LỜI
MỞ ĐẦU
Kinh tế học đã thay đổi rất nhiều kể từ đợt suy
thoái kéo dài bắt đầu vào năm 2008. Học thuyết thị trường hiệu quả, vốn được
coi là “kinh tế dòng chính” đang đứng trước thử thách lớn và chỉ trích gay gắt
bởi thực tế hiện tại. Nữ hoàng Anh Elizabeth II khi viếng thăm trường Kinh Tế
Luân Đôn vào tháng 11.2008 đã hỏi các nhà kinh tế “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay?”
Thực tế là các nhà nhà kinh tế lẫn các nhà điều hành tỏ ra rất ngạc nhiên và
hoang mang khi cuộc khủng hoảng 2008 xuất hiện.
Alan Greenspan, nguyên Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang
Mỹ (Fed), đã thừa nhận trong cuốn tự truyện “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn” rằng ông từng
phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc Hội: “Tôi bị sốc vì mất niềm tin”. Trong suốt thập niên đầu của thế kỷ
21, Alan Greenspan luôn tin rằng, thị trường tài chính đã phát triển đến mức có
khả năng tự chỉnh sửa các thất bại thị trường, đảm bảo nền kinh tế đi vào giai
đoạn phát triển bền vững. Nếu có một ai đó nhắc đến khủng hoảng, có lẽ họ được
cho là “kẻ ngốc”. Doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ có thể phòng ngừa các rủi
ro không mong muốn. Thị trường minh bạch bởi sự tư do về báo chí, thông tin…
Bùm!!! Nhưng
khi quả bom nợ dưới chuẩn, bức tranh là ngược lại. Những vụ xì căng đan hé lộ,
những khoản đầu tư tệ hại ẩn nấp trong những hạng mục đầu tư được xếp hạng cao
nhất. Thị trường tín dụng bỗng dưng ngưng trệ, lãi suất tăng cao…đẩy nền kinh tế
toàn cầu vào cuộc đình trệ kinh tế và hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Những gì ngày hôm qua được xem là chân lý thì nay trở thành đối tượng bị chỉ
trích. Các nhà kinh tế học dòng chính thực sự không hiểu được lý do tai sao
“các nhà đầu tư thông minh, hành động hợp lý” lại khiến cho thị trường và nền
kinh tế rơi vào cảnh ảm đạm như hiện nay.
Một luồng gió mới được thổi bùng lên từ đóng tro
tàn. Sự lung lay của học thuyết kinh tế dòng chính là sự phát triển như vũ bão
của những luồng tư tưởng mới. Nhưng thực sự cũng không hề mới. Nó bị che lấp và
nay được trở lại đúng với vị thế của nó.
Nếu bạn muốn hiểu kinh tế học thay đổi như thế nào
sau năm 2008 hãy quan sát hai diễn biến sau. Thứ nhất, trường phái “kinh tế học
Keynes” được các nhà kinh tế học cổ súy mạnh mẽ. Thứ hai, có sự thay đổi lớn
trong giải Nobel Kinh Tế. Thực sự, chỉ cần nhìn vào giải Nobel Kinh tế nào đạt
giải, chúng ta sẽ hiểu được trào lưu tư tưởng kinh tế nào đang chiếm vị trí thống
trị. Từ sau năm 2008, đa phần các giải Nobel Kinh Tế được trao cho các nghiên cứu
ít nhiều có liên quan đến Lý Thuyết Trò Chơi, một công cụ được sử dụng trong
phân tích hành vi con người. Điều này cho thấy, các nhà kinh tế đang hướng đến
việc thừa nhận những ảnh hưởng cảm tính của con người trong các quyết định kinh
tế.
Giải Nobel Kinh Tế 2013 có lẽ là một bước ngoặt lớn
khi được trao cho ba nhà kinh tế là Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert
Shiller. Cái tên “Eugene Fama” vốn dĩ đã trở nên rất quen thuộc với vai trò là
người sáng tạo ra học thuyết Giả Định Thị Trường Hiệu Quả (EMH). Trong thời kỳ
tăng trưởng của vài thập niên qua, Fama thực sự trở thành huyền thoại sống như
là cha đẻ của tài chính “hiện đại”. Trong khi đó, Robert Shiller lại là “người
chống đối” với những lời chỉ trích gay gắt dành cho Fama. Robert Shiller nổi tiếng
trong nhiều nghiên cứu về Tài Chính Hành Vi (Behavior Finance), một lý thuyết
mô tả cảm xúc con người ảnh hưởng đến biến động thị trường và các cuộc khủng hoảng.
Hai con người ở hai thái cực nhưng cùng được xướng tên trong giải Nobel Kinh Tế
2013. Thực tế này cho thấy, vai trò của học thuyết kinh tế hành vi hoặc tài
chính hành vi đang được thế giới trở nên chấp nhận và là một trào lưu mới. Các
nhà kinh tế đang trở nên nghiêm túc hơn trong việc nghiên cứu tâm lý, hành vi
con người trong hoạt động kinh tế.
Nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng cảm xúc, tâm lý con
người không phải là điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Thực sự, nó đã được bắt đầu từ
hàng ngàn năm qua. Người Babylon cách đây 4,000 năm, với chiêm tinh học đã có
nhiều nghiên cứu thú vị về tâm lý và hành vi con người. Trong hoạt động kinh tế,
việc nghiên cứu các ảnh hưởng hiện tượng chiêm tinh đến các chu kỳ kinh tế hay
còn gọi “Astro-eco” đã được đề cập đến
vào đầu thế kỷ 19. Nhà kinh tế lỗi lạc Lcdr. David William (1982), là thành
viên của Hiệp Hội Khoa học New York (The New York Academy of Sciences) đã nói:
“Thay đổi từ “kinh tế học thành từ “chiêm
tinh học” và bạn có một định nghĩa hoàn hảo về nghệ thuật chiêm tinh hiện đại.”
Chiêm tinh học và kinh tế học thực chất đều có một điểm chung là hướng đến
phân tích những cảm xúc con người trong các quyết định. Vào đầu thế kỷ 20, nhiều
nhà phân tích tài chính đã ứng dụng chiêm tinh học vào hoạt động đầu tư tài
chính như W.D.Gann, George Bayer…
Cuốn sách này cũng như chủ đề được viết là một điều
rất mới mẻ tại Việt Nam. Nhiều ý kiến hoài nghi hoặc thậm chí là những lời chỉ
trích sau những bài báo đầu tiên của chúng tôi về chủ đề Chiêm Tinh Tài Chính
(Financial Astrology) ứng dụng trong đầu tư chứng khoán. Là những người tham
gia khá sớm vào thị trường chứng khoán, chúng tôi có dịp chứng kiến những thay
đổi trong các luồng tư tưởng kinh tế, tài chính từ phương Tây vào thị trường chứng
khoán Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi không hề ngạc nhiên trước những phản ứng về
những lý thuyết mới. Mặc dù các trường đại học tại Việt Nam và những thành viên
trong Hiệp Hội CFA (Chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính) luôn phản
bác và hoài nghi, nhưng Phân Tích Kỹ Thuật (Technical Analysis) được nhiều nhà
đầu tư cá nhân và tổ chức ứng dụng phổ biến trong thực tế. Ngày nay, phân tích
kỹ thuật chẳng còn xa lạ và trở thành một công cụ phân tích hữu ích.
Có một điều thú vị rằng, việc đọc các đồ thị mẫu
hình trong phân tích kỹ thuật và việc nhận diện các mẫu hình hành tinh trong
chiêm tinh học, xét về lịch sử, được bắt nguồn từ kỹ thuật bói toán (sẽ giải
thích trong cuốn sách này). Nhưng trong
khi việc nhận diện mẫu hình hành tinh được cho là mê tín dị đoan thì các nhà
phân tích trên phố Wall dự báo chuyển động thị trường bằng cách đọc mẫu hình đồ
thị lại được coi là bình thường! Thực sự, lịch sử phát triển của chiêm tinh
học và chiêm tinh-kinh tế (astro-eco) hoặc chiêm tinh tài chính đã chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi hậu trường chính trị, khiến nó trở nên mờ nhạt và mang sắc “mê tín”, “giải trí” hơn là một công cụ hữu
ích cho xã hội.
Cuốn sách này do đó có thể xem như là một bước đột
phá lớn trong phân tích kinh tế, tài chính. Nó là một phương pháp mà hiện nay
được coi là không chính thống, đầy hoài nghi. Bạn đọc khi cầm trên tay cuốn
sách này chắc hẳn sẽ có những câu hỏi như: “Liệu
chiêm tinh tài chính có thực sự khoa học và đáng tin cậy?”; “ Nó hữu ích như thế
nào?”; “ Áp dụng ra sao vào thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam?”. Thay
vì trả lời nó, chúng tôi muốn các bạn tự tìm ra câu trả lời cho chính mình sau
khi đọc cuốn sách này.
Bố cục cuốn sách gồm ba phần.
Phần thứ nhất là “Bằng Chứng về tác động của vũ trụ đến cuộc sống con người”. Bức tranh sáng tối về lịch sử phát triển của
chiêm tinh trong thế kỷ hai mươi và đầu thế kỷ hai mươi mốt. Những giải thích về
cơ chế tác động của vũ trụ đến tâm lý và hành vi con người sẽ được giải thích
dưới góc độ khoa học. Mặc dù một lý thuyết hoàn chỉnh chưa được xây dựng nhưng
khoa học ngày này xác nhận những ảnh hưởng của lực vụ đến hoạt động con người.
Cuối cùng, là những giải thích về tính hợp lý trong việc dự báo thị trường tài
chính bằng chiêm tinh học.
Phần thứ hai là “Khóa học nhỏ về chiêm tinh tài chính”. Viêc ứng dụng chiêm tinh tài
chính đòi hỏi những kiến thức nhất định về chiêm tinh học. Thay vì mất nhiều thời
gian cho việc nghiên cứu chuyên sâu về chiêm tinh học, chúng tôi sẽ hướng dẫn
cho bạn đọc những khái niệm cơ bản trong chiêm tinh học thường được ứng dụng
trong chiêm tinh tài chính.
Phần thứ ba là “Tương
quan giữa hiện tượng địa tâm & chu kỳ trên TTCK Việt Nam”. Mặc dù có
nhiều cách ứng dụng khác nhau về chiêm tinh tài chính tuy nhiên, chúng tôi giới
thiệu bạn đọc phương pháp của tác giả Raymond Merriman, một nhà chiêm tinh tài
chính nổi tiếng ở Mỹ. Những nghiên cứu của chúng tôi trong vài năm qua về ảnh
hưởng các hiện tượng địa tâm đến TTCK Việt Nam cũng được trình bày.
“Tôi tư duy nên tôi tồn tại”- Descartes, nhà triết
học Hy Lạp.
THÔNG TIN VỀ
SÁCH:
·
Cuốn
sách xuất bản vào ngày 11.1.2014.
·
Sách
in dưới dạng bìa cứng, in giấy đẹp, giao hàng tận nơi (lưu ý, chỉ miễn phí tại khu vực nội thành TP.HCM, việc giao hàng ở các địa phương khác trên cả nước sẽ có phí ship) .
·
Giá
bán trang bìa là 40 USD (Tương đương khoảng 800,000 VND).
· Chiết
khấu 10% cho những thành viên VFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét