Từ ngày 21.8.2013 đến nay, các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đang theo sát diễn biến của Mỹ-Syria. Tưởng chừng như cuộc chiến chỉ
còn tính bằng giờ thì giờ đây những người yêu thích hòa bình có thể thở phào
khi Obama yêu cầu Quốc Hội Mỹ tạm hoãn bỏ phiếu đánh Syria[1].
Trước hết, tôi cần nói
rõ rằng, tôi không phải là nhà phân tích chính trị nên không hiểu hết những
ngóc ngách của những biến động chính trị-xã hội. Chưa nói đây là vấn đề mang tầm
quốc tế và một người chưa bước chân ra khỏi đất nước Việt Nam nhỏ bé thì không
thể có nhiều hiểu biết (“Cóc ngồi đáy giếng”). Tuy nhiên, bản thân tôi vốn là
có máu “tài chính” trong người. Thực ra, những xung đột chính trị-xã hội từ cổ
chí kim đều chỉ vì một mục đích duy nhất là địa vị và quyền lực kinh tế.
Thiển cận hơn, cuộc chiến
giữa Mỹ-Syria sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu bao gồm Việt Nam.
Là một nhà đầu cơ, tôi mạn phép có đôi dòng suy nghĩ.
Đối với động thái trên
của Obama, thực chất là nhằm tìm kiếm cái cớ để tấn công Syria với sự ủng hộ của
quốc tế. Tôi nhớ câu nói của Tào Tháo trong Tam Quốc Chí khi tranh cướp vua nhà
Hán về giam lỏng: “Danh bất chính, thì ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận thì tất sẽ bại”.
Xưa nay, các nhà chính trị luôn muốn có một cái cớ cho nó chính đáng trước khi
khởi binh.
Ngu ý của tôi là, muốn
phán đoán xem Mỹ có đánh Syria hay không thì phải phân tích mục đích kinh tế-chính
trị để đưa ra nhận định.
Cuộc
Thập Tự Chinh của Thế kỷ 21: Mỹ-Trung Đông
Mục đích ư? Câu trả lời là hệ Thống Tiền Tệ Bản vị dầu!
Không sớm thì muộn, Mỹ
cũng sẽ phải đánh Syria vì thực ra Syria chỉ là quân tốt mà thôi. Trong thế giới
Ả Rập, Syria là sân sau của Iran vì cùng theo dòng hồi giáo dòng Shite. Giữa Mỹ
và Iran luôn coi nhau như kẻ thù không đội trời chung vì những mâu thuẫn về quyền
lợi kinh tế, đặc biệt là vấn đề dầu mỏ.
Muốn nói tường tận thì
trước hết phải bàn về Mỹ. Chúng ta cần hiểu rằng, sau khi Mỹ chấm dứt hệ thống
bản vị vàng vào năm 1971 và thực tế vào năm 1973, nước Mỹ đã kịp thời lập lên một
hệ thống tiền tệ mới nhằm duy trì vị thế cường quốc của mình. Đó là hệ thống tiền
tệ bản vị dầu. Bằng việc đi đêm với gia tộc Saud để buộc các thanh toán dầu phải
thực hiện bằng USD, nước Mỹ đã đưa đồng bạc xanh trở thành đồng tiền thanh toán
quốc tế. Từ đó, Fed nắm luôn “quyền sinh quyền sát” về vấn đề tiền tệ đối với
thế giới. Mọi thay đổi chính sách của Fed (chẳng hạn gần đây là vấn đề QE3)
luôn khiến thế giới phải lo sốt vó. Có thể nói rằng, bằng việc nắm giữ hệ thống
tiền tệ bản vị dầu, nước Mỹ mới thực sự là Đế Quốc trong thời đại ngày nay. Các
cường quốc khác đều không thể cạnh tranh với Mỹ nếu như mất quyền tự quyết tiền
tệ.
Chính vì vậy, khu vực
Trung Đông luôn là mối quan tâm chính của Mỹ. Ngay cả khi Mỹ có ý định chuyển
trục sang Châu Á từ năm 2010 trước sự lên ngôi của Trung Quốc nhưng Trung Đông
mới là “trái tim của Mỹ”. Vì đây là khu vực chứa dầu lớn nhất thế giới. Mỹ phải
hiện diện nhằm duy trì sự ảnh hưởng của mình để đảm bảo việc khai thác và vận
chuyển dầu được suôn sẻ. Đồng thời, phải duy trì chế độ chính trị thân Mỹ tại
các quốc gia Trung Đông nhằm tiếp tục buộc các thanh toán bằng USD điều mà Nga
và Trung Quốc đang muốn phá bỏ.
Iran là cái gai lớn nhất
đối Mỹ sau cuộc cách mạng Hồi Giáo từ những năm 1970[2]. Từ
một đồng minh chiến lược quan trọng nhất, Iran trở thành “liên minh ma quỷ”, kẻ
thù lớn nhất của nước Mỹ hiện nay. Do đó, loại bỏ Iran luôn là mục tiêu lớn nhất
của Mỹ. Ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Trung Đông bị suy yếu bởi sự lớn mạnh của
Iran. Sự kiện khủng bố 11.9.2001 là một dấu mốc quan trọng của Mỹ khi quốc gia
này khởi động chiến dịch “chống khủng bố” trên toàn cầu. Có nhiều nghi vấn xoay
quanh sự kiện này[3].
Do đó, có giả thuyết cho rằng, chiến dịch chống khủng bố chỉ là cái cớ để Mỹ
can thiệp vào Trung Đông nhằm thiết lập lại trật tự của khu vực này [Giống như Tào Tháo mượn danh hoàng đế khởi
binh phạt Viện Thiệu, Viên Thuật vì lộ trước mưu đồ lật đổ nhà Hán nhưng thực
chất chính Tào Tháo mới là mượn các quân chư Hầu để lật đổ nhà Hán]. Sau sự
kiện 11.9.2001, Mỹ đã lên một kế hoạch lớn về “Đại Trung Đông[4]” mà
giờ đây, thế giới mới thấy nước Mỹ không phải chỉ nói đùa mà đang thực hiện ráo
riết. Thậm chí, Mỹ đang đi gần tới đích của mình.
Lại nói về Syria. Sau
mùa xuân Ả Rập năm 2011, trong khi Mỹ đã thiết lập xong hầu hết các chính quyền
thân cận tại Ai Cập, Lybia…thì Syria lại rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài
suốt 2 năm nay. Nội bộ của Syria vẫn chưa ngã ngũ bởi bởi sự can thiệp của Nga
nên Mỹ phải tạm gác lại. Sau mùa xuân Ả Rập, khu vực Trung Đông giờ chỉ còn
Iran và Syria là hai nước mà Mỹ chưa thiết lập được ảnh hưởng. Năm 2012, Mỹ-Iran
có xung đột về eo biển Homuz, nơi lưu thông 35% lượng dầu của thế giới. Không
có một cuộc chiến tranh nào như mọi người lo ngại nhưng Mỹ vẫn tiếp tục triển
khai các kế hoạch quân sự cho một trận đánh lớn. Chẳng hạn như việc thiết lập quân sự tại Thổ
Nhĩ Kỳ, Ít xa ren…trong năm 2011 và 2012[5]. Việc
Mỹ chọn đánh Syria trước là nhằm cô lập Iran [Lời bình: Đánh ngựa trước khi
đánh tướng. Nếu đánh Iran trước sẽ khiến cho cuộc chiến khó khăn bởi Syria sẽ
nhảy vào can thiệp, chưa kể là Nga và các quốc gia khác... Điều này cũng giống như Tào Tháo từng chọn đánh Lưu Bị trước khi khởi
quân phạt Viên Thiệu để độc chiếm Trung Nguyên vì đánh Viên Thiệu trước sẽ
khiến cho Lưu Bị và nhiều chư hầu khác nhảy vào hỗ trợ].
Do đó, việc Mỹ đánh Syria
gần như là một khả năng rất lớn và vấn đề khó đoán ở đây chỉ là thời gian mà
thôi. Hơn nữa, việc sử dụng biện pháp quân sự là chắc chắn bởi vấn đề của Syria
không hề đơn giản. Mỹ rất khó để chiến thắng trên việc đàm phán bởi có sự ủng hộ
của Nga dành cho Syria.
Cuộc chiến tại Syria
cũng sẽ rất khó khăn dành cho Mỹ bởi Nga cũng điều tàu chiến đến can thiệp[6]. Động
thái của Nga cho thấy quốc gia này có thể tham chiến nếu như có chiến sự nếu Mỹ
không có sự ủng hộ quốc tế. Trong khi đó, Iran cũng có khả năng tham gia. Nếu
không khéo xử lý, cuộc chiến này sẽ dẫn đến sự tham gia của nhiều nước, nguy cơ
làm xuất hiện Thế Chiến thứ III. Nếu không, thì đó cũng là cuộc chiến có quy mô
lớn.
Khả năng dẫn đến cuộc
chiến giữa Mỹ và Iran mà trước mắt là với Syria khiến tôi nhớ lại cuốn sách của
John Perkins, tác giả cuốn sách Sát Thủ
Kinh Tế (2004) và Lịch sử bí mật Đế
Chế Hoa Kỳ (2007). Trong cuốn sách Lịch
sử bí mật Đế Chế Hoa Kỳ, chương 32 có viết: “…Từ những năm 1950, nhà sử học người Anh Arnold Toynbee đã dự đoán rằng
cuộc chiến tranh thực sự trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến giữa Cơ Đốc Giáo và
Hồi Giáo, chứ không còn là cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản
nữa.” Nếu các bạn đã từng biết đến chu kỳ 25 năm của chiêm tinh học mà giáo
sư Blair T.Spalding từng nhắc đến trong cuốn sách “Hành Trình về phương Đông”
thì các bạn có thể tin tưởng vào dự báo này. Theo quy tắc này, những diễn biến
trong 25 năm của thế kỷ trước sẽ cho ta biết xu hướng của thế kỷ tiếp theo. Thực
tế, mối mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Đông trở nên sâu sắc vào những năm 1970 khi
Mỹ triển khai hệ thống tiền tệ bản vị dầu.
Đối với những người hiểu
biết về lịch sử Châu Âu, cuộc chiến tranh mà Mỹ đang phát động trong kế hoạch “Đại
Trung Đông” chẳng khác nào cuộc Thập Tự Chinh mới trong thế kỷ 21. Mỹ, một quốc
gia Thiên Chúa Giáo sẽ dẫn đầu cho Phương Tây gây áp lực lên khu vực Trung
Đông, vùng đất của người Hồi Giáo. Vì vậy, những xung đột tại khu vực này luôn
là một rủi ro rất lớn dẫn đến chiến tranh.
Góc
nhìn chiêm tinh học
Những sự kiện diễn ra
trong gần đây đã được cảnh báo trước bởi những dự báo chiêm tinh học. Theo
trích đăng của Larry Schwimmer[7]
vào đầu năm 2013, Iran có thể xuất hiện
một cuộc chiến vào mùa thu năm 2013 hoặc đầu năm 2014. Đây có thể là cuộc
chiến giữa Mỹ và Iran.
Theo phân tích của
Raymond Merriman (Forecast 2013), nhà chiêm tinh tài chính có đề cập mẫu hình
Grand Square giữa Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh-Mộc Tinh và Hỏa Tinh sẽ dẫn
đến cuộc chiến tranh liên quan đến vũ khí hàng loạt. Thiên Vương Tinh ở cung Bạch
Dương là sự nổi loạn, cách mạng, bạo động. Diêm Vương Tinh là hành tinh của quy
mô lớn và hành tinh của sự thay đổi. Hỏa Tinh liên quan đến vũ khí, chiến tranh
và dưới ảnh hưởng phóng đại của Mộc Tinh nó sẽ là cuộc chiến tranh liên quan đến
vũ khí. Hiện tại, Mỹ đang tố cáo Iran sản xuất làm giàu uranium cho mục đích
chiến tranh và nhiều năm qua đã có những mâu thuẫn lớn.
Trở lại với Syria. Diễn
biến gần đây khiến một số nhà chiêm tinh nhận thấy khả năng rất lớn dẫn đến chiến
tranh bởi sự tương đồng với những gì diễn ra với Việt Nam vào những năm 1965.
Theo Ed Tamplin[8], có
sự tương đồng đến kỳ lạ với những giữa chiến tranh Việt Nam với Syria hiện tại.
Việt Nam và Syria đều là những quốc gia thuộc bảo hộ của Pháp. Việt Nam chia cắt
hai miền Nam Bắc vào giữa những năm 1960 khi có sự can thiệp của ba quốc gia lớn
là Mỹ và phe còn lại Nga và Trung Quốc. Điều này diễn ra khi Thiên Vương Tinh
giao hội với Diêm Vương Tinh vào những năm 1960. Tương tự, Syria đang có nội
chiến với sự tham gia của các cường quốc là Nga, Trung Quốc và một bên là Mỹ.
Cả hai đều liên quan đến
việc sử dụng vũ khí hóa học, khi Mộc Tinh vuông góc với cặp hành tinh Thiên
Vương Tinh-Diêm Vương Tinh. Ở Việt Nam, đó là chất độc màu da cam. Tương tự,
ngày 21.8.2013, khi Mộc Tinh lần đầu tiên vuông góc với Thiên Vương Tinh-Diêm
Vương Tinh, Mỹ cho rằng Syria sử dụng vũ khí hóa học khiến 1,400 người thiệt mạng.
Nếu như Mỹ đã từng tham
chiến vào Việt Nam, thì liệu Mỹ có đánh Syria hay không? Câu trả lời là hoàn
toàn có thể bởi tương đồng của các hiện tượng chiêm tinh.
Nhìn vào biểu đồ tử vi
của Syria[9],
chúng ta cũng thấy khả năng tương tự. Diêm Vương Tinh dịch chuyển đang giao hội
với Mặt Trời tử vi của Syria báo hiệu một sự thay đổi chuyển giao lớn hoặc một
sự phá hủy. Cách đây 2 thế kỷ, Diêm Vương Tinh đã từng giao hội với Mặt Trời tử
vi của Syria vào năm 1767, trước 1 năm chiến tranh giữa Russo-Turkish.
Diêm Vương Tinh lại
đang vuông góc với Thiên Vương Tinh. Thiên Vương Tinh ở cung Bạch Dương như đã
nói liên quan đến bạo động, cách mạng. Thiên Vương Tinh dịch chuyển ở nhà thứ 7
của Syria cho thấy tiềm năng của một cuộc xung đột vì nhà thứ 7 nói đến kẻ
thù. Do đó, việc Thiên Vương Tinh vuông
góc với Diêm Vương Tinh và giao hội với Mặt Trời vào tháng 11.2013 sẽ dẫn đến một
sự thay đổi lớn cho Syria.
Thị
trường tài chính toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Raymond Merriman bình
luận như sau: “ Sự giao hội giữa Thổ
Tinh- Mắt Rồng là một hiện tượng đáng chú ý. Chu kỳ của sự giao hội này là 11
năm. Lần cuối cùng sự kiện này xảy ra là vào ngày 6.6.2002. Thị trường chứng
khoán thế giới giảm đến đáy chu kỳ 4 năm vào tháng 10.2002 tại Mỹ và tháng
3.2003 đối với phần còn lại của thế giới [Lời bình: Chỉ số VN-Index chạm đáy
vào tháng 10.2003]. Đây cũng là thời điểm Mỹ tạo dựng liên minh để tấn công
Saddam Hussein cũng bởi vũ khí hóa học”. Do đó, khi sự giao hội giữa Thổ
Tinh và Mắt Rồng một lần nữa lặp lại trong tháng 9.2013 sẽ dự báo một nguy cơ tấn
công vào Syria khiến thị trường tài chính toàn cầu ảnh hưởng nặng nề.
[1] http://giaoduc.net.vn/quoc-te/obama-yeu-cau-quoc-hoi-tam-hoan-bo-phieu-vu-tan-cong-quan-su-syria/316345.gd
[4] Đại Trung Đông: http://quankhoasu2hoigiao.blogspot.com/2013/03/xy-ri-trong-ke-hoach-ai-trung-ong-cua-my.html
[5]
Các cơ sở quân sự của Mỹ trong cuộc chiến tại Syria. http://www.baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-danh-syria-nhu-the-nao-2354230/
[6]
Nga điều tàu chiến đến Syria http://dantri.com.vn/the-gioi/vi-sao-nga-lien-tuc-dieu-tau-chien-toi-syria-776278.htm
mình đã đọc xong, cũng ko có nhiều kiến thức về ctri thế giới mà dạo này cũng phải quan tâm do thế giới đang bàn quá nhiều :)). Mình nghĩ sẽ không phải là thế chiến t3 vì các quốc gia lớn hiện khá cẩn thận và ko có vẻ muốn điều đó xảy ra thì nó sẽ rất khó để xảy ra. Cơ hội lớn cho những ai huy động đc nguồn tiền lớn cho cuối năm nay (y)
Trả lờiXóaĐọc hay hay: http://mountainastrologer.com/tma/the-uranuspluto-squares-a-crisis-in-action
Trả lờiXóa