Ghi
chú quan trọng:
Khoảng
60 năm trước, vào năm 1953-1954, một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đã diễn ra. TTCK
Mỹ sụt giảm mạnh vào năm 1953. Việt Nam thất bại trong cuộc cải cách ruộng đất
đẫm máu và Đất nước phân chia hai miền Nam Bắc.
Khoảng
40 năm trước (1974), Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. 1 năm sau, Việt Nam thống nhất đất nước bằng đại thắng mùa xuân năm 1975
[Nghĩa là có một bên thua trận]. TTCK Mỹ trải qua hai đợt sụt giảm mạnh vào năm
1973-1974.
Khoảng
20 năm trước, TTCK Mỹ sụt giảm vào năm 1994. Khủng hoảng Tequila ở Mexico. Mỹ gỡ
bỏ cấm vận cho Việt Nam.
10
năm trước, vào năm 2004, cả TTCK Việt Nam và Mỹ đều có điểm chung là tăng trưởng
trong 1-3 tháng đầu năm nhưng sau đó đều giảm rất mạnh cho đến những tháng cuối
năm.
--->Kết
hợp các chu kỳ 60 năm, 40, năm, 20 năm và 10 năm (ảnh hưởng đến năm 2014) phần
lớn đều giảm điểm đối với TTCK Mỹ.
Lý
thuyết Master Time Factor của Gann
Một trong những lý thuyết
nổi bật của Gann là Master Time Factor. Lý thuyết này là minh họa cụ thể triết
lý của Gann về chuyển động thị trường. Theo Gann, chuyển động thị trường là kết
quả của luật tự nhiên và Nguyên Nhân xuất hiện rất lâu trước khi Hệ Quả xảy ra
và nó có thể dự báo trước. Tương lai là sự lặp lại quá khứ như giải thích kinh
thánh. “Cái gì có thì đã có. Cái gì không
có thì sẽ không có. Không có gì mới dưới ánh mặt trời này”. Hoặc Gann nói rằng,
“Tương lai là sự lại quá khứ vì bản chất
con người không thay đổi”. Gann đã phát hiện ra các chu kỳ chi phối thị trường
trong Master Time Factor.
Lý thuyết Master Time
Factor dựa trên một biểu tượng cổ xưa. Một biểu tượng cổ xưa kết nối giữa Không
gian và thời gian; giữa trời, đất và con người; giữa Vật Chất, Linh Hồn và Tinh
Thần.
Hình
2- Vòng tròn, tam giác và hình vuông tạo nên Master Time Factor.
Tôi cho rằng tam giác lớn
mà Gann đề cập trong Master Time Factor chính là mẫu hình tam giác giữa ba lần
hội tụ của Mộc Tinh và Thiên Vương Tinh. Gann nói “Một trong những chu kỳ thời gian quan trọng nhất là chu kỳ 20 năm hoặc
240 tháng. Hầu hết các chứng khoán và chỉ số chứng khoán hoạt động gần sát với
chu kỳ này hơn bất cứ chu kỳ nào khác.”.
Đây là nền tảng của
Master Time Factor khi Gann viết trong cuốn sách của ông. Một chu kỳ chi phối,
nằm trên tất cả các chu kỳ khác và đó chính là chu kỳ Mộc Tinh/Thổ Tinh. Tất cả
các hành tinh khác có ảnh hưởng lên chu kỳ này nhưng chúng không phải là yếu tố
chi phối. Những sai lệch khác phát hiện trong nguồn gốc của chúng trong yếu tố
thời gian mà Gann đã viết trong Master Time Factor. Chúng tôi không nhận thấy
chu kỳ 20 năm nằm tách biệt với toàn bộ khóa học về chu kỳ 60 năm. Tam giác lớn và hình vuông lớn nằm trong
hình tròn. Hành động kết hợp giữa ba mẫu hình này là quan trọng, không phải tất
cả các chu kỳ có ảnh hưởng độc lập, chúng có tác động qua lại lẫn nhau.
Trong Master Time
Factor, hình tam giác nằm bên trong đường tròn. Ba lần giao hội của chu kỳ Mộc
Tinh-Thổ Tinh xấp xĩ 60 năm. 60 năm là được Gann gọi là Great Cycles. Quan điểm
về Chu Kỳ Lớn tồn tại trong cả văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Gann phát hiện
chu kỳ này khi khảo sát tại Ai Cập và Ấn Độ. Văn Hóa Trung Hoa mà Việt Nam chịu
chi phối cũng đề cập đến chu kỳ 60 năm. Nó được gọi là “Lục Thập Hoa Giáp”. Người Việt Nam có bài hát rất nổi tiếng: “Em
ơi, có bao lâu. 60 năm một đời. 20 năm đầu… 20 năm sau…”
Gann
nói: “Chu Kỳ Lớn (Great Cycle): là 60 năm. Đây là chu kỳ lớn nhất và quan trọng
nhất trong tất cả các chu kỳ, tức là lặp lại mỗi 60 năm hoặc tại điểm kết thúc
của mỗi chu kỳ 20 năm thứ ba. Bạn sẽ nhận thấy tầm quan trọng của điều này bằng
cách quan sát lại khoảng thời gian chiến tranh từ 1861 đến 1869 và cuộc hoảng
loạn sau năm 1969; tương tự 60 năm sau- từ 1921 đến 1929, thị trường tăng giá lớn
nhất trong lịch sử và tiếp theo sau là đợt hoảng loạn lớn nhất trong lịch sử.
Điều này chứng tỏ tính chính xác và giá trị của khoảng thời gian lớn.”
Nhưng bên cạnh hình tam
giác, lý thuyết Master Time Factor còn đề cập đến hình vuông. Trong 60 năm, Thổ
Tinh hoàn tất 2 lần quay quanh Mặt Trời. Một nửa chu kỳ Thổ Tinh là 15 năm. Cứ
mỗi 15 năm, Thổ Tinh nằm tại bốn góc của hình vuông. Gann gọi đây là một trong
những chu kỳ quan trọng nhất. Đây chính là điểm 900 trong
hình của Gann.
Gann
nói: “Chu kỳ lớn quan trọng tiếp theo là 30 năm, được gây ra bởi Thổ Tinh. Hành
tinh này hoàn tất một vòng quay quanh Mặt Trời trong mỗi 30 năm. Thổ Tinh chi
phí các sản phẩm nằm trong đất và gây ra các đỉnh hoặc đáy lớn trong các sản phẩm
nằm trong đất trong mỗi chu kỳ 30 năm, và điều này tạo ra các đỉnh hoặc đáy
trong giá cổ phiếu. Chu kỳ quan trọng nhất
trong tất cả các chu kỳ là 20 năm.”
Nhìn
nhận tương lai dựa trên lý thuyết Master Time Factor.
Dựa trên vị trí của Mộc
Tinh và Thổ Tinh vào tháng 5.2000, là điểm bắt đầu của chu kỳ, là tại cung Kim
Ngưu. Thực sự, nhiều thị trường tại chính tạo lập đỉnh vào năm 2000. http://www.macrotrends.net/1378/dow-to-gold-ratio-100-year-historical-chart
Chúng
ta hãy quan sát từ đường tròn. Chúng ta có một chu kỳ
Lớn (Great Cycle) từ năm 2000 đến 2060. Chu kỳ này sẽ lặp lại giai đoạn từ 1940
đến 2000. Do đó, để biết điều gì trong tương lai hãy nhìn lại quá khứ:
-
Kinh tế: Nước Mỹ trở thành siêu cường
sau thế chiến thứ hai. Từ 1940 đến những năm 1980 là giai đoạn Chiến Tranh Lạnh
giữa Liên Xô và Mỹ. Điều đáng chu ý nên nhìn nhận là những năm cuối cùng của
giai đoạn trước vì nó tạo nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. Cuối năm 2000, hiện
tượng dot.com bùng nổ. Tôi tin rằng, thế kỷ 21 sự tiến bộ của con người sẽ dựa
trên bối cảnh phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, mạng xã hội.
Giai đoạn 1940 đến 2000 cho thấy, giai đoạn tăng tốc lớn nhất là từ 1980 đến
2000. Thuật Ngữ “Thế giới Phẳng” xuất hiện kể từ khi bức tường Beclin sụp đổ
vào năm 1989. Công nghệ máy tính đã làm phẳng thế giới và đem lại sự tăng trưởng
kỳ diệu. Nếu điều đó lặp lại, một Great Bull thực sự xuất hiện vào năm 2040 đến
2060.
Trong khi đó, 20 năm đầu tiên từ 1940 đến
1960 kinh tế bị chậm lại sau khi thế chiến thứ hai kết thúc và các đợt suy
thoái vào những năm 1953-1954. Do đó, 20 năm từ 2000 đến 2020 có vẻ như còn nhiều
khó khăn. Vấn đề nợ cũng sẽ nổi bật như những năm 1945 khi tỷ lệ nợ công lên
đên 121.7% GDP ở Mỹ.
-
Chính trị: Chiến tranh lạnh kéo dài
trong giai đoạn 1940-2000 cho thấy xung đột. Giai đoạn từ 1940 đến 1960 diễn ra
nhiều cuộc chiến như Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945) và Chiến Tranh Triều Tiên
(1954). Điều này có hàm ý một mâu thuẫn lớn trên thế giới. Có thể là giữa Hồi
Giáo và Thiên Chúa Giáo Phương Tây. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ năm 1945 đến
1954 là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Điều này cho thấy, giai
đoạn từ 2000-2020, Việt Nam có một sự mâu thuẫn lớn với một cường quốc lớn
[Trung Quốc Chăng?]
Trong những năm từ 1954-1960, Việt Nam xuất hiện nhiều
bất ổn. Miền Bắc thất bại sau cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu khiến nền kinh tế
khốn đốn và gây bất bình trong nhân dân. Điều này dẫn đến việc Tổng Bí Thư Trường
Chinh phải từ chức. Năm 1954, Việt Nam phải chia tách hai miền Nam-Bắc vì sự
can thiệp của Mỹ. Đây là một bối cảnh để chúng ta nhìn nhận về khả năng từ
2014-2020. Chú ý rằng, sự lặp lại không phải tính chính xác mà có sự tương đồng
và mức độ phát triển khác.
Chúng
ta tiếp tục quan sát hình vuông. Vào tháng 5.2000 khi Mộc
Tinh giao hội với Thổ Tinh tại cung Kim Ngưu, chỉ số DJIA tạo lập đỉnh vào
tháng 4.2000, chỉ thấp đôi chút so với đỉnh tháng 1.2000. Chỉ số DJIA sụt giảm
cho đến tháng 10.2002 hoặc đáy kép vào tháng 3.2003.
15 năm sau, Thổ Tinh sẽ
nằm tại cung Bọ Cạp, tức góc 900 trong hình. Điều này diễn ra vào cuối
tháng 1.2014. Nếu lịch sử lặp lại, có vẻ
như sẽ có một đợt sụt giảm mạnh kéo dài trong vài năm với đỉnh quanh tháng
1.2014. Mộc Tinh và Thổ Tinh tạo góc vuông vào năm 2015-2016. Phải chăng xu hướng sụt giảm từ năm 2000 có thể kéo dài đến năm 2015 hoặc 2016.?
Thực sự, mặc dù chu kỳ
Mộc Tinh đang có ảnh hưởng mạnh lên sau khi cặp góc đối ngược diễn ra vào năm
2010, nhiều chuyển động hành tinh khác đang ở cung mà Thổ Tinh chi phối, là Ma
Kết. Cho đến năm 2014, trọng tâm là cung Ma Kết và nói chung là ảnh hưởng tiêu
cực. Cung Ma Kết tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến quỹ hưu trí, ngân hàng, hoạt động
xây dựng, chính phủ và lạm phát. Những bối cảnh này sẽ đóng vai trò chính cho đến
năm 2014 hoặc thậm chí cho đến năm 2020.
Gann cũng nói về chu kỳ 10 năm. Theo
Gann, “Chu kỳ quan trọng để dự báo là chu
kỳ khoảng 10 năm. Chứng khoán hoạt động tạo các đỉnh và đáy rất gần mỗi chu kỳ
10 năm, mặc dù tại các thời điểm đỉnh hoặc đáy xuất hiện khoảng 10 ½ đến 11 năm
trong các thị trường cực điểm” Vào năm 2004, cách đây 10 năm, cả TTCK Việt
Nam và Mỹ đều có một điểm chung là chỉ tăng trong 1-3 tháng đầu năm nhưng sau
đó giảm mạnh trong suốt năm. Một đỉnh quan trọng sẽ được tạo lập vào năm 2014.
Tuy nhiên, cũng lưu ý là năm 2004 tạo đáy nhưng sau đó thị trường tăng trong
năm 2005 và 2006. Đây là một lực tốt lành.
Quay trở lại với chu kỳ 20 năm của Mộc
Tinh và Thổ Tinh. Chu kỳ này có thể được tách ra làm 2 phần. Mỗi phần là chu kỳ
10 năm. Trong 10 năm đầu, Thổ Tinh sẽ nắm giữ vai trò chi phối và 10 năm tiếp
theo Mộc Tinh sẽ là chi phối. Thổ Tinh gây suy thoái và Mộc Tinh tạo ra tăng
trưởng. Vào năm 2010, hai hành tinh này tạo góc đối ngược với nhau. Chúng ta có
một đáy quan trọng vào năm 2009.
Do đó, nếu 10 năm tiếp theo từ 2010-2020
sẽ có ảnh hưởng tăng dần của Mộc Tinh. Tuy nhiên, kết hợp với các chu kỳ Thổ
Tinh và các pha của Mộc Tinh và Thổ Tinh, khả năng vẫn có ảnh hưởng xấu đối với
TTCK từ năm 2014-2016. Sau năm 2016, thị trường có thể tăng trưởng theo ảnh hưởng
10 năm của Mộc Tinh.
[HẾT]
Tài liệu tham khảo:
1.
“Ảnh hưởng hiện tượng địa tâm đến TTCK
Việt Nam”, Trương Minh Huy, 2014.
2.
“The Master of Time: An Epos of
W.D.Gann’s Master Time Factor”, Victor Lebeboer, 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét