P1. Quan niệm về bản chất thị trường tài chính
2. Con
người không biết được tương lai và đừng đi tìm “chén thánh”.
Mặc
dù chiêm tinh học hoặc phân tích kỹ thuật là công cụ dự báo hữu ích nhưng tốt
nhất, bạn đừng nên bao giờ thần thánh hóa nó. Dự báo tương lai là một nhu cầu
thực tế đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là một công việc rất khó khăn. Nếu
bạn tin tưởng vào khả năng dự báo tương lại bạn sẽ rơi vào sai lầm của những
người theo thuyết thị trường hiệu quả.
Đối
với những người theo thuyết thị trường hiệu quả, họ thường tin tưởng một cách
thái quá vào khả năng con người có thể dự báo được tương lai. Các mô hình toán
thống kê phức tạp được những người theo thuyết thị trường hiệu quả sử dụng để
truyền bá tư tưởng của học thuyết này. Những người theo thuyết thị trường hiệu
quả cho rằng, tỷ suất sinh lợi chứng khoán sẽ tuân theo quy luật phân phối chuẩn
(hay đường cong hình chuông) của nhà toán học Gauss. Quan điểm của Gauss, hầu hết
các quan sát đều xoay quanh mức bình thường, khả năng xảy ra một độ lệnh ngày
càng suy yếu nhanh theo hàm mũ khi bạn rời xa mức bình thường này. Chính sự suy
giảm mạnh mẽ về khả năng gặp phải một điều gì đó chính là thứ cho phép bạn lờ
đi các yếu tố ngoại lai. Trên thị trường tài chính, rủi ro thị trường được đo
lường bằng độ lệch chuẩn và các biến động xa rời giá trị trung bình được loại bỏ
khỏi quan sát vì họ cho rằng điều đó là ngẫu nhiên, bất bình thường.
Nassim
Nicholas Taleb đã dùng khái niệm “Thiên Nga Đen” để cho thấy khả năng con người
không thể dự báo được một số vấn đề nhưng chúng lại có sự tác động to lớn.
Thiên Nga Đen được định nghĩa là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra
nhưng thực tế đã xảy ra với ba đặc điểm chính: (1) Không thể dự báo; (2) Có tác động nặng nề và (3) sau khi nó xảy
ra, người ta thường dựng lên một lời giải thích để khiến nói ít ngẫu nhiên hơn,
dễ dự đoán hơn bản chất thật sự của nó.
Đây
là một điều vô lý vì một sự kiện khó xảy ra không phải là không xảy ra. Khái niệm
Thiên Nga Đen công kích vào thuyết thị trường hiệu quả về khả năng dự báo được
tương lai, mà cụ thể là giả định tỷ suất sinh lợi chứng khoán có phân phối chuẩn.
Tabled nói: “Đường cong hình chuông Gauss
không tồn tại trong thế giới thực mà chỉ tồn tại trong suy nghĩ của các nhà thống
kê”.
Tabled
cho rằng thị trường tài chính không thích hợp để tồn tại đường cong Gauss. Ông
giải thích, một trong những giả định của đường cong Gauss là các biến cố quan
sát độc lập ngẫu nhiên với nhau giống như việc tung các đồng xu. Nhưng trên thực
tế, giá cả tài chính là không ngẫu nhiên vì các nhà đầu tư có “trí nhớ”. Đôi lúc họ là nhớ ra rằng tại
một mức giá nào đó, cổ phiếu thường tăng (trong ngôn ngữ kỹ thuật là mức hỗ trợ).
Điều này giống như việc người thực hiện tung đồng xu có trí nhớ trong kỹ năng
tung đồng xu khiến cho các lần tung đồng xu không còn ngẫu nhiên. Thực ra, tư
tưởng của Tabled là trùng với những khẳng định của Mendalbrot. Vào thập niên
60, Mandelbrot đã trình bày ý tưởng của mình về giá cả hàng hóa và chứng khoán
với các tổ chức kinh tế học và các nhà tài chính đều rất hào hứng. “Mandelbrot cho biết các nghiên cứu dựa trên
kinh nghiệm của ông về dãy giá cả đã chỉ ra một hiệu ứng ghi nhớ, theo đó các
diễn biến giá cả trong tương lai lặp lại hành vi gần nhất của chúng, chứ không
phải là một quá trình ngẫu nhiên” (trích từ “Nguồn gốc khủng hoảng tài
chính- George Cooper, 2008). Trong ngôn ngữ phân tích kỹ thuật, điều này sẽ dẫn
đến sự hình thành của xu hướng.
“Mỗi thay đổi giá cụ thể là ngẫu nhiên và không
thể dự đoán được. Nhưng chuỗi những thay đổi là một phạm vi phụ thuộc lẫn nhau”,
Mandelbrot nói (trích từ “Trading Chaos applying expert techniques to maximize
your profits”, Bill William).
Nhưng
về sau tất cả đều bị lãng quên và nhiều người vẫn bám víu vào lý thuyết thị trường
hiệu quả. Tabled đã trích câu nói của người xưa rằng, nổ lực của Mandelbrot giống
như “nước đổ đầu vịt”. Mọi người không ai muốn hiểu và lắng nghe nó.
Tabled
lập luận: “Nếu thế giới tài chính tuân
theo đường cong Gauss, thì phải mất vài tỷ thời gian sống của đời người để một
biến cố kiểu như sự sụp đổ thị trường chứng khoán kia (năm 1987) mới xảy ra”.
Nói cách khác, theo đường cong Gauss, xác suất xảy ra một cuộc khủng hoảng là cực
kỳ nhỏ. Nhưng trên thực tế, chúng ta lại có rất nhiều cuộc khủng hoảng.
Sự
thất bại của quỹ Longterm Capital Management vào năm 1999 là một minh chứng rõ
ràng nhất cho việc ứng dụng đường cong Gauss vào thị trường tài chính của hai
tác giả Myron Scholes và Robert C.Merton (được trao giải Nobel).
“
Việc giả định trước được ứng dụng đường cong Gauss có thể ứng dụng trong một số
lĩnh vực nhỏ như thống kê về tội phạm, tỷ lệ tử vong, hay những vấn đề thuộc về
Mediocristan[1],
nhưng không dành cho các dữ liệu lịch sử về những đặc tính ẩn và những vấn đề
thuộc Extremistan[2]”-Tabled
nói.
Trong
một bài viết năm 2009 có tiêu đề “Có lẽ sai lầm- Ứng dụng sai môn Xác suất và
Thống kê vào sự không chắc chắn của thế giới thực”, Peter Taylor thuộc đail học
Oxford và David Shipley của công ty bảo hiểm MAP cho thấy việc ứng dụng các
khái niệm thống kê vào thị trường tài chính là sai. “Có sự dối trá, dối trá nghiêm trọng và có thống kê…Xác suất và thống kê
đơn giản là không áp dụng được cho nhiều trường hợp..Môn học này đem lại ấn tượng
là nó quan tâm như nhau đến mọi khả năng xảy ra…nhưng rồi sau đó lại thấy một kết
quả ngoài dự liệu” (Nguồn: “Giải pháp Keynes, 2009”).
Paul
Davidson trong tác phẩm “Giải pháp Keynes-Con đường dẫn tới sự thịnh vượng” (2009)
cũng phủ nhận khả năng dự báo tương lai (học thuyết Keynes đã phủ nhận). “Sự khác nhau cơ bản, nhưng không phải là duy
nhất giữa lý thuyết cổ điển (theo thuyết thị trường hiệu quả) và lý thuyết
Keynes là cách thức đánh giá khả năng biết trước kết quả sẽ nhận được trong
tương lai của các các quyết định ngày hôm nay. Về bản chất, lý thuyết cổ điển
giả định rằng, bằng một phương pháp nào đó, người ra quyết định ngày hôm nay có
thể biết được những gì xảy ra trong tương lai. Do đó, vấn đề của họ chỉ là phân
bổ nguồn lực sao cho hiệu quả. Lý thuyết thanh khoản của Keynes lại giả định rằng
người ra quyết định “biết” rằng họ không biết và cũng không thể biết được kết
quả trong tương lai của một quyết định nào đó ở thời hiện tại. Do đó, lý thuyết
Keynes cho biết hệ thống tư bản chủ nghĩa cần thiết lập ra các thể chế như thế
nào cho phép người ra quyết định giải quyết được vấn đề tương lai không chắc chắn
khi quyết định phân bổ nguồn lực mà vẫn cảm thấy yên tâm”.
Nói
một cách đơn giản, những người theo thuyết thị trường hiệu quả tin rằng các nhà
đầu tư có khả năng biết được thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương
lai để định giá cổ phiếu. Để củng cố cho lý thuyết này, lý thuyết kỳ vọng hợp
lý của Robert Lucas (đạt giải Nobel) đã ra đời nhằm “chứng minh” khả năng con
người biết được tương lai. Theo đó, “lý
thuyết kỳ vọng hợp lý khẳng định bằng cách nào đó, những người ra quyết định
ngày hôm nay đều biết xác suất mỗi thu nhập xảy ra trong tương lai- và các
thông tin này là đáng tin cậy về mặt thống kê”.
Do
đó, các nhà thống kê đòi hỏi các nhà phân tích phải lấy mẫu ngẫu nhiên từ tổng
thể để tính được xác suất đáng tin cậy, từ đó suy ra đặc điểm tổng thể. Để có
thông tin đáng tin cậy về mọi khoản thu nhập trên thị trường trong tương lai,
người ta phải lấy được mẫu của tương lai. Trên cơ sở đó, những người ra quyết định
hợp lý ngày hôm nay có thể phân tích mẫu này để tìm ra được phân phối xác suất
của mọi mức thu nhập tương lai-và thông tin này phải có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên, do không thể lấy mẫu từ tương lai nên các nhà thống kê giả định rằng “ xác suất tính được từ dữ liệu về thị trường
trong quá khứ và hiện tại cũng bằng xác suất của mẫu tù tương lai. Hay nói cách
khác, xác suất xảy ra quá khứ sẽ bằng xác suất xảy ra trong tương lai”.
Paul Samuelson, gọi đây là tiên đề ergodic.
Hàm
ý của giả định này cho rằng, tương lai của nền kinh tế đã định được từ trước và
con người không thể thay đổi nó. Chính đây là lý do mà những người theo học
thuyết thị trường hiệu quả cho rằng chính phủ không nên tham gia vào thị trường
vì họ không thể ngăn chặn được điều tương lai sẽ xảy ra.
Học
thuyết Keynes đã chỉ ra những bằng chứng cho thấy tiên đề orgodic là sai lầm.
Keynes đã đưa ra một số ví dụ mà cho thấy hành vi của con người trước một tương
lai không chắc chắn. Ví dụ như là các thành viên trong hệ thống kinh tế luôn
duy trì một số dư tiền mặt nhất định. Keynes nói: “Vì tương lai là không chắc chắn nên chúng ta không thể biết lúc nào sẽ
bất ngờ phải đối mặt với một nghĩa vụ thanh toán mà chúng ta không thể dự đoán
trước được, trong khi dòng tiền kỳ vọng trong tương lai có thể không đủ để thực
hiện một nghĩa vụ thanh toán đó”.
Một
lần nữa, tôi quay lại với thuyết phản hồi của Soros. Soros cũng bác bỏ tiên đề
ergodic vì “suy nghĩ của nhà đầu tư có thể
ảnh hưởng và thay đổi được tương lai của thị trường tài chính”. Cách giải
thích của Soros đã giải thích cho hiện tượng tiên đoán tự thực hiện “Self-fulfilling prophercy”. Khi tất cả mọi người cùng sai thì tất cả mọi
người cùng đúng.
Nói
tóm lại, các quan điểm của lý thuyết thị trường hiệu quả đang bị bác bỏ bởi nhiều
lý thuyết khác. Thứ nhất, lý thuyết thị trường hiệu quả tin tưởng vào khả năng
con người biết được tương lai thì lý thuyết ưa thích sự thanh khoản của Keynes
và Thuyết phản hồi của Soros phủ nhận khả năng nay. Thứ hai, lý thuyết thị trường
hiệu quả cho rằng con người có thể dự báo được tương lai bằng cách loại bỏ những
điều không thể dự báo (vì xem nó là ngẫu nhiên) thì Thiên Nga Đen chỉ ra rằng
đây là một sai lầm vì những trường hợp ngẫu nhiên có tác động rất to lớn.
Những
quan điểm này cho thấy, thị trường tài chính vốn bản thân nó là khó dự báo.
Chúng ta không nên đi tìm một công cụ đầu tư giống như “chén thánh” để dự báo
đúng tất cả mọi chuyện trong tương lai.
[Còn tiếp]
[1] Theo Tabled,
Mediocristan là nơi chúng ta phải chịu sự áp đặt của cái chung, cái thường lệ,
rõ ràng và cái đã được dự báo.Medioristan không có tinh thang bậc.
[2] Theo Tabled,
Extremistan là nơi chúng ta chịu sự áp đặt của cái cá nhân, cái ngẫu nhiên và cái không thể dự
báo được.Extremistan có tính thang bậc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét