Tuần qua, thị trường chứng khoán toàn cầu
có xu hướng hồi phục với đáy được tạo lập vào ngày 7.8.2014. Chỉ số DJIA (Mỹ) bật
tăng mạnh tại đáy ngày 7.8.2014 và hồ phục cho đến ngày 14.8.2014, gần chạm mức 16,700 điểm. Diễn biến tương tự cũng diễn
ra tại khu vực Bắc Mỹ khi chỉ số Ibovespa (Brazil) hồi phục tại đáy kép
8.8.2014 và 13.8.2014 và hiện đang ở mức 57,000. Chỉ số Eurostoxx 50 của khu vực
Châu Âu, Nikei 225, Hangseng (Hồng Kong), ASX 200 (Úc), Shanghai (Trung Quốc), Sensex
30 (Ấn Độ) cũng hồi phục mạnh tại mức đáy ngày 7.8.2014.
Tôi viết trên diễn đàn mạng Facebook của
VFA ngày 9.8.2014: “Tuần tới, khi Venus giao hội với
jupiter, sẽ có những cải thiện mang tính tích cực vì đây là những hành tinh tốt...hòa
bình tình yêu và hy vọng...Nhưng nó giống như những điểm sáng trong bóng tối.
Mars và Saturn sẽ giao họi vợi nhau vào khung thời gian 25 và 26.8. Nó có sự
liên kết với Sedna...Một lần nữa, những vấn đề tồi tệ nói trên vẫn là chủ đề
chính.”
Tuy
nhiên, khi thị trường Châu Á đóng cửa vào cuối tuần, việc Ukraine bất ngờ nả đạn
vào đoàn tăng thiết giáp của Nga khiến giá chứng khoán Mỹ và Châu Âu giảm mạnh.
Giá vàng cũng bất ngờ đảo chiều tăng. Thông tin này một lần nữa cho thấy những
căng thẳng quân sự khi Mars ở cung Scorpio.
Các chỉ
số chứng khoán Việt Nam cũng có một tuần giao dịch tăng điểm như thế giới. Tuy
nhiên, dòng tiền chủ yếu tập trung vào các mã có vốn hóa nhỏ. Chỉ số HNX-Index
tăng 1.6% trong tuần qua trong khi chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ. Lưu ý, chỉ số
VN-Index vẫn không vượt qua được đỉnh ngày 7.8.2014.
Việt
Nam không có thông tin gì đặc biệt trong tuần qua, ngoại trừ thông tin nợ xấu của
Agribank đã công bố vào đầu tháng và những bình luận quanh phát biểu của Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 7.8.2014 tại Đà Nẵng. Dư luận đặt câu hỏi nếu nợ công
của Việt Nam là an toàn thì không nhất thiết thủ tướng lại kiên quyết “Việt Nam
dứt khoát không để vỡ nợ”! Quan điểm của tôi là nợ công của Việt Nam đang ở mức
nguy hiểm.
Tuần tới,
những căng thẳng tại Ukraine có thể tạo tác động tiêu cực đối với TTCK toàn cầu.
Với Mars giao hội với Saturn vào 25.8.2014 (giờ Mỹ), vốn được xem là góc của
wars, một crash có thể diễn ra trên TTCK toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là tác động
này sẽ diễn ra khi nào?
Về khía
cạnh chu kỳ, có hai cách đếm như sau. Nếu ngày 7.8.2014 là đáy chu kỳ sơ cấp đối
với DJIA, khó có thể diễn ra một crash ngay trong tuần sau. Những thông tin
tiêu cực không khiến chỉ số DJIA phá đáy ngày 7.8.2014. Thị trường vẫn bullish
và chờ đợi ngày 26.8.2014 +/-3 ngày giao dịch như là điểm đảo chiều đỉnh. Giá
vàng có thể tiếp tục điều chỉnh giảm và kiểm tra lại các mức đáy 1,281 USD.
Ngược lại,
nếu chu kỳ sơ cấp bắt đầu từ ngày 8.2.2014 vẫn còn đang diễn ra, thị trường sẽ
nhanh chóng phá đáy ngày 7.8.2014 và thiết lập đáy chu kỳ sơ cấp vào ngày
26.8.2014 +/-3 ngày giao dịch (đảo chiều đáy). Như vậy, chiều dài chu kỳ sơ cấp
bị mở rộng bất thường sang 29 tuần. Tương ứng với kịch bản này, các thị trường
tài chính khác cũng sẽ bị tác động. Giá vàng có thể tăng vọt lên mức 1,345
USD/oz so với mức hiện tại 1304 USD/oz. Tôi đang nghiêng về kịch bản này.
Tại Việt
Nam, nếu như không có cú sốc nào diễn ra trên toàn cầu. Các chỉ số vẫn dự kiến
tăng điểm và chờ đợi điểm đảo chiều đỉnh 26.8.2014 +/-3 ngày giao dịch. Điều
này tương tự với kịch bản của Bầu Kiên cách đây 2 năm với Mars giao hội với
Saturn.
Tuy
nhiên, nếu có cú sốc diễn ra trên toàn cầu, tôi e ngại Việt Nam khó là ngoại lệ.
Từ đầu tháng 8, nước ngoài có xu hướng bán ròng, theo diễn biến tiêu cực của thị
trường chứng khoán toàn cầu. Lúc này chờ đợi điểm đảo chiều đáy 26.8.2014 +/-3
ngày giao dịch.
Quan điểm
của tôi là thận trọng vào lúc này.
VIETNAM
CHARTS: “Một bức tranh hay có giá trị hơn ngàn lời nói”
VNINDEX
HNXINDEX
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét