[Bài đăng trên báo Đầutưtàichính: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20140105/Goc-nhin-chiem-tinh-tai-chinh-2014.aspx]
Năm 2013 khép lại với
những niềm vui dành cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ
số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng khoảng 22% và 19% so với cuối năm 2012.
Niềm tin và sự lạc quan đang hiển hiện, với không ít kỳ vọng rằng TTCK Việt Nam
năm 2014 sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững! Dưới góc nhìn chiêm tinh tài chính, chúng tôi
có một số cảnh báo về thị trường chứng
khoán năm 2014.
Thế
giới tái hiện hình ảnh Đại Khủng Hoảng.
Có lẽ, trái ngược với
niềm tin lạc quan đang phổ biến trên thị trường. Các nhà chiêm tinh tài chính lại
tỏ ra không mấy lạc quan. Raymond Merriman, một nhà chiêm tinh tài chính nổi tiếng
và có uy tín tại Mỹ lại cảnh báo thị trường chứng khoán Mỹ năm 2014 đang đối diện
với rủi ro sụp đổ rất lớn.
Điều
này bắt nguồn từ những quan sát các hiện tượng chiêm tinh địa tâm. Năm 2014 là năm
thứ bảy trong Cực Đỉnh Tứ Phương lớn từ năm 2008-2015. Cực Đỉnh Tứ Phương diễn ra khi các hành tinh
lớn trong hệ Mặt Trời (bên ngoài Trái Đất trở ra) nằm tại các cung thuộc Nhóm Tứ
Xung (Cardinal) như Bạch Dương, Con Cua, Thiên Bình và Ma Kết và liên kết với
nhau bởi góc vuông và góc đối ngược.
Mẫu
hình Cực Đỉnh Tứ Phương gây ra nhiều lo lắng bởi nó đã từng xuất hiện vào giai
đoạn Đại Khủng Hoảng của kinh tế thế giới. Lần xuất hiện gần nhất của mẫu hình
này là vào năm 1927-1934. Các lần trước đó là vào năm 1843-1851 và 1761-1770. Mẫu
hình Cực Đỉnh Tứ Phương là giai đoạn với nhiều biến động thất thường với những
mâu thuẫn xã hội, đình trệ về kinh tế và những thay đổi lớn về hệ thống tiền tệ
toàn cầu.
Mẫu
hình Cực Đỉnh Tứ Phương xuất hiện từ tháng 1.2008, khi Diêm Vương Tinh di chuyển
vào cung Ma Kết. Mẫu hình này sẽ tồn tại đến tháng 3.2015 với sự tham gia của cặp
góc vuông giữa Thiên Vương Tinh và Diêm Vương Tinh. Trong giai đoạn từ
2012-2015, mẫu hình Cực Đỉnh Tứ Phương bao gồm Thiên Vương Tinh ở cung Bạch
Dương, Mộc Tinh nằm ở cung Con Cua và Diêm Vương Tinh nằm ở cung Ma Kết. Kẻ
kích hoạt là Hỏa Tinh khi tham gia vào các cung Con Cua hoặc Thiên Bình. Do đó,
trong mẫu hình Cực Đỉnh Tứ Phương sẽ xuất hiện mẫu hình gọi là Grand Cardinal
Cross xuất hiện từ tháng 8.2013 đến tháng 4.2014. Đây chính là giai đoạn cực điểm
của mẫu hình Cực Đỉnh Tứ Phương. Vì vậy, năm 2014 là rất quan trọng.
Chúng
ta đã trải qua hai năm đầu tiên trong Cực Đỉnh Tứ Phương từ năm 2012-2015 và chứng
kiến những căng thẳng về mặt kinh tế. Ngoại trừ Mỹ được hưởng lợi trực tiếp từ
các vòng nới lỏng định lượng, tăng trưởng kinh tế của cả Trung Quốc, Nhật Bản
và Khu vực Eurozones đang chậm lại. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012 chỉ
còn 3.1%, thấp hơn so với mức 4% của năm 2011 và 5.1% của năm 2010. Năm 2013 ước
chỉ còn khoảng 2.1%. Thương mại toàn cầu năm 2013 sụt giảm đến mức báo động.
Do
đó, năm 2014 thực sự là một năm đầy rủi ro với thị trường chứng khoán toàn cầu
bởi xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu xuất hiện trong vài năm gần đây vẫn
chưa chấm dứt. Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ và một số quốc gia
liên quan đến những chính sách nới lỏng tiền tệ hơn là bởi triển vọng kinh tế.
Với ảnh hưởng của Thiên Vương Tinh tạo góc vuông 900 (waxing square)
với Diêm Vương Tinh trong chuỗi 7 lần hợp góc từ năm 2012 đến 2015, thị trường
chứng khoán Mỹ đang đối diện với nguy cơ sụp đổ.
Thực
sự, lịch sử cho thấy các góc cứng giữa Thiên Vương Tinh và Diêm Vương Tinh thường
tạo nên những giai đoạn khó khăn đối với thị trường chứng khoán. Lần giao hội gần
nhất giữa hai hành tinh vào năm 1965-1966, chỉ số DJIA đạt đỉnh 1,000 điểm và
giảm liên tục trong vòng 4 năm tiếp theo. Lần cặp góc vuông 900
(waxing square) gần nhất là tháng
10.1876 đến tháng 8.1877, chính là cuộc khủng hoảng dài nhất trong lịch sử nước
Mỹ (giai đoạn 1869-1877). Giai đoạn 1929-1932, thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ
khi có cặp góc vuông 2700 (Waning Square) giữa Thiên Vương Tinh và
Diêm Vương Tinh. Liệu lịch sử có tái hiện
trong năm 2014?
Có một điểm đáng lo ngại là chu kỳ tăng điểm của
thị trường Mỹ đang kéo dài bất thường. Chỉ số DJIA của Mỹ đã tăng 57 tháng kể từ
đáy tháng 3.2009. Đối với chu kỳ 4 năm ở Mỹ, thông thường thời gian tăng điểm phổ
biến ở 26-49 tháng để thiết lập đỉnh chu kỳ 4 năm. Trường hợp bất thường này từng
được ghi nhận hai lần tại Mỹ với đỉnh vào tháng 3.1937
khi kéo dài trong 56 tháng và đỉnh vào tháng 8.1987 với thời gian tăng giá dài
60 tháng. Vào năm 1987, chỉ số DJIA đã tạo nên cuộc sụp đổ thế kỷ với mức giảm
hơn 40% chỉ trong vòng 2 tháng. Điều này tạo nên lo ngại mức sụt giảm nhanh
trên thị trường chứng khoán thế giới trong năm 2014.
Ảnh
hưởng đối với Việt Nam
Tôi nhìn thấy những ảnh hưởng tương tự của
mẫu hình Cực Đỉnh Tứ Phương tại Việt Nam. Vấn đề nợ đang trở thành chủ đề kinh
tế được bàn luận nhiều trong vài năm qua. Từ năm 2011, các vụ vỡ nợ và thua lỗ của
các tập đoàn kinh tế nhà nước đã giáng một đòn mạnh đối với nền kinh tế. Điển
hình là Vinashin và Vinalines. Trong năm 2013, các vụ vỡ nợ ở cấp độ tư nhân diễn
ra rất phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước.
Nợ công của chính phủ ẩn chứa nhiều rủi
ro. Măc dù tỷ lệ nợ công của Việt Nam vào năm 2012 chỉ ở mức 55% GDP tuy nhiên
nếu tính thêm số nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ công có thể lên đến 95%
GDP hoặc thậm chí 106% GDP (Theo diễn đàn kinh tế Mùa Thu 2013). Cần nhớ, tỷ lệ
nợ công này đang gây khủng hoảng nợ đối với nhiều quốc gia ở Châu Âu.
Kịch bản giảm phát nợ là điều hoàn toàn có
thể xảy ra khi năm 2013 tiếp tục cho thấy những dấu hiệu xấu. Tăng trưởng tín dụng
chỉ ở mức 8%-9% trong năm 2013, thấp hơn so với mục tiêu 12%. Điều này cho thấy
khả năng suy thoái kinh tế khiến nhu cầu vay nợ giảm. Hơn 60,700 doanh nghiệp
đã đóng cửa và ngừng hoạt động trong năm 2013.
Mặc dù Việt Nam đã thành lập VAMC để xử
lý nợ xấu và đã mua 106,000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013 nhưng rủi ro vẫn chưa
được giảm bớt. Thực sự, nợ xấu của Việt Nam vẫn là một ẩn số và khả năng xử lý
nợ xấu của VAMC sẽ có hạn chế.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
toàn cầu trong năm 2014 sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng
nặng. Thực sự, lực đỡ của khối ngoại thông qua các quỹ ETF có tác động rất tích
cực đến các cổ phiếu Blue Chip tại Việt Nam. Nếu các quỹ ETF có hành động rút vốn,
chỉ số VN-Index bị tác động xấu. Chúng ta có thể hình dung điều này bởi sự rút
vốn trong tháng 6.2013 đến tháng 8.2013 khiến các chỉ số chứng khoán trong nước
giảm điểm.
Xét về góc độ chu kỳ, chỉ số VN-Index đã
tăng 17 tháng từ đáy ngày 9.1.2012. Đây là một điểm bất thường bởi lịch sử cho
thấy phần lớn các pha tăng giá của chu kỳ 3 năm tại Việt Nam chỉ kéo dài dưới
11 tháng. Chỉ một ngoại lệ diễn ra vào năm 2003-2006 kéo dài đến 30 tháng. Tuy
nhiên, điều này là do giai đoạn mở rộng tăng trưởng tín dụng lên đến vài chục
phần trăm. Diễn biến thị trường tín dụng trong vài năm gần đây lại chứng kiến sự
suy yếu nên không phải là giai đoạn so sánh với năm 2003-2006.
Lịch sử của thị trường chứng khoán thế
giới cho thấy một bài học, khi sự tăng giá kéo dài một cách bất thường, thì khả
năng giảm điểm sau đó cũng diễn ra một cách rất khác thường. Nó có thể là một
cú sốc giá lớn.
Góc nhìn chiêm tinh tài chính đang cho
thấy một bức tranh trái ngược với niềm tin phổ biến trên thị trường. Một câu nói
kinh điển Sir John Templeton: "Thị trường đầu cơ
sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan
và chết bởi sự thỏa mãn". Hãy luôn giữ một cái đầu lạnh để suy xét và
kiểm soát những cảm xúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét