LỜI
MỞ ĐẦU
Kinh tế học đã thay đổi rất nhiều kể từ đợt suy
thoái kéo dài bắt đầu vào năm 2008. Học thuyết thị trường hiệu quả, vốn được
coi là “kinh tế dòng chính” đang đứng trước thử thách lớn và chỉ trích gay gắt
bởi thực tế hiện tại. Nữ hoàng Anh Elizabeth II khi viếng thăm trường Kinh Tế
Luân Đôn vào tháng 11.2008 đã hỏi các nhà kinh tế “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay?”
Thực tế là các nhà nhà kinh tế lẫn các nhà điều hành tỏ ra rất ngạc nhiên và
hoang mang khi cuộc khủng hoảng 2008 xuất hiện.
Alan Greenspan, nguyên Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang
Mỹ (Fed), đã thừa nhận trong cuốn tự truyện “Kỷ Nguyên Hỗn Loạn” rằng ông từng
phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc Hội: “Tôi bị sốc vì mất niềm tin”. Trong suốt thập niên đầu của thế kỷ
21, Alan Greenspan luôn tin rằng, thị trường tài chính đã phát triển đến mức có
khả năng tự chỉnh sửa các thất bại thị trường, đảm bảo nền kinh tế đi vào giai
đoạn phát triển bền vững. Nếu có một ai đó nhắc đến khủng hoảng, có lẽ họ được
cho là “kẻ ngốc”. Doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ có thể phòng ngừa các rủi
ro không mong muốn. Thị trường minh bạch bởi sự tư do về báo chí, thông tin…