Tin đáng phải đọc: (http://vtc.vn/529-251446/khoa-hoc/nasa-canh-bao-bao-mat-troi-cuc-lon-vao-nam-2013.htm)
H1-Dự báo của NASA về
bão mặt trời 2013 (cơn bão lần thứ 24)
1-
Tìm
hiểu về bão mặt trời (solar storm) và bão địa từ (geomagnetic storm)
Bão
Mặt Trời: Bão mặt trời liên quan đến chu kỳ hoạt động của vệt
đen mặt trời. Vệt đen mặt trời là các khu vực tối trên bề mặt của Mặt Trời. Độ
sáng bề mặt của vệt đen vào khoảng ¼ độ sáng của vùng xung quanh (nên nó gọi là
vệt đen). Nguyên nhân xuất hiện vệt đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn so với
các vùng xung quanh (nhiệt độ vệt đen mặt trời vào khoảng 4,000-5,000 K trong
khi vùng xung quanh khoảng 6,000K). Vệt đen mặt trời làm biến đối từ trường rất
mạnh trên mặt trời. Cũng chính trong quá trình này, từ trường vệt đen mặt trời
cũng tăng dần.
Vệt đen mặt trời (do
Galileo đặt tên) xuất hiện theo từng cặp hoặc từng đôi, từ trường của các nhóm
đôi thường khác cực. Những vệt đen mặt trời lớn tích vào khoảng 104
km, tồn tại khoảng 2 tháng trong khi hầu hết các vệt đen chỉ tồn tại trong vài
ngày sau đó được thay thế bằng các vệt đen khác (Nói tóm lại dao động từ 1-100
ngày).
Vệt đen mặt trời chủ yếu
tập tung từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo mặt trời.
Cùng trong một thời điểm,
mặt trời có hàng trăm vệt đen mặt trời, trong khi có những thời điểm hoàn toàn
không có vệt đen nào. Điều này là do chu kỳ vệt đen mặt trời. Chu kỳ vệt đen mặt
trời có thời gian trung bình là 11 năm. Chu kỳ này có thời gian ngắn nhất là 8
năm và dài nhất là 16 năm (Theo Tiến sĩ D.Justin Schove, vào tháng 6 năm 1955,
trên Journal of Geophysical Research.)
Khi vệt đen mặt trời xuất
hiện sẽ kéo theo các sự kiện gọi là bùng nổ mặt trời (solar prominences) vì các
quan sát cho thấy các vụ nổ mặt trời xuất hiện quanh các vệt đen mặt trời.
Bão mặt trời là sự bùng
nổ đột ngột trên bề mặt của Mặt trời và giải phóng các gas mang điện tách ra khỏi
mặt trời và phóng vào vũ trụ. Theo tên gọi khoa học, quá trình này được gọi là
CME (Coronal Mass Ejection). Bão mặt trời là một quá trình gồm nhiều giai đoạn.
Đầu tiên là solar flare (Tia lửa mặt trời); tiếp theo là bức xạ mặt trời
(radiation storm) và cuối cùng là CME.
Các tia lửa mặt trời
(solar flares) này chỉ nổ ra trong vài phút và sau đó biến mất dần dần. Các tia
lửa mặt trời có nhiệt độ khoảng 10 triệu độ C và có năng lượng tương đương của
1 triệu quả bom nguyên tử. Bão mặt trời không chỉ phát tán nhiệt và phóng xạ mà
còn phát tát các dòng hạt mang điện, tạo thành gió mặt trời.
Gió mặt trời (solar
wind) là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của mặt trời.
Gió mặt trời có các hạt electron và pronton chứa năng lượng cao, khoảng 500
KeV, nên hoàn toàn thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao khác. Chính gió mặt
trời đã tạo nên bão từ, hiện tượng cực quang trên trái đất.
H2-Các
phân tử mang điện tạo nên cực quang trên trái đất.
Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là
trung bình, X là mạnh. Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay các cơn bão từ xuất hiện
nhiều hơn và mạnh hơn, cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất
mạnh.
Mỗi vệt đen mặt trời có điện từ mạnh.
Các vệt đen tạo thành cặp, hoặc một đám tại các cực đối lập của một dòng là các
cực từ trường đối lập và các nhóm vệt đen ở bán cầu Bắc và Nam là các cực đối
ngược. Cứ 22 năm (tức sau 2 lần chu kỳ vệt đen mặt trời), dấu điện tích tại mỗi
cực sẽ giống nhau.
Bão
địa từ: Vệt đen mặt trời làm thay đổi địa từ của Trái Đất.
Hình dưới (nguồn lấy từ wikipedia) mô phỏng quá trình tác động của cơn bão mặt
trời đến địa từ trái đất.
-
Từ trường này ép lên từ trường Trái đất
làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.
-
Khi từ trường trái đất tăng lên, từ
thông sẽ biến thiên và sinh ra dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng lên của từ
trường Trái đất theo định luật Lenz.
-
Dòng điện cảm ứng có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái đất
và gây ra một từ trường cực lớn tác động
lên từ trường Trái đất.
-
Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường
trái đất liên tục biến thiên (kim la bàn dao động mạnh).
H3-
Các biến động bất thường của mặt trời gây nên bão từ
Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu
từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão
địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song
các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển
từ, có thể gây ra rối loạn trong liên
lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất
điện.
Tùy theo cấp cao hay thấp
mà ảnh hưởng của bão mặt trời lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay
ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất.
Chỉ số hoạt động từ
(Magnetic Activity indices) được thiết kế nhằm đo lường thay đổi trong trường địa
từ. Có hai chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ hoạt động của địa từ: chỉ số
A và chỉ số K. Các chỉ báo này đo lường
mức độ khắc nghiệt của các biến động địa từ và vì vậy đo lường biến động bất ổn
của tầng điện ly.
-
Kp: Chỉ số đo lường trong 3 giờ; từ 13
quan sát địa từ; Chỉ số này tính theo quasi-logarithmic
-
Ap: chỉ số đo lường theo hàng ngày
(đọc
thêm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/K-index)
Một lưu ý là mặc dù hoạt
động mặt trời và bão địa từ có tương quan với nhau nhưng có lúc, bão địa từ hoạt
động mà không có bão mặt trời hoặc những ngày không có vệt đen mặt trời.
2-
Ảnh
hưởng của bão mặt trời và bão địa từ đối với hoạt động kinh tế
Ảnh
hưởng đến nông nghiệp
Đây là một đề tài được
nghiên cứu từ rất lâu trong giới học thuật kinh tế. Tuy nhiên, điều thú vị là
nó lại khởi đầu tư một nhà thiên văn học chứ không phải nhà kinh tế. Trong thế
kỷ 19, nhà thiên văn học Sir Wiliam Herschel (1738-1822), người trở nên nổi tiếng
khi phát hiện ra hành tinh Thiên Vương Tinh vào năm 1781, đã gây xôn xao dư luận
với bài nghiên cứu được diễn thuyết tại Hội Hoàng Gia Luân Đôn (Royal Society
of London) vào ngày 16 tháng 4 năm 1801. Theo đó, Herchel tìm kiếm mối liên hệ
giữa hoạt động vệt đen mặt trời và giá lúa mì. Từ nghiên cứu của ông trong sáu
giai đoạn từ năm 1650 đến 1800, Herschel kết luận rằng trong giai đoạn ít hoặc
không có vệt đen mặt trời, lúa mì trở nên khan hiếm và do đó giá ở mức cao; ngược
lại, trong giai đoạn vệt đen mặt trời hoạt động mạnh, mùa màng bội thu và giá nằm
ở vùng đáy.
Sau đó, nhà kinh tế người
Anh William Stanley Jevons (1835-1882), đã kiểm tra lại giả thiết của Herschel
đưa ra và nhận thấy chu kỳ kinh tế Anh và giá lúa mì gần tương đương với chu kỳ
vệt đen mặt trời, trong nghiên cứu “The solar Period and the Price of Corn
(1875)”.
Nghiên cứu của
Garcia-Mata/Shaffner vào năm 1934 cũng xác nhận rõ nỗ lực ban đầu của
Herchel/Jevons (1801-1875) về mối quan hệ giữa chi kỳ kinh tế và chu kỳ vệt đen
mặt trời trong định kỳ 11 năm. Điều này là do những nghiên cứu trong các lĩnh vực
khoa học khác cũng tái ủng hộ niềm tin rằng thời điểm của các dao động kinh tế
là kết quả của các lực tự nhiên như vệt đen mặt trời.
Nguyên nhân khi vệt đen
mặt trời ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế là do yếu tố thời tiết. Thông qua thời
tiết ảnh hưởng đến mùa vụ.
H.P.Gillette,
trên Weather Cycles and their Causes (Chu
Kỳ Thời Tiết và Nguyên Nhân, tháng 6 năm 1946), nói: “Các bất thường thời
tiết do các dòng hạt electron của mặt trời gây ra theo năm cách: 1) bằng cách tạo
ra dòng không khí theo nguyên lý Faraday về thay đổi từ của dòng điện; 2)khuynh
hướng các hạt electron gây ra sự cô đọng độ ẩm không khí theo nguyên lý Wilson;
3) do lực gió gia tăng, làm gia tăng quá trình bốc hơi của đại dương và tăng lượng
mưa; 4) quá trình bốc hơi tăng lên do lượng nước bị nhiễm điện tăng lên; 5) do
dòng nhiệt độ mặt trời giảm đi, vì phản chiếu của các sóng bức xạ do các hạt
electron không khí, và vì sự hấp thụ và phân tán của độ ẩm không khí.”
Bão
từ và bão mặt trời ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh. Đối với các
loài sinh vật định hướng bằng sóng như dơi, chim, cá heo, cá voi…có thể bị lạc
đường do bão mặt trời và bão từ làm nhiễu khả năng định hướng.
Ảnh hưởng lên công nghệ
Không dừng lại, bão mặt
trời còn tác động đến công nghệ của con người như làm nhiễu sóng điện thoại, làm
tê liệt vệ tinh, phá hỏng các đường dây năng lượng điện (ví dụ như sự cố mất điện
của công ty Con-Edison (Mỹ) vào 13 tháng 7 năm 1977), phá hỏng hệ thống dẫn dầu,
quá trình trao đổi hợp chất…Đây chính là lý do mà nhiều nhà khoa học lo lắng vì
cơn bão mặt trời 2013 có thể gây nên bão từ lớn, làm hỏng công nghệ của con người.
Ảnh
hưởng lên chu kỳ kinh tế.
H4-sự
tương quan giữa GDP và Sunspot
Chi tiết các đỉnh vệt
đen mặt trời và đỉnh GDP như sau
Theo nghiên cứu của
Theodore Modis, đỉnh GDP Mỹ thường xuất hiện trước đỉnh vệt đen mặt trời với
trung bình độ lệch là 2.54 năm. Nói cách khác, khi số lượng vệt đen mặt trời và
bão từ hoạt động mạnh sẽ càng làm cho nền kinh tế bị suy giảm. Điều này phù hợp
với các nghiên cứu cho thấy, sự tăng lên của vệt đen mặt trời trùng với giai đoạn
thiệt hại đến nông nghiệp, công nghệ của con người. Nếu như vệt đen mặt trời tiếp
tục tăng và đạt đỉnh vào năm 2013, thì đỉnh GDP vào Q1.2010 có thể đã là đỉnh lớn
và năm 2013, nền kinh tế tiếp tục suy giảm.
H5-
Tăng trưởng GDP thực Mỹ cho đến Q3.2012
Kết
luận:
Khi số lượng vệt đen mặt
trời và bão từ tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nền kinh tế.
3- Thủ nhìn lại ảnh hưởng của vệt đen
mặt trời đối với nền kinh tế Việt Nam
Dữ liệu thống kê GDP của
Việt Nam là không dài (tôi chỉ có dữ liệu GDP của Việt Nam từ năm 1977 đến nay)
để có thể thực hiện một nghiên cứu về mối tương quan với chu kỳ dài hạn như chu
kỳ vệt đen mặt trời. Tuy nhiên, bảng dưới đang ủng hộ nghiên cứu trên thế giới.
Cụ thể, phần lớn các giai đoạn khi số lượng vệt đen mặt trời tăng, nền kinh tế
Việt Nam thường rơi vào suy thoái hoặc gặp khó khăn.
Nguồn
tài liệu tham khảo:
3.
Sách “Financial Astrology” của David
William, tháng 6.1984
4.
“Sunspots, GDP and the stock market”,
Theodore Modis, Tháng 6.2007
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét