Cuộc
chiến giữa Thần Zớt và Chronos
Trong thần thoại Hy Lạp,
Chronos là một vị thần huyền thoại xuất hiện trong câu chuyện sáng tạo, Sự sáng tạo ra thế giới, được viết hàng
trăm năm trước khi Chúa xuất hiện. Câu chuyện của Chronos mang lại cho chúng ta
hiểu biết về Thời Gian (Time). Hãy cùng nhìn lại câu chuyện này.
Giống như nhiều câu
chuyện huyền bí dân gian, thế giới trong thần thoại Hy Lạp cũng bắt đầu từ sự hỗn
mang (chaos). Vũ trụ chính là sự hỗn mang và do đó vị chú đầu tiên trong thần
thoại Hy Lạp là Thần Hỗn Mang (God of Chaos). Thần Bóng Tối (Erebus) và thần
bóng đêm (Nyx) được sinh ra bên ngoài sự hỗn mang. Những đứa con của họ là
Không Khí (Aether) và Ngày (Hemera). Tiếp tục chúng ta có Gaia, Nữ Thần của Mặt
Đất. Bên cạnh đất còn có vị chúa vĩ đại Uranus (chính là bầu trời của chúng
ta). Vị thần Chronos được sinh ra bởi thần Uranus và thần Gaia (Đất và Trời).
Chornos là đứa con trai độc nhất của Gaia và Uranus. Chronos đã chứng kiến nhiều
hành động của người cha là thần Uranus và đã giúp mẹ mình chống lại cha. Một
ngày, khi người cha hung dữ đang tiến gần đến người mẹ, Chronos đã tấn công lại
người cha và cắt mất bộ phận sinh dục của người cha bởi cái liềm (thuộc chòm
sao sư tử). Sau biến cố này, Uranus không còn quyền lực và Chronos trở thành
người tiếp quản quyền lực trong vũ trụ. Gaia dự đoán rằng vào một ngày, định mệnh
tương tự sẽ xảy ra đối với Chronos, không có cách nào để thay đổi.
Hành động đầu tiên của
Chronos là cấm những đứa con của Uranus. Chúng bị giam cầm và trừng phạt tại
nơi tận cùng của vũ trụ ở Tartarus. Ngay sau đó, Chronos đã cưới người chị của
mình là Rhea, người có thể giúp Chronos tránh đi định mệnh cay nghiệt bởi lời hứa
không cho phép bất cứ đứa con nào của chính ông được sống. Vì e sợ mất quyền lực,
Chronos nuốt Hestia, Demeter, Hera, Pluto (Hades) và Poseidon. Tuy nhiên, khi Rhea mang thai, cô ta đã bắt đầu
phá bỏ lời hứa. Sau khi sinh được một cậu bé trai lộng lẫy là Zeus (Thần Dớt),
cô đã từ bỏ lời thề với chồng mình và đi đến vùng Crete. Để tránh sự nghi ngờ,
cô đã cuộn một miếng đá trong quần áo và đưa nó cho Chronos. Ông ta lập tức
nhai ngấu nhiên tảng đá mà cứ đinh ninh đó là cậu con trai mới sinh, thần Dớt.
Điều này đã cứu thần Dớt. Rhea bỏ cậu con trai vào trong một hang động và được
nuôi nấng bởi những người chăn cừu (Metis). Vì Dớt uống sữa từ con dê Amalthe
nên cậu ta nhận được nhiều sức mạnh đến nổi có thể đủ sức thực hiện định mệnh của
người cha mình và mang lại tự do cho các anh chị em.
Khi Dớt trưởng thành, cậu
ta buộc Chronos phải nhả các anh chị em của mình. Cậu ta cũng kết bạn với những
người khổng lồ trăm tay và chiến đấu với chính người cha. Anh của Dớt, là thần
Titans, ủng hộ Chronos. Tất các các vị thần đã tham gia vào một cuộc chiến
tranh khủng khiếp nhất giữa các vị thần. Titans đã xây dựng cho mình một cứ điểm
ở trên núi Othrys và Dớt cùng với những vị thần của mình đã có một cứ điểm
riêng trên núi Olympus. Cơn lốc mang lại cho thần Dớt sấm và ánh sáng làm vũ
khí. Poseidon (Neptune) nhận được cây đinh ba và Hades (Pluto) nhận được khả
năng trở nên vô hình. Không phải mất thời gian lâu để thần Dớt có được chiến thắng.
Thần Dớt tiếp quản quyền lực từ Chronos và trở thành thế hệ lãnh đạo mới của
các vị thần, cai quản vũ trụ. Thần Dớt sáng suốt hơn so với cha mình, những quy
tắc được đặt ra là hữu ích và nhân văn hơn, đã thể hiện quyền lực tự nhiên của
vũ trụ. Không phải tất các các vị thần Titans đứng về phía Chronos, Oceanus và
Prometheus chiến đấu ủng hộ thần Dớt. Cuối cùng, Chronos đã bị trói và ném đến
Tartarus, được bảo vệ bởi ba vị thần khổng lồ trăm tay. Cuộc chiến giữa các vị
thần kết thúc và giai đoạn hòa bình bắt đầu.
Trong
thần thoại Hy Lạp, Chronos chính là Thổ Tinh, giống như trong tín ngưỡng của người
La Mã.
Thần thoại Hy Lạp không chỉ là dành riêng cho người
Hy Lạp. Chronos là vị thần của sự suy thoái, đình trệ và khó khăn.
Nếu Chronos là một kẻ độc
tài thì Dớt lại là hình ảnh khác. Dớt cũng là người cai quản nhưng theo một
cách rất khác. Đây là vị chúa của sự tự do và giá trị, tương đồng hơn với tính
nhân văn của con người. Cuộc chiến giữa hai vị thần này thể hiện cho “hai ông
chủ”. Có những giai đoạn khi mà sự suy thoái, đình trệ và nỗi sợ hãi thống trị
và ở giai đoạn khác sự tăng trưởng, thịnh vượng trở nên nổi bật. Cả hai đều có
chung một dòng máu. Chronos là người cha của thần Dớt. Chúng ta cần hiểu cuộc
chiến liên tục này diễn ra mọi lúc. Dớt là vị thần của “tự nhiên”. Một vị thần
xuất phát từ sự thông thái vĩ đại. Bản chất của Dớt là tăng trưởng. Ông ta muốn
sống, trải nghiệm và phát triển. Kiến thức mà ông ta có, những hành trình mà
ông ta trải nghiệm và sự thông thái có được. Zớt giống như một nhà giáo thông
thái hoặc môt người thầy vĩ đại. Zớt
chính là Mộc Tinh.
Chu
kỳ Mộc Tinh-Thổ Tinh
Cuộc chiến giữa Zớt và
Chronos chính là sự đối kháng giữa Mộc Tinh và Thổ Tinh. Mộc Tinh và Thổ Tinh
cũng được gọi là Đồng Hồ Vàng (Golde
Clock). Hai hành tinh này là hai thiên thể lớn nhất (ngoại trừ Mặt Trời)
trong thái dương hệ. Trong thời cổ đại, chu kỳ giữa Mộc Tinh và Thổ Tinh được gọi
là Great Chronocrator (Máy ghi thời gian vĩ đại). Lý do ẩn dấu đằng sau chính
là huyền thoại của Dớt và Chronos. Diễn tiến chu kỳ của cả hai hành tinh ảnh hưởng
lớn đến cuộc sống của con người khi nó thể hiện các nguyên tắc cơ bản của lý tưởng,
tiềm năng, khả năng (Mộc Tinh) và những ảnh hưởng xấu (Thổ Tinh), mà còn giữa sự
mở rộng và tăng trưởng (Mộc Tinh) với sự phân cực và đình trệ (Thổ Tinh). Cả
hai hành tinh này là những bản năng cơ bản, một là (Mộc Tinh) cần thiết cho sự
phát triển và hành tinh khác (Thổ Tinh) là cần thiết để giới hạn và thị uy. Cuộc
chiến giữa hai bản năng này có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa tăng trưởng
và mở rộng so với giới hạn và đình trệ. Kết quả cuối cùng của Thổ Tinh là đình
trệ và dẫn đến “Cái Chết”, trong khi Mộc Tinh lúc nào cũng muốn vượt qua những
điểm giới hạn. Cuộc chiến giữa hai hành tinh này là ảnh hưởng ròng nhằm tìm kiếm
sự cân bằng. Khi có quá nhiều sự đình trệ, nhu cầu tăng trưởng và mở rộng sẽ nảy
sinh.
Chu kỳ Mộc Tinh và Thổ
Tinh rất nổi tiếng trong chiêm tinh học trần thế (mundane astrology). Khi ba
nhà thông thái đến Gieerrusalem, vào 7 năm trước khi chúa Giesu ra đời, Mộc
Tinh và Thổ Tinh giao hội với nhau trên bầu trời Babylone và được gọi là ngôi
sao Belem.
Khi Mộc Tinh và Thổ
Tinh giao hội với nhau trên bầu trời thì đó được xem là điểm khởi đầu của chu kỳ.
Tại thời điểm này, cấu trúc xã hội trong cộng đồng có thể thay đổi đột ngột và
nền kinh tế cũng như mỗi quốc gia cũng có thể phát triển theo chiều hướng
riêng. Điểm khởi đầu của chu kỳ là điểm mà tăng trưởng tự nhiên là tại điểm cao
nhất. Nhu cầu tăng trưởng dường như không có giới hạn. Khả năng có vẻ như vô giới
hạn và nhu cầu phát triển bản thân đóng vai trò quan trọng. Sau đó, Thổ Tinh sẽ
tiếp quản Mộc Tinh, tức hình dạng hoặc sự giới hạn sẽ nối tiếp tăng trưởng. Sự
tăng trưởng không giới hạn bây giờ trở thành có giới hạn. Đỉnh của ngọn núi đã
đạt đến và chỉ còn cách quay trở lại. Ở đây bắt đầu cuộc chiến giữa hai thế lực
và mỗi pha chuyển tiếp được xác định như là giai đoạn của nỗ lực và sự xung đột.
Chu kỳ giữa Mộc Tinh và
Thổ Tinh xấp xĩ gần 20 năm. Cứ khoảng 20 năm cả hai hành tinh này sẽ gặp nhau một
lần khi nhìn từ trái đất. Trong thế kỷ 20, cả hai hành tinh này giao hội với
nhau tại cung Kim Ngưu. Ba lần giao hội liên tiếp sẽ tạo nên một tam giác lớn
trên bầu trời. Vào năm 1940-1941, cả hai
hành tinh nằm ở cung Kim Ngưu. Vào năm 1961, tức 20 năm sau, chúng gặp nhau tại
cung Ma Kết. Cuối cùng, chúng ta thấy lần giao hội thứ ba diễn ra ở cung Thiên
Bình vào năm 1980-1981. Khoảng thời gian giao hội có thể một vài tháng cho đến
cả năm. Chu kỳ mới lại bắt đầu từ cung Kim Ngưu. Vào tháng 5.2000, cả hai gặp nhau ở cung Kim Ngưu, bắt đầu một chu kỳ Mộc
Tinh/Thổ Tinh mới. Chu kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2020 khi cả hai hành tinh nằm
tại vị trí giao ranh giữa Ma Kết/ Bảo Bình.
Sự
giao hội của Mộc Tinh vào Thổ Tinh, mỗi cặp góc ác mộng với Tổng Thống Mỹ. Một
số ví dụ như sau:
-
Vào ngày 4.4.1841, Tổng Thống William
Harrison chết sau khi vào văn phòng tổng thống. Ông bị viêm phổi do nhiễm lạnh
sau khi đọc diễn văn nhậm chức (Tuy nhiên, cuốn sách chiến tranh tiền tệ của
Song HongBing cho rằng ông thực chất bị ám sát). Sự giao hội của hai hành tinh
này diễn ra ở 70 cung Ma Kết.
-
Vào ngày 15.4.1965, Tổng Thống Abraham
Lincoln bị ám sát bởi John Wilkes Booth. Ông là người Tổng Thống trong nhiệm kỳ
1861-1865, khi hai hành tinh này giao hội với nhau.
-
James A.Garfield chết vào ngày 19.8.1881
sau khi bị bắn bởi Charles J.Guiteau vào ngày 2.7.1881. Sự giao hội của hai
hành tinh diễn ra tại vị trí 10 cung Kim Ngưu.
-
William McKinley chết vào ngày 14.9.1901
chỉ 8 ngày sau khi bị bắn bởi Leon Czolgojz. Hai hành tinh giao hội tại 160
cung Ma Kết.
-
Warren Harding chết vào năm 1923 do nghẽn
mạch tim vào năm thứ ba của nhiệm kỳ. Hai hành tinh giao hội tại 170 cung
Xử Nữ năm 1921.
-
Sự thay đổi diễn ra vào năm 1981 khi Tổng
Thống Ronald Reagan bị ám sát nhưng không chết.Điều này diễn ra gần với sự giao
hội của hai hành tinh tại 70 cung Thiên Bình.
-
Năm 2001, Tòa Tháp Đôi của Mỹ bị sụp đổ
và cũng có vụ tấn công Nhà Trắng, thay vì ám sát Tổng Thống Mỹ.Điều này diễn ra
khi Mộc Tinh giao hội Thổ Tinh tại 230 cung Kim Ngưu vào năm 2000.
Chu kỳ cái chết của Tổng Thống
Mỹ
Như
vậy, sự kết hợp của 3 lần giao hội của Mộc Tinh-Thổ Tinh sẽ tạo nên một tam
giác như hình 1. Tại các cung Ma Kết, Xử Nữ và Kim Ngưu, quanh thời điểm diễn
ra sự giao hội của Mộc Tinh-Thổ Tinh sẽ tạo ra sự chết chóc, ám sát Tổng Thống
Mỹ hoặc khủng bố như trường hợp năm 2001. Vào
năm 2020, sự giao hội sẽ diễn ra tại cung Ma Kết, dự báo một điều không tốt đối
với Tổng Thống Mỹ hoặc nước Mỹ.
[Còn tiếp phần 2]
Tài liệu tham khảo
1. "Ảnh hưởng địa tâm lên thị trường chứng khoán Việt Nam, 2014, Trương Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét