Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012


Tháng 7 không may mắn

LTS- Lịch sử của TTCK Việt Nam cho thấy, tháng 7 thường chứng kiến những đợt sụt giảm mạnh. Tôi cho rằng, lịch sử có thể lặp lại trong năm 2012.

Xu hướng thị trường nhìn từ chiêm tinh tài chính địa tâm

Theo thống kê, 9 trong 12 tháng 7 của chỉ số VN-Index là giảm điểm, tương ứng với xác suất 75%. Điều này khiến tỷ suất sinh lợi trung bình của tháng 7 là -4% trong gần 12 năm qua. Do đó, một nhà phân tích gọi đây là “Tháng 7 không may mắn”. Mặc dù ý nghĩa của thống kê trên là chưa cao nhưng đây cũng là yếu tố cần lưu ý.

Các hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm ủng hộ cho điều này. Ngày 20.6.2012, Thủy Tinh (Mercury) sẽ tạo góc waning square (270 độ) với Thổ Tinh (Saturn). Nghiên cứu của tôi cho thấy chỉ số VN-Index thường giảm điểm mạnh cho đến khi cặp hành tinh này tạo góc waning sextile (300 độ). Thời điểm hai hành tinh này đạt tới cặp góc waning sextile là vào ngày 30.8.2012. Nguyên nhân khiến cho cặp góc này mất thời gian khá lâu để tạo góc 300 độ là do sự chuyển động nghịch hành của Thủy Tinh trong tháng 7.



Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012


Vàng đang ở trong xu hướng giảm giá mạnh

Góc nhìn chiêm tinh tài chính địa tâm

Trong tuần cuối cùng của tháng 6, có nhiều hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm quan trọng đối với giá vàng. Theo đó, có đến 4 hiện tượng chiêm tinh được Raymond Merriman (“The Gold Book, Geocosmic Correlations to Gold Price Cycles,1982) xếp vào nhóm Level 1, tức nhóm có tương quan cao nhất với các chu kỳ của giá vàng, sẽ xuất hiện trong thời gian này. Cụ thể (tính theo giờ của Newyork), vào ngày 25.6.2012, Thổ Tinh (Saturn) sẽ chuyển động thuận hành (Direct); Mộc Tinh (Jupiter) sẽ hợp góc waxing square (90 độ) với Hải Vương Tinh (Neptune). Ngày 27.6.2012, Kim Tinh (Venus) sẽ chuyển động thuận hành. Tiếp theo, ngày 29.6.2012, Mặt Trời sẽ hợp góc waxing square (90 độ) với Thiên Vương Tinh (Uranus). Trước đó, mặt trời cũng hợp góc 90 độ với Diêm Vương Tinh (Pluto) vào ngày 24.6.2012 tạo nên hiện tượng gọi là “Translation of Sun”. Chính vì vậy, thời điểm cuối tháng 6 là thời điểm quan trọng đối với giá vàng.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Lựa chọn thời điểm giao dịch


“Mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời ở dưới bầu trời này. Thời để sinh ra và thời để chết đi. Thời gieo trồng và thời thu hoạch. Thời đà phá và thời xây dựng. Thời để khóc và thời để cười. Thời để nín thở và thời để lên tiếng. Thời giặc dã và thời bình an” (trích: phần sách Khôn Ngoan, Kinh Cựu Ước)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012


KHÓA HỌC NHỎ VỀ CHIÊM TINH (P.6): CÁC NHÀ VÀ BIỂU ĐỒ TỬ VI

Chúng ta biết rằng các Cung (signs) là những phần cố định trên bầu trời, giống như  chia đều một chiếc bánh piza. Trong khi đó, Nhà (houses) cũng là các phần được chia trên bầu trời nhưng theo vị trí và thời gian mà bạn sinh ra. Chúng ta cũng có 12 Nhà. Khi các hành tinh xuất hiện trên các cung, nó cũng xuất hiện trên các Nhà. Biểu đồ dưới là 12 Nhà và các hành tinh nằm trong đó.


Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012


(Kỳ 2)Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty mua bán nợ

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu Ngân Hàng của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm kinh tế và vấn đề trong hệ thống ngân hàng mà Việt Nam đang gặp phải hiện nay. Do đó, những kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2000 sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam.

Cũng giống như Việt Nam, nợ xấu của Trung Quốc tập trung vào 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất do các ngân hàng này là nguồn lực chủ yếu để tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Vào những năm 1990, 4 ngân hàng thương mại nhà nước, được gọi là “Big Four” là Ngân hàng Trung Quốc (The Bank of China-BOC), Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (Industrial and Commercial Bank of China-ICBC); Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc (Construction Bank of China-CCB) và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China-ABC) chịu tránh nhiệm chính trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước (SOEs). Big Four chiếm 65% hoạt động ngân hàng của Trung Quốc tại thời điểm đó.

Theo Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS), nợ xấu (NPL) của Trung Quốc ước tính vào khoảng 3,200 tỷ NDT vào thời điểm năm 2001. Bằng cách thành lập ra các công ty mua bán nợ là “Công ty quản lý tài sản-(AMC: Asset Management Corporations), Trung Quốc đã xử lý được khoảng 1,400 tỷ NDT nợ xấu trên bảng cân đối của Big Four, chiếm 20.8% dư nợ tín dụng vào thời điểm 1998. Mô hình xử lý nợ xấu ngân hàng của Trung Quốc như sau:

Bộ Tài Chính đã lập ra 4 AMC để mua lại nợ xấu cho Big Four. Mỗi AMC có vốn chủ sở hữu trị giá 10 tỷ NDT. Cơ cấu vốn của AMC gồm có 4 nguồn chính: Nguồn thứ nhất là vốn chủ sở hữu (Bộ Tài Chính góp vốn), do đó đây là khoản tiền mặt; Nguồn thứ hai là khoản vay nợ từ các định chế tài chính khác (do đó đây cũng là tiền mặt nguồn thứ ba là vay tiền từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bằng cách phát hành các IOUs. Và nguồn thứ tư là các AMC phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Thực tế vào thời điểm 2000, các AMC không vay được nợ từ các định chế khác. Các AMC được PBoC cấp cho khoản vay trị giá 208 tỷ NDT. Như vậy, tổng tiền mặt mà các AMC có chỉ là 208 tỷ NDT + 4*10 tỷ NDT=248 tỷ NDT. Quá trình xử lý nợ xấu như sau. Big Four sẽ chuyển giao 14,000 tỷ NDT nợ xấu cho các AMC. Các AMC sẽ chuyển giao lại cho Big Four 248 tỷ NDT cộng với số trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Như vậy, cần lưu ý ở đây là không phải các AMC phát hành trái phiếu cho các tổ chức tài chính khác để huy động vốn mà là chính các ngân hàng thương mại nợ xấu sẽ là chủ nợ các trái phiếu đó. Lúc này, trên bảng cân đối của Big Four nợ xấu sẽ không còn. Thay vào đó, họ nhận được một khoảng tiền mặt trị giá 248 tỷ NDT và trở thành chủ nợ của AMC. Vì vậy, bảng cân đối tài sản của các ngân hàng đã được làm sạch đi rất nhiều (vì chỉ xử lý được ½ số nợ xấu của Big Four). Còn trên bảng cân đối tài sản của ACMS, họ sẽ nhận về các khỏa nợ xấu. Qua mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc, chúng ta thấy, hơn 80% nợ xấu (trong tổng cộng 14,000 tỷ NDT nợ xấu được xử lý) là trái phiếu của AMC. Để các trái phiếu của các AMC trở nên có giá trị pháp lý và có độ tin cậy, PBoC đứng ra bảo lãnh toàn bộ cho số trái phiếu đó. Ưu điểm trong mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc là không làm phát sinh nhiều chi phí để xử lý nợ xấu vì thực chất chỉ có 248 tỷ NDT tiền mặt được bơm ra để xử lý cho 14,000 tỷ NDT. Điều này sẽ làm giảm số tiền được bơm ra nhằm hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến lạm phát. Thứ hai, Trung Quốc trung hòa số tiền được bơm ra bằng cách yêu cầu các Big Four dùng số tiền mặt nhận được “nộp” vào quỹ dự trữ tại PBoC (tức tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Do đó, không phải ngẫu nhiên mà từ sau năm 2000, dự trữ của các ngân hàng tại PBOC tăng cao đột biến (từ 300 tỷ NDT vào năm 1999 lên trên hơn 1,000 tỷ NDT vào năm 2001). Ngày nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc thuộc loại cao nhất trên thế giới cũng là vì lý do này.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn tồn tại nhược điểm thông qua các ACMs. Vì hàng năm các ACM phải trả lãi cho các trái phiếu mà họ phát hành nên đặc biệt là trong 2-3 năm đầu hoạt động, các ACM không còn tiền mặt để chi trả. Nhiều chuyên gia phân tích ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng, PBoC sau đó đã tăng các khoản cho vay cho các ACM để các ACM có tiền trả lãi. Như vậy, thực chất trong mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc, ngoài số tiền được chuyển giao lúc đầu thì hàng năm còn phát sinh thêm dòng tiền trả lãi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát nếu như PboC không cân đối được dòng tiền hút vào thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vì thông tin về các ACM là không minh bạch nên không ai biết được Ngân Hàng Trung Ương bơm ra bao nhiêu tiền cho các ACM.

H1- Mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc

Các AMC sau khi mua nợ sẽ được quyền thanh lý tài sản để xử lý nợ. Tuy nhiên, một điểm nổi bật là các AMC có quyền chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần. Sở dĩ AMC có thể làm được điều này vì đối tượng vay nợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần nhằm duy trì quyền kiểm soát của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Những bài học rút ra cho Việt Nam

Thứ nhất, Trung Quốc xử lý nợ xấu chỉ đối với Big Four, là những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Giới phân tích quốc tế về Trung Quốc cho rằng, thực chất chương trình giải cứu nợ xấu là để cứu các doanh nghiệp nhà nước. Vì các Big Four trong khi được mua nợ sẽ có tiền để lại tiếp tục cho các doanh nghiệp vay nợ. Đồng thời các AMCs sẽ hoán đối nợ thành vốn cổ phần ở một số doanh nghiệp để đảm bảo quyền sở hữu của nhà nước và giảm đòn bẩy nợ của các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, Việt Nam có sự tương đồng. Phần lớn nợ tại các ngân hàng thương mại nhà nước là các DNNN. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng DNNN vẫn là thành phần kinh tế trụ cột vì nó đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu như cơ sở hạ tầng, năng lượng, vận tải…Trong khi đó, dư nợ tại các ngân hàng thương mại tư nhân chủ yếu là của cổ đông lớn và những người có liên quan. Vì vậy, xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại không thuộc nhà nước chưa chắc đã hỗ trợ cho nền kinh tế. Trái lại, vô tình làm lợi cho các nhóm lợi ích trong ngành ngân hàng.

Việt Nam có thể thực hiện bằng hình thức linh hoạt hơn là nới rộng xử lý nợ xấu cho những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cao đối với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xã hội.

Thứ hai, có thể học hỏi mô hình xử lý nợ xấu ngân hàng của Trung Quốc. Trong đó, NHNN đứng ra bảo lãnh cho các trái phiếu do các công ty mua bán nợ phát hành cho các ngân hàng được xử lý nợ xấu. Sau đó, thông qua công cụ dự trữ bắt buộc để trung hòa bớt dòng tiền tại các NHTM. Tuy nhiên, nên rút kinh nghiệm ở chỗ phải minh bạch hóa hoạt động tại các công ty mua bán nợ. Thực tiễn của Trung Quốc cho thấy, việc mua bán xử lý nợ xấu luôn gắn với quá trình in tiền. Nên minh bạch hóa hoạt động của công ty mua bán nợ, đặc biệt là vấn đề cho vay các công ty mua bán nợ, để quá trình điều hành tiền tệ được chính xác.

(Hết)

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012


Chủ đề: Xử lý nợ xấu của ngân hàng

Kỳ 1: Tại sao phải xử lý nợ xấu của các ngân hàng?

LTS-Vào cuối tuần trước, cuộc họp G14 đưa ra đề xuất lập công ty mua bán nợ trị giá 100,000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Nhưng liệu có hợp lý?

Bất hợp lý khi cứu

Ngành ngân hàng  đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, giống như mạch máu trong cơ thể, vì đây là nơi cung cấp nguồn vốn. Do đó, khi hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng, các chính phủ và ngân hàng trung ương thường phải “giải cứu” các ngân hàng. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến cho các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ. Một trong những giải pháp thường được thực hiện là thành lập công ty mua bán nợ nhằm làm sạch bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng. Thực tiễn cho thấy, Trung Quốc đã lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu vào năm 1999-2000; các nước như Thái Lan, Hàn Quốc cũng lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu được gây ra bởi cuộc khủng hoảng năm 1997; Nhật Bản cũng lập công ty mua bán nợ để xử lý hệ quả nợ xấu sau cuộc đổ vỡ bong bóng bất động sản vào những năm 1990. Do đó, việc Việt Nam thành lập công ty mua bán nợ xấu là một giải pháp hợp lý.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012


Cẩn trọng bẫy tăng giá trong tháng 6

LTS- Khả năng thị trường sẽ xuất hiện đợt tăng giá trong tháng 6. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng vì xu hướng giảm giá trong trung hạn vẫn còn đang hiện hữu.

Góc nhìn chiêm tinh tài chính địa tâm

Trong tháng 6, hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm quan trọng đối với TTCK Việt Nam chính là sự nhập cung (ingress) của Mộc Tinh (Jupiter) từ cung Kim Ngưu (Taurus) sang cung Song Sinh (Gemini) vào ngày 12.6.2012. Cung Song Sinh thuộc yếu tố Khí. Nghiên cứu của tôi cho thấy, chỉ số VN-Index thường thiết lập những đỉnh cao, hoặc những đợt tăng trưởng mạnh khi Mộc Tinh nằm ở các cung thuộc yếu tố Khí (gồm Song Sinh, Thiên Bình, Bảo Bình). Vào năm 2001, đỉnh của VN-Index được tạo lập vào tháng 6 khi Mộc Tinh nằm ở cung Song Sinh. Tuy nhiên, Mộc Tinh sẽ nằm ở cung Song Sinh từ ngày 12.6.2012 cho đến tận ngày 3.6.2013. Điều này có nghĩa rằng, trong vòng 1 năm tới, chúng ta vẫn còn có cơ hội để tìm kiếm những đợt sóng tăng có mức sinh lợi lớn.

Hình 1: Chuyển dịch của Mộc Tinh qua các Yếu Tố (Hỏa, Đất, Khí, Nước)

Nguồn: Cung cấp bởi phần mềm Timing Solution

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

KHÓA HỌC NHỎ VỀ CHIÊM TINH (P.5) CÁC GÓC

Raymond Merriman cho rằng, “các góc” là chìa khóa then chốt để xác định thời gian đảo chiều trên thị trường tài chính. Góc là cơ sở để “xác định thời điểm thị trường-stock market timing”, nên là một đối tượng của nghiên cứu chiêm tinh tài chính địa tâm. Mặc dù có nhiều góc khác nhưng chỉ có 4 các góc chính là cần quan tâm nhiều nhất vì nó có mối liên hệ mạnh với những thay đổi trong giá là: giao hội (conjunction), đối ngược (opposition), vuông góc (square) và góc tam giác (trine) và trong một số trường hợp là góc 60 độ (sextile). Chỉ cần sử dụng các góc này cũng là đủ để bạn bắt đầu trở thành người có khả năng xác định chính xác thời gian thị trường bằng cách sử dụng địa tâm.