Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012


Kỳ 4: Góc nhìn từ lý thuyết chu kỳ thời gian ngôi sao năm cánh

Ngôi sao năm cánh Thiên Vương Tinh và chu kỳ 17 năm

Về mặt toán học, ngôi sao năm cánh được xây dựng bằng cách kết hợp ba tam giác vàng (tam giác vàng là một tam giác cân có góc ở đỉnh 36 độ và hai góc còn lại là 72 độ do đó xuất hiện tỷ lệ Phi). Từ tam giác vàng đầu tiên, thực hiện xoay 72 độ, ta có vị trí tam giác vàng thứ hai. Tiếp tục, xoay tiếp 72 độ ta có vị trí tam giác vàng thứ ba. Khi chồng ba tam giác vàng này với nhau ta có hình ngôi sao năm cánh. Do đó, mỗi đỉnh trong ngôi sao năm cánh cách nhau đúng 72 độ dịch chuyển. Trong hình ngôi sao năm cánh, sau hai lần dịch chuyển, tức 144 độ, chính là con số bình phương của số 12 (square of Twelve), là một con số quan trọng trong cách tính chu kỳ của W.D.Gann.

Theo nghiên cứu của Peter S.Stevens, giáo sư ngành kiến trúc của đại học Harvard, trong tác phẩm “Patterns in Nature”, cấu trúc hình ngôi sao năm cánh chỉ tồn tại trong các thực thể sống, trong đó có con người. Cấu trúc hình ngôi sao năm cánh không chỉ tồn tại trong cấu trúc vật chất của con người mà còn xuất hiện trong cảm xúc của con người. Chính vì vậy, không hề ngạc nhiên khi cấu trúc hình ngôi sao năm cánh cũng xuất hiện trên thị trường tài chính (theo lý thuyết tài chính hành vi, thị trường tài chính bị tác động bởi tâm lý nhà đầu tư).


Thiên Vương Tinh, được mệnh danh là chúa tể của những vì sao, hoàn tất quỹ đạo quanh mặt trời khoảng 84 năm. Khi chia thành 5 phần, Thiên Vương Tinh chuyển động 72 độ trong vòng 17 năm. Do đó, khi áp dụng cấu trúc ngôi sao năm cánh vào dịch chuyển của Thiên Vương Tinh ta có một ngôi sao năm cánh Thiên Vương Tinh như H1.

H1- Cấu trúc ngôi sao năm cánh Thiên Vương Tinh

(Nguồn: “Pentagonal Time Cycle Theory”, Breadley F.Cowan, 2009)


Bắt đầu từ ngày 12.12.1914 (ngày TTCK Hoa Kỳ mở cửa trở lại trong thế chiến thứ nhất), ta có mỗi lần dịch chuyển 72 độ của Thiên Vương Tinh trùng với các điểm đảo chiều quan trọng trên TTCK Hoa Kỳ. Cụ thể, từ đáy 12/12/1914 đến đáy 27/2/1933 (một đáy của Đại Khủng Hoảng) là 71 độ 46 phút; Từ đáy Đại Khủng Hoảng đến đỉnh 25/6/1950 (bắt đầu chiến tranh Triều Tiên) là 72 độ 19 phút; từ ngày bắt đầu chiến tranh Triều Tiên đến đỉnh ngày 9/2/1966 là 72 độ 04 phút; Từ đỉnh này cộng 71 độ 19 phút ta có đỉnh ngày 25/6/1981; Tiếp tục, cộng 72 độ 32 phút ta có đáy 1.9.1998. Các điểm đảo chiều này tạo nên một hình ngôi sao năm cánh Thiên Vương Tinh như H2.

H2- Các điểm đảo chiều trên TTCK Hoa Kỳ
theo ngôi sao năm cánh Thiên Vương Tinh

(Nguồn: “Pentagonal Time Cycle Theory”, Breadley F.Cowan, 2009 và cập nhật của tác giả)

Trong hình H2, chúng ta thấy đáy ngày 1.9.1998 trùng với đáy ngày 12.12.1914. Điểm đảo chiều tiếp theo sẽ trùng với đáy của Đại Khủng Hoảng (1933). Bằng cách sử dụng phép đạc tam giác chu kỳ thời gian (Time Cycle Triangulation)  từ những năm 1950, 1966, 1981 và 1998 ta có thể dự báo xuất hiện một đáy vào ngày 7 đến 21 tháng 12.2016. Cụ thể, cộng 72 độ từ ngày 1.9.1998 ta có ngày 7.12.2016. Cộng 72 độ từ ngày 23.6.1950 ta có ngày 13.12.2016 ; Cộng 144 độ từ ngày 12.8.1981 ta có ngày 13.12.2016; Cộng 144 độ từ ngày 9.2.1966 ta có ngày 21.12.2016.  Như vậy, có thể thấy rằng, vào năm 2016, TTCK Hoa Kỳ sẽ lặp lại đáy của thời kỳ tồi tệ năm 1933. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vì điểm đảo chiều thực tế có thể xuất hiện xấp xĩ 72 độ và 144 độ nên tháng 12.2016 chỉ được coi là mốc thời gian trung tâm.

Dự báo mốc thời gian bắt đầu khủng hoảng

Nếu chúng ta đo lường khoảng cách ngày 12.12.1914 đến ngày 20.5.1897, cũng xấp xĩ 72 độ dịch chuyển của Thiên Vương Tinh. Năm 1897 là năm có nhiều sự kiện chiêm tinh quan trọng, chẳng hạn như giao hội của Thổ Tinh và Thiên Vương Tinh (tính theo nhật Tâm). Đây cũng chính là điểm chính giữa tính từ ngày thành lập TTCK chứng khoán Hoa Kỳ năm 1792 đến đỉnh khủng hoảng bong bóng Dotcom năm 2000.

Bằng cách sử dụng 3 chu kỳ 17 năm trước đó (1897-1914; 1914-1950; 1966-1981) ta có thể dự phóng được các điểm tương đồng ở chu kỳ 17 năm hiện tại (1998-2016). Theo cấu trúc hình ngôi sao năm cánh, nếu chúng ta cộng 144 độ từ ngày 1.3.1978 ta có xuất hiện một thời điểm đảo chiều vào tháng 1.2013.

Nói tóm lại, bằng cách sử dụng thuyết chu kỳ thời gian ngôi sao năm cánh, Breadley F.Cowan (2009) dự báo xuất hiện một cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 1.2013 đến tháng 12.2016.

H3- 144 độ dịch chuyển của Thiên Vương Tinh và chu kỳ 17 năm

(Nguồn: “Pentagonal Time Cycle Theory”, Breadley F.Cowan, 2009. Lưu ý thời gian được viết theo kiểu phương Tây tháng/ngày/năm)

3 nhận xét: