làm việc này vì ông muốn lấy lại niềm tin đối với các giấy tới của BOE, và một
lý do võ đoán khác là duy trì vị trí trung tâm tiền tệ thế giới của Luân Đôn. Với
lượng tiền giấy khổng lồ đã in trước chiến tranh, nước Anh rõ ràng đang định
giá cao đồng tiền của mình khiến cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn. Kết quả
là, nước Anh rơi vào suy thoái vào năm 1926 trước khi bắt đầu đổ vỡ Đại Suy
Thoái như nước Mỹ.
Với đồng bảng Anh bị định
giá cao và bất lợi trong hoạt động thương mại, vàng của Anh chảy vào Mỹ và
Pháp. Trong hệ thống bản vị vàng thuần túy, phản ứng chính xác của Mỹ phải là nới
lỏng tiền tệ và sau đó cho phép lạm phát cao hơn ở Mỹ để tạo ra lợi thế xuất khẩu
cho Anh Quốc. Nhưng trên thực tế, Fed lại tiến hành thắt chặt tiền tệ, tạo ra sự
sụp đổ của TTCK Mỹ vào năm 1929 và dẫn đến Đại Suy Thoái. Đến năm 1931, áp lực
định cao quá mức đồng Bảng khiến Anh từ bỏ hiệp ước 1925 và bắt đầu phá giá đồng
bảng. Điều này khiến cho đồng USD trở thành đồng tiền bị định giá nhất trên thế
giới và buộc phải phá giá vào năm 1933 khi tỷ lệ chuyển đổi tiền-vàng bây giờ
35 USD/oz thay vì 20.67 USD/oz. Việc phá giá đồng USD nhằm đối phó với việc đồng
bảng anh bị phá giá 2 năm trước đó.
Như vậy, có thể nói rằng
những sự kiện từ 1922 đến 1933 cho thấy Đại Suy Thoái không được gây ra bởi
vàng mà là các chính sách tùy tiện của các ngân hàng trung ương. Hệ thống bản
vị vàng-tỷ giá đã có một lỗi cơ bản là không tính đến giá trị thị trường của
vàng. BOE định giá cao đồng Bảng Anh vào năm 1925. FED đã tiến hành thắt chặt
chính sách tiền tệ một cách tùy tiện vào năm 1927. Vấn đề không phải là do vàng
mà là giá vàng bị thao túng và bị bóp méo bởi các ngân hàng trung ương. Hệ thống
bản vị vàng-tỷ giá đã tạo ra Đại Suy Thoái vì nó không phải là hệ thống bản vị
vàng thuần túy. Nó được thiết kế lai tạp, bị tháo túng và quản lý sai lầm với
những chính sách tiền tệ tùy ý của các ngân hàng trung ương cụ thể là Mỹ và
Anh.
ü Một hiểu lầm thứ ba là: “Vàng tạo ra sự hoảng loạn của thị trường” và nền kinh tế hiện đại là ổn định hơn khi vàng bị bỏ rơi và các ngân hàng trung ương sử dụng chiến sách tiền tệ để bình ổn các cuộc hoảng loạn định kỳ. Thậm chí, Paul Krugman cũng chỉ trích chính sách bản vị vàng.
Thực tế, các đợt hoảng
loạn xảy ra trong bản vị vàng như 1873, 1884, 1890, 1893, 1907…và các đợt hoảng
loạn cũng xảy ra trong khi không có bản vị vàng như sự sụp đổ của đồng peso
1994, quỹ LTCM bị sụp đổ tạo ra suy thoái 1997-1998 ở Nga và Châu Á, bong bóng
Dotcom năm 2000, sự sụp đổ thị trường nhà năm 2007...
Các cuộc hoảng loạn
không phải do vàng gây ra. Các đợt hoảng loạn là nguyên nhân của sự mở rộng tín
dụng quá mức và niềm tin quá mức dẫn đến một sự thua lỗ bất ngờ niềm tin khiến
cho thanh khoản bị thu hẹp. Các đợt hoảng loạn có đặc điểm là sự sụt giảm nhanh
trong giá trị tài sản, margin call bởi các chủ nợ, ….Quá trình này cuối cùng
gây nên sự phá sản của các ngân hàng…Hoảng loạn là sản phẩm do bản tính con người
là sự dao động giữa lòng tham và nỗi sợ hãi. Các đợt hoảng loạn không bao giờ
biến mất. Một điểm quan trọng ở đây là các đợt hoảng loạn không được gây ra bởi
hệ thống bản vị vàng.
Thực tế, hệ thống bản vị
vàng đã làm việc rất tốt trong quá khứ.
Hãy xem cái gì đã xảy
ra trong giai đoạn 1870-1914, tức giai đoạn bản vị vàng.
- Gần như không có lạm phát và tăng trưởng
kinh tế kéo dài. Thực tế, giai đoạn này xuất hiện những đợt giảm phát “lành
tính” ở các nền kinh tế phát triển do kết quả của việc cải tiến công nghệ làm
tăng năng suất và sự gia tăng mức chuẩn sống mà không làm gia tăng quá nhiều nạn
thất nghiệp. Đây là giai đoạn đầu của toàn cầu hóa (giai đoạn 2 của toàn cầu
hóa bắt đầu từ năm 1989 khi bức tường Béc lin sụp đổ)
- Không cần các hội nghị tiền tệ quốc tế,
không cần các tổ chức đa phương, không cần có quy tắc bởi vì ai cũng hiểu luật
chơi. Nếu quốc gia xuất khẩu quá nhiều hàng hóa, vàng sẽ nhận về nhiều…đồng nội
tệ sẽ tăng giá và có áp lực điều chỉnh trở lại …Quốc gia nhập quá nhiều hàng
hóa, vàng sẽ xuất đi…đồng nội tệ giảm giá và tạo lợi thế xuất khẩu. Cơ chế rất
đơn giản. Công việc của NHTW cũng vì thế trở nên gọn nhẹ.
Nhà kinh tế học Giulio
M.Gallarotti, nhà sử học kinh tế đã nghiên cứu về bản vị vàng và kết luận như
sau: “Giai đoạn 1870-1914 là thời kỳ vàng
của tăng trưởng không lạm phát đồng thời có sự tích lũy ngày càng lớn tài sản
và năng suất lao động tăng ở các nước công nghiệp”.
[Còn tiếp bài 3]
Tài liệu tham khảo:
1. “The Death of Money- The coming collapse of the international monetary system”, James Rickards, 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét