Tuần qua, thị trường chứng
khoán toàn cầu tiếp tục tăng điểm. Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán DJIA (hiện ở
mức 17,000 điểm) và SP500 (gần 2,000 điểm)
quay trở lại đỉnh cao mọi thời đại đã bị đánh mất vào ngày 21.7.2014. Tại khu vực
Châu Âu, chỉ số Stoxx 50 dù vẫn còn cách xa mức đỉnh 19.6.2014 nhưng cũng có xu
hướng hồi phục trong tuần qua. Hiện chỉ số Stoxx 50 đang ở mức gần 3,100 điểm.
Xu hướng tăng mạnh từ đầu năm của Châu Á vẫn đang tiếp diễn. Các thị trường
HongKong, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc lập các đỉnh cao mới trong năm 2014. Thị trường
Nhật Bản cũng đang cố gắng lấy lại mức đỉnh cao nhiều năm vào tháng 12.2013
(16,200 điểm) khi tăng điểm mạnh trong tháng 8 và ở mức 15,500 điểm.
Cùng chung với xu hướng
chứng khoán Châu Á, các chỉ số Việt Nam tiếp tục tăng điểm mạnh trong 3 tuần
giao dịch của tháng 8. Mặc dù mức tăng điểm yếu hơn so với HNX-Index, nhưng chỉ
số VN-Index đã tạo nên đỉnh cao 5 năm qua. Tuần kết thúc ngày 22.8.2014, chỉ số
VN-Index đóng cửa ở mức 620.14 điểm và HNX-Index là 83.3 điểm lần lượt tăng khoảng
4% và 5% so với cuối tháng 7.
Như vậy, tương ứng với kịch bản không xuất
hiện “Crash” trên thị trường chứng khoán toàn cầu, các chỉ số chứng khoán Việt
Nam đang hướng dần đến các mức điểm quan trọng: 622 điểm và 84.2 điểm. (Xem lại:
http://www.chiemtinhtaichinh.com/2014/08/vfa-insights-1882014-than-trong-khi-gan.html)
Trong tuần trước,
tôi bình luận về chứng khoán Mỹ và thị trường vàng: “Nếu ngày 7.8.2014 là
đáy chu kỳ sơ cấp đối với DJIA, khó có thể diễn ra một crash ngay trong tuần
sau. Những thông tin tiêu cực không khiến chỉ số DJIA phá đáy ngày 7.8.2014. Thị
trường vẫn bullish và chờ đợi ngày 26.8.2014 +/-3 ngày giao dịch như là điểm đảo
chiều đỉnh. Giá vàng có thể tiếp tục điều chỉnh giảm và kiểm tra lại các mức
đáy 1,281 USD. Thực
tế, trong tuần qua, chỉ số DJIA đã quay trở lại mức 17,000 điểm và giá vàng đã
phá thủng mức đáy 1,281 vào ngày 1.8.2014.
Tuy nhiên, kịch bản
không có “Crash” không phải là kịch bản chính của tôi. Theo Raymond Merriman, với
mẫu hình Hỏa Tinh và Thổ Tinh ở cung Bọ Cạp thường (xác suất 75%) dẫn đến sự sụt
giảm mạnh trên thị trường chứng khoán và tăng giá mạnh trên thị trường vàng. Hỏa Tinh sẽ còn ở cung Bọ Cạp cho đến ngày
14.9.2014 (theo múi giờ Việt Nam), chúng ta vẫn có cơ hội để kiểm chứng tác động
của mẫu hình nói trên.
Mặc dù chưa gây sức ép
tiêu cực lên thị trường tài chính, nhưng quan sát mẫu hình trên đang trùng khớp
với những diễn biến chính trị xã hội từ cuối tháng 7 đến nay. Căng thẳng tại
Ukraine tăng cao khi Nga đưa quân tiến sát biên giới Ukraine và những hành động
đáp trả của hai phe; Mỹ không kích Irak; chiến sự tại dãi Gaza; dịch bệnh Ebola
buộc WHO phải ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Argentina vỡ nợ…Tại Việt
Nam, các vấn đề nợ công của chính phủ (Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trấn an
dư luận bằng lời khẳng định “Dứt khoát không để Việt Nam vỡ nợ”) và nợ xấu tại
Agribank cũng được các nhà đầu tư “lờ đi”.
Nếu mẫu hình trên gây
tác động trên thị trường tài chính, tuần tới là mốc thời gian quan trọng. Trong
bài viết trước, tôi đánh dấu khung thời gian 29.8.2014 +/-3 ngày giao dịch là
quan trọng đối với thị trường chứng khoán toàn cầu. Liệu thị trường có sự đảo
chiều trong tuần tới hay không? Vào cuối tuần qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ,
Âu giảm điểm do những căng thẳng tại Ukraine.
Đối với TTCK Mỹ, với
đánh dấu ngày 7.8.2014 là đáy chu kỳ sơ cấp, thị trường đã tăng giá hơn 2 tuần.
Nếu chu kỳ sơ cấp chuyển dịch trái, đỉnh có thể xuất hiện trong tuần sau vì
theo lý thuyết các mẫu hình chuyển dịch trái có thời gian tăng giá từ 2-9 tuần
(xem sách: “Định thời điểm thị trường: Chu kỳ và mẫu hình trong các chỉ số chứng
khoán”). Chu kỳ sơ cấp chuyển dịch trái khi các chu kỳ lớn.
Liệu chu kỳ lớn đã kết
thúc ở Mỹ? Tôi đang nghĩ là có. Quan sát của tôi về Elliott wave cho DJIA cho
thấy mức 17,000 có thể là điểm kết thúc của sóng 5 thuộc sóng Y. Và đồng thời
có thể là sóng b lớn.
Tôi public môt báo cáo từ
công ty Elliottwave về kịch bản sóng dài hạn của TTCK Mỹ. Robert Pretcher gọi
đây là “Silent Crash”? Bạn có thể xem tại.
https://drive.google.com/file/d/0B-KEJYrfvuHMQzFZUFlKRTBEOW8/edit?usp=sharing.
Ở một góc nhìn khác,
tôi cũng quan sát mẫu hình nổi tiếng của George Lindsay “Three Peak and Domed house (3PDH). Mẫu hình thường xuất hiện tại
các cuộc sụp đổ như 1929 hoặc 1987.
Theo Carl Futia, thị
trường đang ở vị trí số 27, mặc dù khá bất thường vì nó đang bằng với số 23
nhưng nó cũng chỉ ra khả năng diễn ra một Crash. Có thể xem tại http://carlfutia.blogspot.com/2014/06/lindsay-update.html
Đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam, VN-Index đang thách thức lại mức điểm 633 cao nhất vào ngày
23.10.2009. Đây được xem là mức kháng cự quan trọng đối với VN-Index vì nếu như
đóng cửa tuần tới cao hơn 633 điểm, sẽ có những thay đổi lớn sóng việc đánh
nhãn các chu kỳ dài hạn tại Việt Nam. Ngược lại, nếu thất bại, một lần nữa thị
trường Việt Nam sẽ có một sự điều chỉnh mạnh. Thậm chí nó có thể là “SILENT
CRASH”?
P/S:
Những bình luận chi tiết về TTCK Việt Nam được trình bày tại Vietnam Forecast
2014_Update (lần 4) và đồng thời là báo cáo tháng 09.2014. Được phát hành bởi
VFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét