Lịch sử của vàng
Vàng
là kim loại quan nhất được tìm thấy ở thời Ai Cập cổ đại khoảng năm 3000 trước
công nguyên, nhưng việc sử dụng bị hạn chế bởi những người thống trị và tính chất
cao quý cho đồ tư trang cá nhân và cho thầy tế trong đồ thờ và các vật thần
thánh. Lúa mạch được sử dụng bởi hầu hết mọi người làm trung gian trao đổi. Tuy
nhiên, để làm thuận tiện hoạt động thương mại với quốc gia khác, đồ trang trí bằng
vàng không rõ trọng lượng và hình dạng tùy nghi được sử dụng đầu năm 2000 trước
công nguyên. Khi lượng phù sa màu mỡ cho Châu thổ sông Nin trở nên cạn kiệt,
vàng được nhập khẩu từ Nubia dưới dạng bụi trong các túi vải lanh, hoặc các mảnh
kim loại nhỏ được nung chảy thành cục nhỏ hoặc vòng nhỏ, khoảng năm 1,400 trước
công nguyên. Việc sử dụng đồng tiền vàng làm tiền tệ được cho là có nguồn gốc từ
Lydians of Asia Minor vào khoảng năm 700 trước công nguyên.
Khi người La Mã rời bỏ Vương Quốc Anh vào đầu thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, họ lấy các kim loại quý-như vàng và bạc, và kết quả là giá hàng hóa giảm xuống mức rất thấp. Vì thời kỳ người Nóc Măng chinh phục Anh Quốc bắt đầu từ năm 1066, cho đến thay đổi sang đồng tiền thập phân vào năm 1971, tiền tệ Anh bao gồm, đồng bảng, đồng siling và đồng peny, với 20 đồng siling đổi 1 bảng và 12 đồng peny đổi 1 siling. Đồng bảng Anh thực chất là đồng Bảng với trọng lượng bạc là 5,400 Gren(Troy) với tinh chất 92.5% hoặc 4995 Gren bạc nguyên chất (Troy). Nhưng sau khi tiền tệ trở nên kém chất lượng, đến nỗi trước thời điểm có đạo luật đúc tiền của nữ hoàng Elizabeth, trọng lượng bạc nguyên chất trong đồng bảng giảm xuống còn 1,761 Gren (Troy). Sự giảm giá này tồn tại trong một thời gian dài của sụt giảm giá hàng hóa. Đồng tiền vàng cũng trở nên kém chất lượng tương tự.
Theo
Lcdr.David.William (1982) và R.W.Jastrow (1977), lần theo giá vàng ở Anh từ năm
1343 đến năm 1980, trong 351 năm (1345-1696), giá vàng tăng 500% hoặc với tỷ lệ
1.57% mỗi năm. Ngân hàng Anh Quốc được thành lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1694,
và bắt đầu có ảnh hưởng dần dần lên giá vàng trong 234 năm tiếp theo, từ
1699-1930. Anh Quốc sử dụng bản vị bạc cho đến năm 1377, và sử dụng Lưỡng Kim
trong 340 năm tiếp theo. Nhưng Anh sử dụng bản vị vàng khi Bản Tuyên Bố vào
ngày 22 tháng 12 năm 1717 đã tạo nên đồng Ghinê bằng 21 đồng siling vàng, với
giá Royal Mint (Tiền vàng hoàng gia) của vàng tương đương 3 đồng bảng, 17 đồng
siling và 10.5 đồng penny cho mỗi oz chuẫn. Nhưng cho đến cuối thế kỷ, bản vị
vàng mới trở thành chính thống khi thông qua đạo luật Lord Peel vào năm 1819,
và tái khẳng định giá tiền vàng hoàng gia là 3 đồng bảng, 21 đồng siling và
10.5 đồng penny. Giá vàng duy trì không đổi trong hơn hai thế kỷ (1717-1931),
ngoại trừ giai đoạn của Napoleon và thế chiến thứ nhất. Nhưng, vào ngày 21
tháng 9 năm 1931, chính phủ Anh Quốc phải từ bỏ bảng vị vàng. Sau đó khởi đầu một
đợt tăng giá mạnh mẽ 82% cho đến khi bộc nổ Thế chiến thứ II vào năm 1939. Vì yếu
tố chi phối là hành dộng của chính phủ Mỹ, đã đình chỉ Bản vị vàng vào tháng 3
năm 1933 và đã làm tăng giá vàng lên mức 35 đôla mỗi oz, chúng ta bây giờ sẽ
xem xét lại ngắn gọn lịch sử giá vàng ở Mỹ.
Như
chúng ta đã biết trước đây, Quốc Hội Mỹ vào ngày 2 tháng 4 năm 1792 chấp nhận
Chuẩn Lưỡng Kim cho hệ thống tiền tệ, với giá vàng giao dịch tại mức 19.39 đôla
mỗi oz, được duy trì cho đến chiến tranh năm 1812. Các thanh toán bằng tiền đồng
bị đình chỉ vào tháng 8 năm 1814 và giá vàng tăng lên mức 21.72 đôla vào năm
1814, 23.07 đôla vào năm 1815, 19.78 đôla vào năm 1816 và sau đó là 19.39 đôla
khi thanh toán bằng tiền đồng được khôi phục trở lại vào ngày 20 tháng 2 năm
1817. Giá vàng đã tăng lên mức 20.67 đôla mỗi oz vào ngày 28 tháng 6 năm 1834, ở
mức này nó duy trì trong suốt thế kỷ tiếp theo cho đến năm 1934, ngoại trừ các
giai đoạn trong suốt các đợt hoảng loạn năm 1837, 1857 và Nội Chiến. Thanh toán
bằng tiền đồng bị đình chỉ từ ngày 10 tháng 5 năm 1837 đến ngày 10 tháng 5 năm
1838. Vào ngày 15 tháng 7 năm 1837, đồng tiền vàng của Mỹ tại thành phố New
York bị yêu cầu tăng thêm 9% đến 10%, và đồng đôla Tây Ban Nha tăng 11-12%.
Hai mươi năm từ Đợt hoảng loạn năm 1837 đến Đợt
hoảng loạn năm 1857. Thanh
toán bằng tiền đồng bị đình chỉ vào ngày 24 tháng 8 năm 1857 và không được khôi
phục trở lại cho đến ngày 12 tháng 12 năm 1857. Trong khoảng thời gian đồng
đôla vàng bị yêu cầu tăng giá. Cuộc Nội chiến chủ yếu được tài trợ bởi sự bảo đảm
của tiền giấy, “đồng tiền xanh”, được phát hành lần đầu theo quy định của Đạo
Luật ra ngày 17 tháng 7 năm 1861. Thanh toán bằng tiền đồng bị đình chỉ trong
khoảng thời gian từ ngày 31 tháng 12 năm 1861 đến ngày 1 tháng 1 năm 1879.
Trong suốt khoảng thời gian này, giá vàng đã tăng vọt từ 20.67 đôla lên mức
59.12 đôla mỗi oz (vào ngày 1 tháng 7 năm 1864), tại mức giá mà “đồng tiền
xanh” chỉ đáng giá 35 cent. Sự sụt giảm từ đỉnh cao thời Nội Chiến bị gián đoạn
vào tháng 9 năm 1869, khi Jay Gould và Jum Fisk cố gắng “đầu cơ” thị trường
vàng. Vào ngày thứ 6 đen tối, ngày 24 tháng 9 năm 1869, giá vàng là 33.49 đôla
mỗi oz, nhưng sụp đổ khi Bộ Tài Chính Mỹ bán tháo 4 triệu đô la vàng trên thị
trường.
Đợt
hoảng loạn năm 1873 dẫn đến đình trệ kinh tế dài nhất trong lịch sử Mỹ, và giá
vàng giảm từ 23.56 đôla vào năm 1873 xuống còn 20.67 đôla vào ngày 1 tháng 1
năm 1879. Cần nhớ lại rằng Mỹ thực hiện Bản vị vàng khi Quốc Hội vào ngày 12
tháng 2 năm 1873, loại bỏ bạc ra khỏi danh sách đồng tiền và quy định rằng chỉ
vàng mới là đồng tiền tự được ưu tiên. Mặc dù giá vàng vẫn duy trì không đổi
trong suốt Đợt hoảng loạn năm 1893 vì sự gia tăng mạnh mẽ trong sản lượng sản xuất
vàng từ năm 1890, Lãi suất chiết khấu chính cho tín phiếu 60-90 ngày tại New
York tăng tới 36%!
Thế
chiến thứ nhất (1914-1915) đã thay đổi nước Mỹ từ con nợ lớn nhất thế giới
thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Mặc dù tổng thống Wilson đã ngăn chặn xuất khẩu
tự do vàng từ tháng 9 năm 1917 đến tháng 6 năm 1918 nhưng giá vàng vẫn duy trì
không đổi ở mức 20.67 đôla mỗi oz. Chiến tranh đã phá vỡ hệ thống tiền tệ của
nhiều quốc gia trên thế giới; từ đó, nhằm khôi phục lại hoạt động thương mại, một
hội nghị quốc tế được tổ chức tại Genoa, Italia vào ngày 20 tháng 4 năm 1922. Hội
nghị tuyên bố rằng tất các đồng tiền Châu Âu nên dựa trên một chuẩn bản vị vàng
chung và thiết lập chuẩn “trao đổi vàng” cho các quốc gia nhỏ có ít vàng hơn,
có thể thay thế cho tiền tệ của Anh là đồng bảng hoặc đồng đôla ở Mỹ, thay vì dự
trữ vàng thực tế đằng sau tiền tệ của các nước.
Như
chúng ta đã thấy, từ khi Anh rời bỏ Bản vị vàng vào ngày 21 tháng 9 năm 1931,
và Mỹ là vào ngày 9 tháng 3 năm 1933, và giá vàng được tăng lên mức 35 đôla
theo quy định của Mỹ vào ngày 31 tháng 1 năm 1934, một hội nghị quốc tế đã tổ
chức vào tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire, nhằm ổn định mức
giá vàng thời hậu chiến. Các thành viên tham gia hội nghị đồng ý sử dụng đồng
đôla Mỹ làm đồng tiền dự trữ, và Mỹ đồng ý sự ổn định của đồng đôla bằng hoán đổi
đôla thành vàng theo tỷ lệ 35 đô một oz. Do đó, vào giữa những năm 1950, Mỹ chiếm
75% dự trữ vàng của thế giới. Nhưng khi Châu Âu khôi phục từ sau đợt tàn phát của
thế chiến thứ II, nó bắt đầu chuyển số đôla giấy dư thừa cho Bộ Tài Chính Mỹ để
lấy vàng tại mức giá cố định 35 đôla mỗi oz.
Thị
trường tự do đầu tiên của vàng được mở cửa lại vào năm 1948 ở Pari và năm 1950 ở
Thụy Sĩ, và Luân Đôn vào năm 1954, nơi giá vàng tăng lên mức 40 đôla mỗi oz vào
tháng 10 năm 1960. Vì thế, vào năm 1961, Hội đồng vàng Luân Đôn (London Gold
Pool) được thành lập bởi 8 ngân hàng trung ương mạnh nhất thế giới nhằm ổn định
giá vàng tự do tại mức 35.0875 đôla mỗi oz. Hội đồng thành công trong việc duy
trì giá vàng ổn định trong bốn năm tiếp theo. Nhưng, vào năm 1967, Anh Quốc phá
giá đồng Bảng 15% và giá vàng tăng vọt trên thị trường tư nhân khi các nhà băng
và nhà đầu tư đổi đồng Bảng thành vàng. Sau đó Pháp rút lui khỏi Hội đồng vàng
Luân Đôn vào tháng 6 năm 1967 và vào tháng 3 năm 1968, Hội đồng giải tán và bị
thay thế bởi thị trường “hai lớp”, theo đó tiền tệ vàng chỉ được sử dụng cho
các thanh toán chính thức giữa các ngân hàng trung ương tại mức 35 đôla mỗi oz.
Một “lớp” khác được sử dụng cho những người mua tư nhân, có thể mua vàng tự do
trên thị trường mở tại mức giá được thiết lập theo quy luật cung cầu. Gia vàng
tăng 32% từ năm 1967 đén 1969, và sau đó tăng vọt bằng một sự bùng nổ chưa từng
có tiền lệ trong lịch sử tiền tệ, do nước Mỹ rời bỏ chế độ Bản vị vàng vào ngày
15 tháng 8 năm 1971. Sự thay đổi mạnh mẽ tiếp theo trong giá vàng được mô tả đột
ngột trong hình 72.
Đợt
tăng giá khủng khiếp từ mức 210 đôla vào tháng 1 năm 1979 lên mức cao nhất mọi
thời đại 850 đôla mỗi oz vào ngày 21 tháng 1 năm 1980, sau đó sụp đổ xuống mức
474 đôla vào ngày 18 tháng 3 năm 1980 và tăng lên mức 720.5 đôla vào ngày 23
tháng 9 năm 1980, theo sau là đợt giảm điểm suốt năm 1981. Các nhà kỹ thuật sẽ
dần nhận thấy mẫu hình Vai đầu vai đỉnh tại mức 850 đôla vào ngày 21 tháng 1
năm 1980 và 720.5 đôla vào ngày 23 tháng 9 năm 1980. Một đường xu hướng giảm
giá đi qua hai đỉnh vẫn được duy trì không bị phá vỡ. Tuy nhiên, giá vàng có vẻ
như khựng lại quanh mức 391-400 và sẽ tiếp tục di chuyển đi ngang trước khi bắt
đầu tăng giá vào mùa hè năm 1982 (Vàng giảm xuống mức 296 đôla vào ngày 21
tháng 6 năm 1982).
Các chu kỳ giá vàng ở Anh Quốc: Jastrow nói: “sự
tăng giá của vàng ở Anh là hơn 60% từ năm 1343 đến 1492 về cơ bản là do sự gia
tăng trong nhu cầu vàng nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại trong bối cảnh các
chứng khoán về ngành kim loại không thay đổi. Sau đó, là xuất phát từ dòng bạc
và vàng đến từ New York. Nhưng nhu cầu tiếp tục bỏ xa nguồn cung và giá vàng
leo lên mức thấp hơn năm 1717, là mức giá không bao giờ giảm kể từ đó.” Như
hình 70 minh họa, giá vàng duy trì gần như không đổi trong hơn 2 thế kỷ
(1717-1931), ngoại trừ thời kỳ Napoleon và thế chiến thứ II. Khoảng thời gian
giữa các đỉnh là: 1968-1814 hoặc 118 năm. 1814-1920 hoặc 106 năm. Đợt tăng giá
khủng khiếp sau đó xảy ra trong suốt 60 năm sau đó.
Các chu kỳ giá vàng ở Mỹ: Có bằng chứng của chu kỳ 22.11 năm giữa các đỉnh
(xem bảng 55).
Một
cách đếm khác có thể loại bỏ Đợt hoảng loạn năm 1857 và thay thế Nội chiến, khi
giá vàng tăng vọt lên mức 59.12 đôla mỗi oz vào ngày 1 tháng 7 năm 1864. Chiều
dài trung bình của chu kỳ vẫn duy trì không đổi là 22.11 năm. Đây là chiều dài
tương đương với chu kỳ vệt đen mặt trời, với các đỉnh hoán đổi đảo ngược. Không
mối quan hệ nhân quả được luận ra. So sánh đỉnh giá vàng với đỉnh vệt đen mặt
trời được trình bày trong bảng 56.
Một chu kỳ ngắn hơn trung bình dài
5 năm, 5 tháng xuất hiện trong dữ liệu
từ tháng 3 năm 1969 như sau:
Tháng
3 năm 1969 đến ngày 30 tháng 12 năm 1974- tức 5 năm, 9 tháng (43.825 đôla đến
197.5 đôla) và ngày 30 tháng 12 năm 1974 đến ngày 21 tháng 1 năm 1980-tức 5
năm,1 tháng (197.5 đôla lên 850 đôla, đỉnh cao nhất mọi thời đại).
Dự báo của Lcdr David William
(1982)
Như
các đồ thị cho thấy, có một sự thay đổi cơ bản trong tính chất của giá vàng ở
Anh và Mỹ trong suốt thập niên qua. Từ đảo ngược tiền tệ của các quốc gia lớn ở
thế giới phương Tây tại mức 35 đôla mỗi oz, vàng trở thành hàng hóa tiền tệ và
sau đó chỉ là hàng hóa như bao hàng hóa khác. Do đó, nó trở thành phương tiện đầu
cơ lớn nhất trên thế giới, qua các nhà giao dịch quốc tế thể hiện các đánh giá
xã hội, chính trị và kinh tế của họ. Vàng tăng và giảm, nhưng không bao giờ
thay đổi giá trị. Giá bùng nổ hoặc suy giảm vì bất cứ lý do nào hoặc chẳng có
lý do gì. Các nhà giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới
đã thay thế các ngân hàng trung ương ảnh hưởng lên giá vàng.
Khi
giá vàng tiệm cận đáy mang tính chu kỳ tại 300-400 đôla vào mùa hè năm 1982,
quy mô lượng mua đối với các chứng khoán sau được khuyến nghị: ASA, Campbell
Redlake, Dome Mines, Homestake và các công ty vàng Nam Phi như Vaal Reefs,
Western Holdings, Buffelsfontein, và Hartbeestfontein
Cuối
cùng, một lời khuyên dành cho ai đang sợ hãi với “Tiên tri ngày tận thế”, những người trong 20 năm qua đã dự đoán rằng
đồng đôla trở nên vô giá trị vì sự tàn phá của lạm phát tiền tệ.
Warren&Pearson, trong Prices (1952) đã nói thẳng: “Không có rủi ro trầm trọng của lạm phát, ngoại trừ theo sau một cuộc
cách mạng”. Lịch sử loại bỏ chúng vì chúng ta nhìn thấy điều gì xảy ra
trong suốt Cuộc cách mang Mỹ, Cách mạng Pháp, cách mạng Nga và cách mạng Đức.
Điều này cũng lặp lại với Nội Chiến Mỹ, thực sự là sự nổi dậy của Miền Nam chống
lại miền Bắc. Tiền giấy liên bang trở nên vô giá trị!
Thật
thú vị để lưu ý rằng vào năm 1781, khi tiền giấy nội địa trở nên vô giá trị, Hải
Vương Tinh, hành tinh của sự lạm phát, đang nằm ở nhà thứ năm về sự đầu cơ của
cung Song Sinh đang lên (Gemini Rising) của Mỹ trên biểu đồ tử vi, trong khi
Diêm Vương Tinh, hành tinh của sự tái sinh, đang ở trong nhà thứ 9, là nhà đi
nước ngoài. Hình thể góc 120 độ sẽ không lặp lại một lần nữa cho đến tận năm
2103. Vì thế, đừng lo lắng!!!
Chú
thích của người viết: Trên đây là toàn bộ những dự báo của LCDR David William
vào năm 1982 trong cuốn sách “Financial Astrology”. Người viết trích dẫn nhằm
muốn cho các bạn thấy rằng công cụ chiêm tinh tài chính hữu hiệu như thế nào. Rõ
ràng, điều mà William dự báo hoàn toàn chính xác vì sau khi chạm đáy vào năm
2001 (hoặc 1999), giá vàng đã tăng đến mức cao nhất mọi thời đại sau đó. Nếu có
điều chỉnh theo lạm phát, giá vàng năm 2011 cũng ở mức khá gần với đỉnh năm
1980.
Chu kỳ 22-25 năm của giá vàng
Một
vấn đề khác mà tôi muốn đề cập ở đây là chu kỳ của giá vàng. Theo William, có
chu kỳ 22.11 năm giữa các đỉnh trong giá vàng ở Mỹ. Tuy nhiên, để phù hợp với
lý thuyết của chúng ta (chu kỳ tính từ đáy tới đáy), tôi nghĩ cần quan sát hơn
một chút nữa về chu kỳ dài hạn của giá vàng.
Theo
Raymond Merriman, chu kỳ dài hạn của giá vàng là chu kỳ 25 năm. Vào tháng
8.1976, gia vàng đạt đáy tại mức 99 USD/oz. Sau đó, 25 năm tiếp theo vào năm
1999 hoặc 2001 giá vàng đạt đáy lần lượt tại 255.8 và 258.2 USD. Hiện tại,
chúng ta đang ở trong chu kỳ 25 năm này.
Chu
kỳ 25 có thể chia ra thành ba pha, mỗi pha là chu kỳ 8 năm. Từ năm 2001 đến
tháng 10.2008 được xem là chu kỳ 8 năm đầu tiên của giá vàng. Chu kỳ tăng giá,
chuyển dịch phải.
Từ
tháng 10.2008 đến nay chúng ta đang ở trong chu kỳ 8.5 năm. Chu kỳ 8 năm có thể
được tách ra làm 2 pha, mỗi pha là 4.25 năm. Từ đáy tháng 10.2008 đến đáy tháng
6.2013 phù hợp với đáy chu kỳ 4.25 năm. Hoặc có thể đáy xuất hiện chu kỳ 4.25
năm xuất hiện trong tháng 11, tháng 12.2013. Theo kịch bản này chu kỳ 4.25 năm
tăng giá và chuyển dịch phải.
Một
giả thuyết đặt ra, nếu như đỉnh tháng 9.2011 là đỉnh chu kỳ 4.25 năm đồng thời
đỉnh của chu kỳ 8 năm, hàm ý chu kỳ 8 năm hiện tại chuyển dịch trái (Cũng hàm ý
chu kỳ 25 năm có thể chuyển dịch trái, từ năm 2001-2011 là 10 năm, trước trung
vị là 12 năm).
Đỉnh
tháng 9.2011 có thể xem là đỉnh lớn vì nó trước 2 năm so với đỉnh sunspot vào
năm 2013 theo như đề nghị của David William.
Nếu
theo như kịch bản này, chu kỳ 4.25 năm tiếp theo chuyển dịch trái, nên thời
gian tăng giá có thể không kéo dài quá lâu. Mục tiêu là không quá tháng 4.2014.
Tôi
nghĩ rằng, nếu như đáy tháng 6.2013 là đáy chu kỳ 4.25 năm sẽ phù hợp hơn và
khoảng thời gian tăng giá như vậy kéo dài khoảng 10 tháng (tính đến tháng
4.2014). Nếu như đáy rơi vào tháng 11.2013, thời gian tăng giá vào khoảng 5
tháng.
Dù
như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng kỳ vọng giá vàng trong 5 tháng tới sẽ tăng
giá. Mục tiêu có thể là 1500 +/-50 USD nếu như đáy của tháng 6.2013 không bị
phá vỡ.
Tuy
nhiên, nhìn về dài hạn (2-3 năm tới) bức tranh của giá vàng có thể không sáng sủa.
Thực tế, trong môi trường giảm phát nợ, giá vàng và giá chứng khoán có thể cùng
giảm vì QE bị thu hẹp.
Thực
ra, đầu tư vào vàng cũng là một dạng đặt cược về sự tồn tại của hệ thống tiền tệ
thế giới. Như đã nói trong bài viết, http://www.chiemtinhtaichinh.com/2013/05/phan-i-chien-tranh-tien-te-se-dan-en.html,
sự thịnh suy của giá vàng phụ thuộc vào cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra. Với
cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba được diễn ra từ năm 2010, có thể dẫn đến một
sự thay đổi hệ thống tiền tệ thế giới vào khoảng quanh năm 2023-2024 (bởi sự hiện
diện của Diêm Vương Tinh tại cung Ma Kết), vàng về dài hạn vẫn là vật hấp dẫn.
“We
gold in Trust”. Trong một cuộc chiến tranh tiền tệ, người chiến thắng cuối cùng
là vàng. Trong suốt gần 4 năm qua, đồng USD đã suy yếu để lại một di chứng nặng
nề ở các thị trường mới nổi, các quốc gia Châu Âu. Liệu trong 2-3 năm tới, EU
hoặc các quốc gia có chịu nằm yên? Họ sẽ phá giá đồng tiền của mình? Nếu điều
này diễn ra, vàng khó tránh khỏi chịu áp lực giảm giá bởi sự tăng giá trở lại của
đồng USD trong 2-3 năm tới.
Nhưng
đừng quên chúng ta đang sống trong hệ thống tiền tệ bản vị dầu. Những kẻ tài
phiệt sẽ làm tất cả để bảo vệ hệ thống tiền tệ.
Theo
chiêm tinh tài chính, cho đến những năm 2020, vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn bởi
sự giao hội giữa Thổ Tinh-Diêm Vương Tinh. Vàng đã tăng giá mạnh mẽ vào năm
2001 với góc waning square giữa hai hành tinh này. Xu hướng tăng vẫn hiện diện
cho đến khi có góc giao hội giữa hai hành tinh này.
Hãy
chờ xem, điều gì sẽ xảy ra.
Tài liệu tham khảo
1. “Financial Astrology”, Lcdr.David.William, 1982 (tái
bản 2004).
2. Forecast 2013, Raymond Merriman.
Trung Quốc năm 2013 mua cả 1,000 tấn vàng http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-tich-tru-hang-ngan-tan-vang-de-lam-gi-2013111108271149317ca32.chn
Trả lờiXóa